PPCT TIẾNG VIỆT LỚP 1,2,3,4,5
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Ủy |
Ngày 27/04/2019 |
144
Chia sẻ tài liệu: PPCT TIẾNG VIỆT LỚP 1,2,3,4,5 thuộc Giáo dục tiểu học
Nội dung tài liệu:
TIẾNG VIỆT
I - MỤC TIÊU
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II NỘI DUNG
LỚP 1 11 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 385 TIẾT
1. Kĩ năng
1.1. Nghe
Nghe trong hội thoại:
+ Nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh và các kết hợp của chúng; nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi.
+ Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản.
+ Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
Nghe hiểu văn bản: Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với học sinh lớp một.
1.2. Nói
Nói trong hội thoại:
+ Nói đủ to, rõ ràng, thành câu.
+ Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
+ Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.
Nói thành bài: Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.
1.3. Đọc
Đọc thành tiếng:
+ Biết cầm sách đọc đúng tư thế.
+ Đọc đúng và trơn tiếng; đọc liền từ, đọc cụm từ và câu; tập ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ.
Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng).
Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao, ...) trong sách giáo khoa.
1.4. Viết
Viết chữ: Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định; tập viết các số đã học.
Viết chính tả:
+ Hình thức chính tả: tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả.
+ Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng: g/ gh; ng/ ngh; c/ k/ q...
+ Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi).
+ Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
2. Kiến thức (không có tiết học riêng, chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kĩ năng).
2.1. Ngữ âm và chữ viết
Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm với chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh.
Chính tả: Bước đầu nhận biết một số quy tắc chính tả.
2.2. Từ vựng
Học thêm 200 đến 300 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ).
2.3. Ngữ pháp
Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Ghi nhớ các nghi thức lời nói (nêu ở mục 1.2).
2.4. Văn: Làm quen với các bài dạng văn vần, văn xuôi.
3. Ngữ liệu
3.1. Giai đoạn học chữ: là những từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao ... phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng. Ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi của học sinh, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết.
3.2. Giai đoạn sau học chữ: là những câu, đoạn nói về thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi. Ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống. Chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh đặc điểm (thiên nhiên, đời sống văn hoá, xã hội ...) của các địa phương trên đất nước ta.
LỚP 2 10 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 350 TIẾT
1. Kĩ năng
1.1. Nghe
Nghe trong hội thoại:
+ Luyện tập để có tư thế, thái độ lịch sự và văn minh khi nghe người khác nói.
+ Nghe hiểu và trả lời
I - MỤC TIÊU
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II NỘI DUNG
LỚP 1 11 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 385 TIẾT
1. Kĩ năng
1.1. Nghe
Nghe trong hội thoại:
+ Nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh và các kết hợp của chúng; nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi.
+ Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản.
+ Nghe hiểu lời hướng dẫn hoặc yêu cầu.
Nghe hiểu văn bản: Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với học sinh lớp một.
1.2. Nói
Nói trong hội thoại:
+ Nói đủ to, rõ ràng, thành câu.
+ Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.
+ Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.
Nói thành bài: Kể lại một câu chuyện đơn giản đã được nghe.
1.3. Đọc
Đọc thành tiếng:
+ Biết cầm sách đọc đúng tư thế.
+ Đọc đúng và trơn tiếng; đọc liền từ, đọc cụm từ và câu; tập ngắt, nghỉ (hơi) đúng chỗ.
Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng).
Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao, ...) trong sách giáo khoa.
1.4. Viết
Viết chữ: Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định; tập viết các số đã học.
Viết chính tả:
+ Hình thức chính tả: tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả.
+ Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng: g/ gh; ng/ ngh; c/ k/ q...
+ Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi).
+ Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
2. Kiến thức (không có tiết học riêng, chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kĩ năng).
2.1. Ngữ âm và chữ viết
Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm với chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh.
Chính tả: Bước đầu nhận biết một số quy tắc chính tả.
2.2. Từ vựng
Học thêm 200 đến 300 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ).
2.3. Ngữ pháp
Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
Ghi nhớ các nghi thức lời nói (nêu ở mục 1.2).
2.4. Văn: Làm quen với các bài dạng văn vần, văn xuôi.
3. Ngữ liệu
3.1. Giai đoạn học chữ: là những từ, ngữ, câu ngắn, đoạn ngắn, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao ... phù hợp với yêu cầu học chữ và rèn kĩ năng. Ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi của học sinh, có tác dụng giáo dục và mở rộng sự hiểu biết.
3.2. Giai đoạn sau học chữ: là những câu, đoạn nói về thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi. Ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống. Chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh đặc điểm (thiên nhiên, đời sống văn hoá, xã hội ...) của các địa phương trên đất nước ta.
LỚP 2 10 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 350 TIẾT
1. Kĩ năng
1.1. Nghe
Nghe trong hội thoại:
+ Luyện tập để có tư thế, thái độ lịch sự và văn minh khi nghe người khác nói.
+ Nghe hiểu và trả lời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Ủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)