PP tìm cự tri dại số THCS
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Long |
Ngày 04/11/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: PP tìm cự tri dại số THCS thuộc Power Point
Nội dung tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP
GIẢI CÁC BÀI TOÁN CỰC TRỊ TRONG MÔN ĐẠI SỐ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
trong chương trình toán phổ thông dạng kiến thức về ‘’cực trị’’ là một trong những mảng kiến thức khó mà ứng dụng của nó lai khá rộng rãi nó không những có mặt trong phân môn đại số mà còn đóng góp một vai trò quan trọng trong phân môn hình học, nó không chỉ dừng ở chương trình THCS mà còn là một phần quan trọng trong chương trình THPT. Vì vậy dạng toán’’cực trị’’là phần gây cho học sinh ngay cả HS giỏi nhiều bối rối, tuy nhiên đây cũng là phần quyến rũ HS say mê môn toán và học giỏi toán vì nó đòi hỏi phải tư duy, tìm tòi sáng tạo.
Để giải được một bài toán cực trị cấp THCS yêu cầu phải nắm vững được các kiến thức cơ bản phổ thông phải biến đổi thành thạo các biểu thức đại số và sử dụng khá nhiều hằng đẳng thức từ đơn giản đến phức tạp và điều đặc biệt là thông qua các bài tập cực trị học sinh có thể vận dụng linh hoạt vào các loại toán khác như giải phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức, chứng minh một yếu tố hình học ...
Những năm gần đây, trong các sách tham khảo, sách nâng cao và trong các đề thi của học sinh cuối cấp thường có những bài toán yêu cầu tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một đại lượng nào đó. Các bài toán này gọi chung là “ Những bài toán cực trị ”.
Các bài toán cực trị rất phong phú và đa dạng, mang một nội dung vô cùng sâu sắc trong việc giáo dục tư tưởng qua môn toán: đi tìm cái tốt nhất, rẻ nhất, ngắn nhất, dài nhất....Để dần hình thành cho học sinh một thói quen đi tìm một giải pháp tối ưu cho một công việc nào đó trong cuộc sống sau này.
Các em học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm lời giải của bài toán cực trị. Có những bài không biết bắt đầu từ đâu, vận dụng kiến thức gì trong chương trình đã học để giải ; phương pháp giải loại toán này như thế nào? Để giải quyết được vấn đề đó không phải là dễ dàng, trong khi đó trong phân phối chương trình môn toán THCS không có một tiết nào dành cho loại toán này mà chúng chỉ xuất hiện một cách đơn lẻ. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài này với mong muốn xây dựng được cơ sở lý thuyết và phương pháp giải loại toán này để giúp các em có đường lối để giải “Những bài toán cực trị ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài này có tác dụng giúp học sinh học tập môn Toán nói chung và việc giải toán cực trị nói riêng được tháo gỡ phần nào những khó khăn. Trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản nhằm nâng cao rèn luyện khả năng tư duy và học tập bộ môn một cách chủ động.
- Tạo thêm hứng thú cho học sinh trong học tập môn Toán cũng như kích thích sự đam mê tự học và tự tìm tòi nghiên cứu.
- Giúp bản thân những tri thức và kinh nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nền giáo dục nước nhà.
3. Nhiệm vụ đề tài
- Đề tài đưa ra một số kiến thức cơ bản về bài toán’’cực trị’’phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh THCS.
- Thông qua đề tài trang bị cho học sinh những phương pháp cơ bản giải bài toán cực trị để học sinh vận dụng làm bài tập.
- Chọn lọc hệ thống những bài tập mang tính tiêu biểu phù hợp với từng nội dung phương pháp.
4. Phạm vi đề tài
Phát triển năng lực tư duy của HS thông qua giải toán tìm cực trị trong trong đại số đối với HS lớp 7, 8, 9
5. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài áp dụng phần nhiều cho HS lớp 8, 9 tuy nhiên có một số bài cho Học sinh lớp 7 và trong các bài luyện tập, ôn tập cuối năm, cuối kì, luyện HS giỏi.
6. Phương pháp tiến hành:
Giáo viên trang bị kiến thức cơ bản, học sinh phân tích vận dụng định hướng giải bài tập. Sau đó kiểm tra đánh giá và thảo luận tập thể.
7. Dự kiến kết quả đề tài
Áp dụng đề tài sẽ tháo gỡ cho học sinh nhiều khó khăn trong việc giải toán cực trị. Tạo cho học sinh có cơ sở và niềm tin trong giải toán cực trị.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. YÊU CẦU
1 / với giáo viên :
Xây dựng cơ sở lí thuyết để giải các bài toán cực trị và phương pháp giải cho từng dạng toán .
phân loại các bài tập từ dễ đến khó .
