PPCT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4,5
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Ủy |
Ngày 27/04/2019 |
192
Chia sẻ tài liệu: PPCT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4,5 thuộc Giáo dục tiểu học
Nội dung tài liệu:
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (các lớp 4, 5)
I MỤC TIÊU
1. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:
Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay.
Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
2. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí.
Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ ...
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.
Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với học sinh.
II NỘI DUNG
Lớp 4
LỊCH SỬ
1 TIẾT/ TUẦN ( 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Cách đây hơn 2000 năm đến năm 179 TCN)
Nước Văn Lang - Âu Lạc: Mấy nét chính của nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn - Đông Sơn; Sự ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc; Một số nét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ; Thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược.
2. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập (Từ năm 179 TCN đến 938 SCN)
Vài nét tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá thời Bắc thuộc.
Sơ lược khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43), ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
Chiến thắng Bạch Đằng (938), chấm dứt hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.
3. Buổi đầu độc lập (thế kỉ X)
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981) : Nhà Lê thành lập; Sơ lược diễn biến của cuộc kháng chiến (trận Chi Lăng - Bạch Đằng); Kết quả của cuộc kháng chiến.
4. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI - XII)
Nhà Lý và việc dời đô ra Thăng Long.
Chùa ở thời Lý.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 - 1077): Tài quân sự của vua quan thời Lý; Kết quả của cuộc kháng chiến.
5. Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII - đầu thế kỉ XV)
Nhà Trần thành lập.
Nhà Trần với việc khai phá vùng đất mới và đắp đê làm thuỷ lợi.
Ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên: Tinh thần đoàn kết, quyết tâm của toàn dân; Tài chỉ huy quân sự của vua quan nhà Trần; Kết quả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Nhà Trần suy tàn.
6. Nước Đại Việt thời Lê (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI)
Khởi nghĩa Lam Sơn; nhà hậu Lê ra đời.
Vài nét tiêu biểu về chính sách quản lí nhà nước. Khoa học và giáo dục thời Lê.
7. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỉ XVI - XVIII)
Trịnh - Nguyễn phân tranh: đất nước bị chia cắt.
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong với sự mở rộng cương vực phía Nam.
Thành thị phát triển (một số nét tiêu biểu của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An).
8. Thời Tây Sơn (thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)
Sơ lược tiến trình Tây Sơn tiến ra Thăng Long (mở đầu việc thống nhất đất nước).
Quang Trung đại phá quân Thanh (sơ lược diễn biến các trận: Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa). Kết quả.
Quang Trung và một số chính sách dựng nước chính.
9. Thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Nhà Nguyễn thành lập.
Kinh thành Huế (sơ lược sự hình thành và cấu trúc của kinh thành).
ĐỊA LÍ 1 TIẾT/ TUẦN ( 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ hình thể Việt Nam
I MỤC TIÊU
1. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:
Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay.
Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
2. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí.
Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ ...
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.
Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với học sinh.
II NỘI DUNG
Lớp 4
LỊCH SỬ
1 TIẾT/ TUẦN ( 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Cách đây hơn 2000 năm đến năm 179 TCN)
Nước Văn Lang - Âu Lạc: Mấy nét chính của nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn - Đông Sơn; Sự ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc; Một số nét về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ; Thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược.
2. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập (Từ năm 179 TCN đến 938 SCN)
Vài nét tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá thời Bắc thuộc.
Sơ lược khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43), ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
Chiến thắng Bạch Đằng (938), chấm dứt hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.
3. Buổi đầu độc lập (thế kỉ X)
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981) : Nhà Lê thành lập; Sơ lược diễn biến của cuộc kháng chiến (trận Chi Lăng - Bạch Đằng); Kết quả của cuộc kháng chiến.
4. Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI - XII)
Nhà Lý và việc dời đô ra Thăng Long.
Chùa ở thời Lý.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 - 1077): Tài quân sự của vua quan thời Lý; Kết quả của cuộc kháng chiến.
5. Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII - đầu thế kỉ XV)
Nhà Trần thành lập.
Nhà Trần với việc khai phá vùng đất mới và đắp đê làm thuỷ lợi.
Ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên: Tinh thần đoàn kết, quyết tâm của toàn dân; Tài chỉ huy quân sự của vua quan nhà Trần; Kết quả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Nhà Trần suy tàn.
6. Nước Đại Việt thời Lê (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI)
Khởi nghĩa Lam Sơn; nhà hậu Lê ra đời.
Vài nét tiêu biểu về chính sách quản lí nhà nước. Khoa học và giáo dục thời Lê.
7. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỉ XVI - XVIII)
Trịnh - Nguyễn phân tranh: đất nước bị chia cắt.
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong với sự mở rộng cương vực phía Nam.
Thành thị phát triển (một số nét tiêu biểu của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An).
8. Thời Tây Sơn (thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)
Sơ lược tiến trình Tây Sơn tiến ra Thăng Long (mở đầu việc thống nhất đất nước).
Quang Trung đại phá quân Thanh (sơ lược diễn biến các trận: Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa). Kết quả.
Quang Trung và một số chính sách dựng nước chính.
9. Thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Nhà Nguyễn thành lập.
Kinh thành Huế (sơ lược sự hình thành và cấu trúc của kinh thành).
ĐỊA LÍ 1 TIẾT/ TUẦN ( 35 TUẦN = 35 TIẾT
1. Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ hình thể Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Ủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)