PP dạy Tập viết lớp 1

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Kim Hoàng | Ngày 06/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: PP dạy Tập viết lớp 1 thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TẬP VIẾT LỚP 1
Phần 1
Vai trò của việc dạy Tập Viết lớp 1
I/ Vị trí nhiệm vụ của phân môn Tập viết:
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với học sinh lớp 1.
Tập viết không chỉ có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường: Kỹ năng Viết chữ.
- Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Nếu viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
- Học vần, Tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, Tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau.
Tập viết là phân môn có tính chất thực hành, mục đích của việc dạy Tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường Tiểu học. Bên cạnh đó Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức lối sống như tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ.
Phân môn Tập viết truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ. Ở lớp 1 việc dạy Tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy Học vần, học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: Luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm, chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các tiết Tập viết.
Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập viết ở lớp 1 cũng như ở Tiểu học như sau:
*VỀ TRI THỨC:
Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái…Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.
*VỀ KĨ NĂNG:
Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp.
Ngoài ra tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù của việc dạy Tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
Những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy Tập viết lớp 1 ở trường Tiểu học:
Thuận lợi:
- Giáo viên được trang bị một số kiến thức cơ bản về phân môn này qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè.
- Giáo viên tự rèn luyện chữ viết của mình để hướng dẫn học sinh sẽ được thu hút hơn.
- Học sinh đã được qua lớp mẫu giáo trên cơ bản các em cũng đã làm quen được kỹ năng viết chữ.
- Nhà trường trang bị đầy đủ các mẫu chữ cho giáo viên khi giảng dạy.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc rèn chữ viết cho con em mình nên đã kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc luyện viết chữ cho học sinh.
Khó khăn:
- Tuy cùng một lứa tuổi nhưng mức độ tiếp
thu bài của một số em còn chậm, tô chữ chưa đúng.
- Luyện viết ở bảng con khó khăn đối với các từ có nhiều âm tiết.
Phần 2
Nội dung và phương pháp dạy Tập viết lớp 1
I.Nội dung phân môn Tập viết lớp 1
Tập viết đúng tư thế, viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ tập ghi dấu thanh đúng vị trí, làm quen với chữ hoa cỡ to và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định, tập viết các số đã học.
II.Phương pháp dạy Tập viết lớp 1:
*Phương pháp trực quan:
- Giáo viên phải biết khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này sẽ giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
- Điều kiện đầu tiên để các em viết đúng đó là chữ mẫu vì thế tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.
- Lưu ý khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát như một chữ mẫu.
- Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng những bài viết đẹp của học sinh để làm mẫu cho các bạn gây hứng thú và tích cực trong học tập.
*Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học, giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với các chữ cái đã phân tích.
*Phương pháp luyện tập:
Cần hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao. Thực hành trên bảng con, thực hành trên vở. Khi học sinh luyện tập viết chữ giáo viên cần chú ý uốn nắn để các em biết cách cầm bút, cách đặt vở đúng và ngồi viết đúng tư thế.



1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Phân tích cấu tạo chữ
c/ Giáo viên viết mẫu
Viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết chữ.



QUY TRÌNH DẠY TẬP VIẾT LỚP 1
d/ Học sinh luyện viết vào bảng con:
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát và nhận xét chữ viết của bạn về cấu tạo chữ, nét chữ, nét nối…
Giáo viên chữa lại những sai sót của học sinh và khẳng định lại kiến thức.
e/ Học sinh viết bài vào vở :
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở …
- Giáo viên thu và chấm điểm một số vở.

4. Củng cố:
Có thể chọn theo nhiều cách:
- Rút kinh nghiệm ưu, khuyết điểm các bài đã chấm.
- Thi viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đẹp.
Tổ chức trò chơi viết chữ cái theo gợi ý bằng lời về cấu tạo chữ hoặc viết chữ theo tranh vẽ gợi ý.
5. Dặn dò:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Kim Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)