PPCT môn âm nhạc lớp 4, 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Ủy | Ngày 27/04/2019 | 189

Chia sẻ tài liệu: PPCT môn âm nhạc lớp 4, 5 thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

ÂM NHẠC (các lớp 4, 5)

I  MỤC TIÊU
1. Hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu cho học sinh.
2. Bước đầu giúp cho các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng.
3. Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính xác, khoa học.
4. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới cái tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
 
II  NỘI DUNG
 
LỚP 4 1 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Tập hát
 Củng cố ôn tập một số bài hát đã học (Quốc ca Việt Nam, bài hát thiếu nhi...).
 Học 10 bài hát ngắn, trong đó chọn 1 - 2 bài dân ca Việt Nam, 1 bài hát nước ngoài có tầm cữ giọng không quá quãng 9 (có thể lướt qua quãng 10).
 Tập hát rõ lời, phát âm gọn tiếng, rõ ràng. Tập giữ hơi để hát những câu hát dài liền mạch. Tập hát đúng những tiếng có luyến 2, 3 âm.
 Tập thể hiện tính chất mạnh mẽ, hùng tráng với những bài hành khúc.
 Tập diễn cảm đúng với tốc độ, sắc thái của bài hát.
2. Phát triển khả năng nghe nhạc
 Giới thiệu và nghe 4 - 5 bài, gồm: dân ca, bài hát mới hoặc nhạc không lời.
 Giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ. Nghe âm sắc qua băng các trích đoạn nhạc được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ này.
 Đọc 2 truyện kể về âm nhạc.
3. Tập đọc nhạc
 Làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 2/4  gồm 5 nốt: Đồ, Rê, Mi, Son, La (lần lượt xuất hiện các hình nốt đen, trắng, lặng đen, móc đơn, lặng đơn).
 Làm quen với các bài tập đọc nhạc gồm 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Xi với các hình nốt và dấu lặng như trên.
*Ghi chú: Các bài tập đọc nhạc đều có lời ca.
LỚP 5 1 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Tập hát
 Học 10 bài hát (trong đó chọn 1, 2 bài dân ca Việt Nam, 1 bài nước ngoài) cữ giọng không quá quãng 9 (có thể lướt qua quãng 10).
 Củng cố các kĩ năng hát như: tư thế, cách thở, lấy hơi, giữ hơi, tập phát âm rõ lời, tập hát diễn cảm, hoà giọng cùng tập thể. Tập hát cá nhân mạnh dạn, tự tin.
2. Phát triển khả năng nghe nhạc
 Giới thiệu hình dáng và âm sắc một vài nhạc cụ phương Tây phổ biến.
 Giới thiệu và nghe 4, 5 bài, gồm: dân ca, ca khúc mới (hoặc nhạc không lời).
 Qua một số tác phẩm cụ thể giới thiệu một số nhạc sĩ nổi tiếng trong nước và thế giới.
 Đọc 2 truyện kể về âm nhạc.
3. Tập đọc nhạc
 Làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp , 2/4, 4/4  (trong đó có sử dụng thêm hình nốt tròn, nốt đen chấm dôi).
 Làm quen với các bài tập đọc nhạc nhịp 3/4 , (trong đó có sử dụng thêm hình nốt trắng chấm dôi), tập đánh nhịp 3/4 . Các bài tập đọc nhạc dùng 5 âm: Đồ, Rê, Mi, Son, La hoặc 7 âm: Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Xi.
* Ghi chú: Các bài tập đọc nhạc đều có lời ca, không dài quá 16 nhịp , 2/4,3/4  .
III - GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC (CÁC LỚP 4, 5)
1. Đến lớp 4, 5, học sinh không chỉ học hát mà còn được học một số kí hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc đơn giản.
Học sinh tiếp tục được học các bài hát mới với yêu cầu hát đúng giai điệu và hiểu nội dung lời ca; học một vài kĩ năng ca hát thông thường để hát chuẩn xác hơn và bước đầu tập hát diễn cảm.
2. Dạy Âm nhạc ở lớp 4, 5 luôn phải kết hợp 2 hoặc 3 nội dung trong một tiết học. Về phương pháp, tránh dạy lí thuyết âm nhạc đơn thuần, phải đặc biệt chú trọng thực hành (khi dạy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Ủy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)