PP day luyen tu va cau tieu hoc

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 08/10/2018 | 144

Chia sẻ tài liệu: PP day luyen tu va cau tieu hoc thuộc Thể dục 2

Nội dung tài liệu:

DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Vị trí
Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới đã sát nhập hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu. Cơ sở của việc sát nhập này là xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong giao tiếp đồng thời coi trọng yêu cầu thực hành của môn học.
Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trọng trong chương trình tiểu học. Trước hết Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, học sinh được làm quen với từ và câu ngay từ lớp 1 và được học với tư cách là một phân môn độc lập của môn Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5.
2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp học sinh:
2.1 Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ, từ loại, câu , dấu câu…
2.2 Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu.
2.3 Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
II. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 2
1.1.Nội dung chương trình:
Chương trình Luyện từ và câu lớp 2 gồm 31 tiết: học kì 1: 16 tiết; học kì 2: 15 tiết, mỗi tuần có một tiết bao gồm các nội dung:
- Ngữ âm và chữ viết:
+Ghi nhớ một số quy tắc chính tả, chú ý quy tắc viết hoa tên người, địa danh Việt Nam…, viết hoa mở đầu câu.
+Giới thiệu bảng chữ cái.
- Từ vựng:
+Học thêm khoảng 300 – 350 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ).
+Học nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc và nghĩa một số yếu tố gốc Hán thông dụng.
- Ngữ pháp:
+Nhận biết từ chỉ người, vật, hành động.
+Nhận biết các kiểu câu và đặt câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
+Những bộ phận trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì?
- Dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Ghi nhớ các nghi thức lời nói khi chào hỏi, chia tay, mời, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, tự giới thiệu…
1.2 Cấu trúc phân môn Luyện từ & câu trong sách giáo khoa:
- Vị trí tiết học trong sách giáo khoa
Luyện từ và câu được sắp xếp là tiết thứ 6 trong quy trình 10 tiết học về Tiếng Việt một tuần (sau các bài học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập đọc (bài thứ hai).
- Cấu trúc của bài học trong sách giáo khoa:
+Mỗi bài học Luyện từ và câu thông thường được trình bày gồm 3 – 4 bài tập (phần nhiều là 3 bài tập).
+Cách sắp xếp các bài tập theo thứ tự:
Những bài tập nhằm giúp học sinh nhận biết về từ ngữ theo chủ điểm hoặc từ loại.
Những bài tập về nhận diện các dấu hiệu liên quan đến câu.
Những bài tập vận dụng từ và câu trong giao tiếp.
2. Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu lớp 3:
2.1. Nội dung chương trình:
Chương trình luyện từ và câu lớp 3 gồm 31 tiết (học kì 1:16 tiết; học kì 2: 15 tiết)
mỗi tuần có một tiết gồm các nội dung
- Mở rộng từ, hệ thống hoá, tích cực vốn từ theo các chủ điểm được học ở bài tập đọc (dựa vào vốn sống của học sinh, bài tập đọc, gợi ý của GV).
Hình thức luyện tập mở rộng vốn từ thông qua các bài tập. Hệ thống bài tập luyện tập mở rộng vốn từ rất đa dạng, chủ điểm mở rộng hơn lớp 2, vốn từ nhiều hơn:
+ Bài tập tìm từ ngữ theo chủ điểm;
+ Bài tập tìm hiểu, nắm nghĩa của từ;
+ Bài tập quản lí, phân loại vốn từ;
+ Bài tập luyện cách sử dụng từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 151,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)