Pp tich cuc hoc troan

Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy Hằng | Ngày 26/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: pp tich cuc hoc troan thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:














































PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I) Tổng quan về phương pháp dạy học:

- Khái niệm chung về phương pháp: Phương pháp là con đường, là cách thức để đạt những mục đích nhất định.
Trong đời sống, người ta thường nói: Phương pháp làm cái này, cái kia hoặc cách làm việc này, việc kia; phương pháp sản xuất cái này, cái kia hoặc cách sản xuất cái này, cái kia; … Trong dạy học, người ta thường nói: Phương pháp đặt vấn đề hoặc cách đặt vấn đề; phương pháp giải quyết vấn đề hoặc cách giải quyết vấn đề; phương pháp giải bài toán hoặc cách giải bài toán; …

Đặc điểm chung của phương pháp:
+ Phương pháp có tính khái quát: Con đường, cách thức để đạt những mục đích ở đây được hiểu chính là một tập hợp các hoạt động, các thao tác cần thiết có tính chất chung nhất, khái quát nhất mà mọi người khác nhau cần phải hiểu và hoạt động như thế để đạt mục đích đề ra.
+ Phương pháp có chức năng phương tiện tư tưởng: Phương pháp là con đường, là cách thức để đạt những mục đích nhất định – Đó chính là phương tiện tư tưởng để đạt tới mục đích đã định.

- Phương pháp dạy học (PPDH): Người ta dễ thống nhất với nhau về định nghĩa phương pháp nêu ở trên, từ đó đã đưa ra nhiều nhiều định nghĩa khác nhau về PPDH theo các quan điểm khác nhau, chẳng hạn như:
PPDH là một hệ thống tác động liên tục của GV nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của HS để HS lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.
PPDH là những cách thức hoạt động và ứng xử của GV gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của HS trong quá trình dạy học nhằm đạt được các mục đích dạy học.
Theo quan điểm hoạt động thì PPDH bao gồm hai mặt hoạt động: Hoạt động dạy học của GV- hoạt động này giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức điều khiển quá trình dạy học. Hoạt động học tập của HS- hoạt động này giữ vai trò chủ động và tích cực.

- Đặc trưng của PPDH:
+ PPDH có tính khoa học: Cũng như các nghành khoa học khác PPDH có nhiệm vụ tìm ra mối quan hệ có tính quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học, chủ yếu là mục đích, nội dung và PPDH nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học theo các mục đích đặt ra. Ở đây chúng ta thấy mục đích quyết định nội dung, nội dung gắn liền với phương pháp và phương pháp có tác động trở lại nội dung dạy học.
Tính khoa học của PPDH chính là tính khoa học của các quy luật xã hội nên chúng phát huy tác dụng thông qua các hoạt hướng đích và tự giác của con người. Đồng thời với việc chúng ta nhận thức thấy các quy luật xã hội của PPDH là chúng tồn tại một cách khách quan, nhưng cũng cần nhận thức rằng các quy luật này nó chỉ có tính chất phổ biến, không thể hiện một cách chính xác, rõ ràng như các quy luật tự nhiên trong quá trình dạy học.
+ PPDH có tính nghệ thuật: Tính nghệ thuật ở đây chính là do trong PPDH chứa đựng một yếu tố quan trọng, đó là sự ứng xứ của GV. Trong đó bao gồm tư thế, tác phong; lời nói, cử chỉ, hành động và đặc biệt là sự xử lý các tình huống sư phạm như: sự đánh giá, nhận xét, bình luận, … của GV trước HS trong quá trình tổ chức dạy học. Do vậy có thể cùng nội dung dạy học, cùng cách tổ chức dạy học giống nhau nhưng hiệu quả của quá trình dạy học không giống nhau, hiệu quả đó còn phụ thuộc vào tài năng sư phạm của từng GV cụ thể.
+ PPDH có tính chất khái quát và chức năng phương tiện tư tưởng:
Không phải mỗi cách thức hoạt động và ứng xử của GVcụ thể là một PPDH. Thực chất đây là sự khái quát hóa các hình ảnh về cách thức hoạt động và ứng xử của GV gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò trong quá trình dạy học.
PPDH bao gồm cách thức hoạt động của GV nhằm đạt được các mục đích dạy học nên tất yếu PPDH có tính mục đích của con người, nhưng đồng thời thể hiện PPDH có chức năng phương tiện tư tưởng.

- Hệ thống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thúy Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)