PP day hoc van tieu hoc

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 08/10/2018 | 167

Chia sẻ tài liệu: PP day hoc van tieu hoc thuộc Thể dục 2

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN
I. VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ DẠY HỌC VẦN:
1. Vị trí của môn học vần
Mục tiêu dạy học vần là dạy tiếng Việt văn hoá cho trẻ em ở độ tuổi đi học trên khắp các miền, vùng của đất nước với yêu cầu dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện các kĩ năng khác (nghe, nói). Chính vì vậy môn học vần có vị trí quan trọng ở tiểu học , là phân môn mở đầu của lớp đầu tiên ở bậc Tiểu học. Từ việc nắm được mặt chữ, biết viết chữ, biết đọc trơn tiếng, từ, câu, toàn bài... giúp các em có phương tiện để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở các lớp trên.
2. Nhiệm vụ dạy học vần:
- Giúp học sinh (HS) nắm được các chữ cái Tiếng Việt: con chữ đơn, kép thể hiện nguyên âm, phụ âm, nắm được các dạng chữ ghi âm a, b, c ..., các dấu thanh, thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
- Giúp HS biết tổng hợp âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong vần, biết ghép các phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng, đọc viết được tiếng đó.
- Biết đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả, các âm, vần, tiếng, từ, câu trong từng bài, biết nói hoặc kể theo chủ đề.
- Chú ý rèn 4 kĩ năng (nghe, đọc, nói, viết).
II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC VẦN
1. Cơ sở tâm lý học
1.1.Sự hình thành hoạt động học tập ở trẻ lớp 1
Đi học lớp 1 là một giai đoạn mới trong cuộc đời của trẻ. Từ giai đoạn lấy hoạt động chơi làm chủ đạo, trẻ em em bước vào lớp 1 phải làm quen với hoạt động học tập, một hoạt động có ý thức, đòi hỏi HS phải làm việc có tổ chức, có mục đích.
Các nhà tâm lý học cho rằng việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học đã có ở trẻ mẫu giáo. Song dù chuẩn bị thế nào, khi thực sự bước vào lớp 1, trẻ phải thực hiện một hoạt động có ý thức. Các em phải ngồi nghe bài, phải học bài, phải làm theo các yêu cầu của giáo viên… Những thay đổi này làm cho một số em trong giờ học thường rụt rè, bỡ ngỡ, chưa thích nghi được , dẫn đến không tập trung nghe giáo viên giảng bài, còn ham chơi trong giờ học…
Những đặc điểm sinh lý trên đòi hỏi người giáo viên dạy lớp 1 (ở giai đoạn học âm, vần) cần chú ý tạo động cơ học tập cho HS một cách nhẹ nhàng, giúp HS hứng thú với việc học vần. Do vậy, trong dạy học, giáo viên cần phải có các phương pháp thích hợp trong đó chú trọng đến phương pháp trò chơi học tập (phương pháp học vui).
1.2.Đặc điểm nhận thức của trẻ lớp 1
Tri giác của HS lớp 1 đã phát triển hơn so với tuổi mẫu giáo, nhưng chủ yếu vẫn mang tính chất nhận biết tổng quát. Các em chưa nhận biết chính xác các chi tiết khi tri giác các đối tượng. Tri giác trong hoạt động học tập của HS chỉ mang tính chất nhận biết và gọi tên hình dáng, màu sắc của sự vật. Trẻ lớp 1 chưa có khả năng phân tích có hệ thống những thuộc tính và những phẩm chất của các đối tượng được tri giác.
Khi học vần, hiện tượng phổ biến ở HS là đọc được cả tiếng nhưng không rõ các bộ phận của tiếng, không phân biệt được sự khác nhau của các vần, tiếng, giữa các con chữ ghi âm, vần, tiếng. Nguyên nhân chính là do khả năng phân tích của HS còn yếu. Vì vậy, GV cần coi trọng khâu hướng dẫn phân tích vần, tiếng, từ, sau đó cho HS tổng hợp (dùng con chữ ghi âm để ghép vần, tiếng, từ). Đây chính là cơ sở khoa học để giải thích phương pháp phân tích tổng hợp trong dạy học vần lớp 1.
Mặt khác, sự phát triển tư duy của HS ở giai đoạn học vần gần giống với hoạt động tư duy của trẻ tuổi mẫu giáo. Do vậy, hoạt động nhận thức của lứa tuổi này chủ yếu diễn ra trong bình diện hành động trực quan. Trẻ sẽ dựa vào những đối tượng thực, vật thực, tranh ảnh để nhận thức… Đây là cơ sở để nhấn mạnh phương pháp trực quan trong dạy học vần.
Ngoài ra, trẻ lớp 1 còn thích tìm hiểu cái mới, thích hoạt động. Khả năng chú ý lâu của các em trong học tập còn yếu. Các em còn thích “học mà chơi, chơi mà học”. Đặc điểm tâm lý này giải thích lí do giáo viên cần chú ý vận dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp trò chơi học tập trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 137,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)