PPCT MĨ THUẬT LỚP 4,5

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Ủy | Ngày 27/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: PPCT MĨ THUẬT LỚP 4,5 thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

MĨ THUẬT (các lớp 4 - 5)
 
I - MỤC TIÊU
1. Giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.
2. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức ban đầu về mĩ thuật nói chung và mĩ thuật dân tộc nói riêng.
3. Bồi dưỡng năng lực quan sát, phân tích..., làm quen một số kĩ năng đơn giản về vẽ và nặn, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo.
4. Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật của học sinh.
II - NỘI DUNG
 
LỚP 4 1 TIẾT/TUẦN x 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Vẽ theo mẫu
 Nhận xét hình dáng, kích thước của vật bày mẫu.
 Vẽ mẫu có hình đơn giản.
2. Vẽ trang trí
 Nhận biết thêm về phối hợp màu sắc.
 Tập trang trí hình chữ nhật, hình tròn và một số bài trang trí ứng dụng.
 Giới thiệu kiểu chữ nét đều.
3. Vẽ tranh
Tập vẽ tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật...
4. Tập nặn tạo dáng tự do
 Tập nặn theo mẫu.
 Tập nặn tạo dáng tự do.
5. Thường thức mĩ thuật
Xem tranh, tượng của thiếu nhi và một số tác phẩm của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng.
 
LỚP 5 1 TIẾT/TUẦN x 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Vẽ theo mẫu
 Nhận xét đặc điểm, tương quan của các vật bày mẫu.
 Vẽ mẫu có 2 đồ vật. Tập diễn tả đơn giản với 3 sắc độ : sáng, tối, trung gian.
2. Vẽ trang trí
 Trang trí một số hình cơ bản và các bài trang trí ứng dụng.
 Giới thiệu kiểu chữ nét thanh, đậm.
3. Vẽ tranh
 Biết khai thác đề tài và tìm những hình ảnh tiêu biểu.
 Vẽ tranh các thể loại: phong cảnh, chân dung, sinh hoạt ...
4. Tập nặn tạo dáng tự do
 Tập nặn theo mẫu.
 Tập nặn tạo dáng tự do.
5. Thường thức mĩ thuật
Xem và tập nhận xét một số tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam.
III - GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT (CÁC LỚP 4, 5)
1. Chương trình được cấu trúc theo phương thức đồng tâm. Các nội dung tập vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng, thường thức mĩ thuật được nâng cao dần qua yêu cầu của mỗi bài, mỗi lớp một cách hợp lí, phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi. Học sinh được rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh, ước lượng kích thước, tỉ lệ, hình dáng, màu sắc, độ đậm nhạt ... để tạo ra sản phẩm vẽ, nặn theo khả năng và ý thích cá nhân.
2. Đây là môn học mang tính thực hành, sáng tạo. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong học tập bộ môn. Giáo viên nên tổ chức các hoạt động theo nhóm và cá nhân, tạo các tình huống học tập, gợi mở cho học sinh suy nghĩ, tìm cách thể hiện theo cảm nhận riêng của mình, tránh rập khuôn, gò ép. Ngoài giờ học trên lớp, cần tổ chức cho các em tham quan các danh lam, di tích văn hoá, phòng tranh và bảo tàng.
3. Kết quả học tập của học sinh được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành các bài tập thực hành được giao và tinh thần, thái độ học tập bộ môn. Giáo viên cần khích lệ, khen ngợi những học sinh có ý thức học tập, bộc lộ năng khiếu mĩ thuật, giúp đỡ, hướng dẫn cho tất cả các em trong lớp hoàn thành nhiệm vụ bài học.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Ủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)