PPCT KHOA HỌC LỚP 4, 5
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Ủy |
Ngày 27/04/2019 |
238
Chia sẻ tài liệu: PPCT KHOA HỌC LỚP 4, 5 thuộc Giáo dục tiểu học
Nội dung tài liệu:
KHOA HỌC (các lớp 4, 5)
I MỤC TIÊU
Môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp học sinh :
1. Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về :
Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng :
ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. Biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ ...
Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Hình thành và phát triển những thái độ và thói quen :
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
II NỘI DUNG
LỚP 4 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT
1. Con người và sức khoẻ
Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường (cơ thể người sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì).
Một số chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng ...) có trong thức ăn và nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ăn uống khi đau ốm.
An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn : Sử dụng thực phẩm an toàn (rau sạch, thực phẩm tươi sống, thức ăn, đồ uống đóng hộp ...); Phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng; Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, kiết lị); Phòng đuối nước.
2. Vật chất và năng lượng
Nước: Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vòng tuần hoàn của nước; Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống; Sự ô nhiễm nước; Cách làm sạch nước; Sử dụng nước hợp lí, bảo vệ nguồn nước.
Không khí : Tính chất, thành phần của không khí; Vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy; Sự chuyển động của không khí, gió, bão, phòng chống bão; Sự ô nhiễm không khí; Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Âm : Các nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong đời sống, chống tiếng ồn.
ánh sáng : Các nguồn sáng, sự truyền ánh sáng; Vai trò của ánh sáng.
Nhiệt : Cảm giác nóng, lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt; Vai trò của nhiệt.
3. Thực vật và động vật
Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quá trình sống thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì).
LỚP 5 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT
1. Con người và sức khoẻ
Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người. Vệ sinh học sinh gái, trai.
An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn : Không sử dụng các chất gây nghiện; Sử dụng thuốc an toàn; Phòng tránh một số bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan, HIV/ AIDS); Phòng chống xâm hại trẻ em; Phòng tránh tai nạn giao thông.
2. Vật chất và năng lượng
Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng : tre mây, song, kim loại (sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép), đá vôi, gốm (gạch, ngói), xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi.
Sự biến đổi hoá học của một số chất.
Sử dụng một số dạng năng lượng : Than đá, dầu mỏ, khí đốt; Mặt Trời, gió, nước; năng lượng điện (thắp sáng, đốt nóng, chạy động cơ).
3.
I MỤC TIÊU
Môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp học sinh :
1. Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về :
Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng :
ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. Biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ ...
Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Hình thành và phát triển những thái độ và thói quen :
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
II NỘI DUNG
LỚP 4 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT
1. Con người và sức khoẻ
Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường (cơ thể người sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì).
Một số chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng ...) có trong thức ăn và nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ăn uống khi đau ốm.
An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn : Sử dụng thực phẩm an toàn (rau sạch, thực phẩm tươi sống, thức ăn, đồ uống đóng hộp ...); Phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng; Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, kiết lị); Phòng đuối nước.
2. Vật chất và năng lượng
Nước: Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vòng tuần hoàn của nước; Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống; Sự ô nhiễm nước; Cách làm sạch nước; Sử dụng nước hợp lí, bảo vệ nguồn nước.
Không khí : Tính chất, thành phần của không khí; Vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy; Sự chuyển động của không khí, gió, bão, phòng chống bão; Sự ô nhiễm không khí; Bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Âm : Các nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong đời sống, chống tiếng ồn.
ánh sáng : Các nguồn sáng, sự truyền ánh sáng; Vai trò của ánh sáng.
Nhiệt : Cảm giác nóng, lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt; Vai trò của nhiệt.
3. Thực vật và động vật
Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quá trình sống thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì).
LỚP 5 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT
1. Con người và sức khoẻ
Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người. Vệ sinh học sinh gái, trai.
An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn : Không sử dụng các chất gây nghiện; Sử dụng thuốc an toàn; Phòng tránh một số bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan, HIV/ AIDS); Phòng chống xâm hại trẻ em; Phòng tránh tai nạn giao thông.
2. Vật chất và năng lượng
Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng : tre mây, song, kim loại (sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép), đá vôi, gốm (gạch, ngói), xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi.
Sự biến đổi hoá học của một số chất.
Sử dụng một số dạng năng lượng : Than đá, dầu mỏ, khí đốt; Mặt Trời, gió, nước; năng lượng điện (thắp sáng, đốt nóng, chạy động cơ).
3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Ủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)