Rèn luyên nâng cao khả năng tư duy sáng tạo qua việc tìm tòi chọn lọc tham khảo
GIẢI CÁC BÀI TOÁN CỰC TRỊ TRONG MÔN ĐẠI SỐ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
trong chương trình toán phổ thông dạng kiến thức về ‘’cực trị’’ là một trong những mảng kiến thức khó mà ứng dụng của nó lai khá rộng rãi nó không những có mặt trong phân môn đại số mà còn đóng góp một vai trò quan trọng trong phân môn hình học, nó không chỉ dừng ở chương trình THCS mà còn là một phần quan trọng trong chương trình THPT. Vì vậy dạng toán’’cực trị’’là phần gây cho học sinh ngay cả HS giỏi nhiều bối rối, tuy nhiên đây cũng là phần quyến rũ HS say mê môn toán và học giỏi toán vì nó đòi hỏi phải tư duy, tìm tòi sáng tạo.
Để giải được một bài toán cực trị cấp THCS yêu cầu phải nắm vững được các kiến thức cơ bản phổ thông phải biến đổi thành thạo các biểu thức đại số và sử dụng khá nhiều hằng đẳng thức từ đơn giản đến phức tạp và điều đặc biệt là thông qua các bài tập cực trị học sinh có thể vận dụng linh hoạt vào các loại toán khác như giải phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức, chứng minh một yếu tố hình học ...
Những năm gần đây, trong các sách tham khảo, sách nâng cao và trong các đề thi của học sinh cuối cấp thường có những bài toán yêu cầu tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một đại lượng nào đó. Các bài toán này gọi chung là “ Những bài toán cực trị ”.
Các bài toán cực trị rất phong phú và đa dạng, mang một nội dung vô cùng sâu sắc trong việc giáo dục tư tưởng qua môn toán: đi tìm cái tốt nhất, rẻ nhất, ngắn nhất, dài nhất....Để dần hình thành cho học sinh một thói quen đi tìm một giải pháp tối ưu cho một công việc nào đó trong cuộc sống sau này.
Các em học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm lời giải của bài toán cực trị. Có những bài không biết bắt đầu từ đâu, vận dụng kiến thức gì trong chương trình đã học để giải ; phương pháp giải loại toán này như thế nào? Để giải quyết được vấn đề đó không phải là dễ dàng, trong khi đó trong phân phối chương trình môn toán THCS không có một tiết nào dành cho loại toán này mà chúng chỉ xuất hiện một cách đơn lẻ. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài này với mong muốn xây dựng được cơ sở lý thuyết và phương pháp giải loại toán này để giúp các em có đường lối để giải “Những bài toán cực trị ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài này có tác dụng giúp học sinh học tập môn Toán nói chung và việc giải toán cực trị nói riêng được tháo gỡ phần nào những khó khăn. Trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản nhằm nâng cao rèn luyện khả năng tư duy và học tập bộ môn một cách chủ động.
- Tạo thêm hứng thú cho học sinh trong học tập môn Toán cũng như kích thích sự đam mê tự học và tự tìm tòi nghiên cứu.
- Giúp bản thân những tri thức và kinh nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nền giáo dục nước nhà.
3. Nhiệm vụ đề tài
- Đề tài đưa ra một số kiến thức cơ bản về bài toán’’cực trị’’phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh THCS.
- Thông qua đề tài trang bị cho học sinh những phương pháp cơ bản giải bài toán cực trị để học sinh vận dụng làm bài tập.
- Chọn lọc hệ thống những bài tập mang tính tiêu biểu phù hợp với từng nội dung phương pháp.
4. Phạm vi đề tài
Phát triển năng lực tư duy của HS thông qua giải toán tìm cực trị trong trong đại số đối với HS lớp 7, 8, 9
5. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài áp dụng phần nhiều cho HS lớp 8, 9 tuy nhiên có một số bài cho Học sinh lớp 7 và trong các bài luyện tập, ôn tập cuối năm, cuối kì, luyện HS giỏi.
6. Phương pháp tiến hành:
Giáo viên trang bị kiến thức cơ bản, học sinh phân tích vận dụng định hướng giải bài tập. Sau đó kiểm tra đánh giá và thảo luận tập thể.
7. Dự kiến kết quả đề tài
Áp dụng đề tài sẽ tháo gỡ cho học sinh nhiều khó khăn trong việc giải toán cực trị. Tạo cho học sinh có cơ sở và niềm tin trong giải toán cực trị.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. YÊU CẦU
1 / với giáo viên :
Xây dựng cơ sở lí thuyết để giải các bài toán cực trị và phương pháp giải cho từng dạng toán .
phân loại các bài tập từ dễ đến khó .
Rèn luyên nâng cao khả năng tư duy sáng tạo qua việc tìm tòi chọn lọc tham khảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)