PPCT MÔN NGHỆ THUẬT LỚP 1,2,3

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Ủy | Ngày 27/04/2019 | 154

Chia sẻ tài liệu: PPCT MÔN NGHỆ THUẬT LỚP 1,2,3 thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

NGHỆ THUẬT (các lớp 1, 2, 3)
 
I  MỤC TIÊU
1. Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, âm nhạc, thủ công. Bước đầu hình thành các kĩ năng cần thiết để các em hoàn thành được bài tập theo chương trình.
2. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp của nghệ thuật (mĩ thuật, âm nhạc, thủ công) vào học tập, sinh hoạt hằng ngày.
3. Phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới.
II  NỘI DUNG
 
LỚP 1 3 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 105 TIẾT
1. Mĩ thuật
1.1. Vẽ theo mẫu
 Làm quen với nét, hình đơn giản, phân biệt kích thước: ngắn, dài; cao, thấp; to, nhỏ.
 Vẽ hình bằng nét, phỏng theo mẫu.
1.2. Vẽ trang trí
 Nhận biết và gọi tên một số màu quen dùng.
 Tập vẽ hình, vẽ màu vào đường diềm và hình vuông...
1.3. Vẽ tranh
 Tập nhận xét về đề tài.
 Vẽ tranh về đề tài quen thuộc và vẽ màu tuỳ ý.
1.4. Tập nặn tạo dáng tự do
 Tập nhận xét về hình khối.
 Tập nặn các hình khối đơn giản.
1.5. Thường thức mĩ thuật
 Tập nhận xét theo gợi ý của giáo viên về đề tài, hình ảnh và màu sắc của tranh.
 Xem tranh của thiếu nhi.
2. Âm nhạc
2.1. Tập hát
 Học 12 bài hát ngắn gọn, dễ hát, dễ nhớ, cữ giọng trong quãng 8 với nhịp 2/4  là chủ yếu. (Nội dung bài hát gần gũi với độ tuổi lớp 1, trong các bài hát chọn 2 bài dân ca Việt Nam, 1  2 bài nước ngoài).
 Tập tư thế ngồi hoặc đứng hát. Bước đầu tập bắt đúng giọng, tập hát đúng cao độ, trường độ. Tập hát mạnh dạn, tự nhiên, nhẹ nhàng. Kết hợp hát với vận động phụ hoạ, múa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc.
2.2. Phát triển khả năng nghe nhạc
 Nghe một số bài hát (Quốc ca Việt Nam, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc) và một vài trích đoạn nhạc không lời.
 Đọc 1 truyện kể về âm nhạc với đời sống.
 Tập phân biệt âm thanh cao - thấp, dài - ngắn với tốc độ khác nhau.
 Tập nghe để nhận ra hướng đi của âm thanh: đi lên, đi xuống, đi ngang.
 Tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản. Dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
3. Thủ công
3.1. Kĩ thuật xé, dán giấy
 Giới thiệu các loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
 Xé, dán hình cơ bản: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
 Xé, dán quả cam.
 Xé, dán cây đơn giản.
 Xé, dán hình con vật: con gà con, con mèo.
 Xé, dán ngôi nhà.
 Xé, dán lọ có cắm hoa đơn giản.
3.2. Kĩ thuật gấp hình
 Gấp hình cơ bản và quy ước về gấp giấy.
 Gấp các đoạn thẳng cách đều.
 Gấp cái quạt.
 Gấp cái ví.
 Gấp mũ ca lô.
3.3. Kĩ thuật cắt, dán giấy
 Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
 Kẻ các đoạn thẳng cách đều.
 Cắt các đường thẳng và dán thành hàng rào.
 Cắt, dán hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác.
 Cắt, dán theo ý thích.
 
 
LỚP 2 3 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 105 TIẾT
1. Mĩ thuật
1.1. Vẽ theo mẫu
 Tập nhận xét vật bày mẫu bằng cách ước lượng.
 Vẽ các đồ vật có hình đẹp bằng nét.
1.2. Vẽ trang trí
 Tập vẽ màu vào các hình vẽ.
 Tập vẽ hình và màu vào đường diềm, hình vuông.
1.3. Vẽ tranh
 Quan sát một số hoạt động trong đời sống để tập vẽ tranh.
 Vẽ hình và màu tuỳ ý.
1.4. Tập nặn tạo dáng tự do
 Tập nặn các hình khối đơn giản.
 Tập nặn tạo dáng tự do.
1.5. Thường thức mĩ thuật
 Tập nhận xét tranh theo gợi ý của giáo viên về đề tài,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Ủy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)