PP dạy học theo dự án

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Nhàn | Ngày 23/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: PP dạy học theo dự án thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
PHẦN I: LÍ DO
Bài 1: Một số nhược điểm của HS chậm khắc phục
Một số nhược điểm của học sinh chậm được khắc phục:
Các nhược điểm này tuy không ảnh hưởng đến kết quả học tập hiện tại  của học sinh nhưng sẽ rất khó khăn khi học sinh trưởng thành, tham gia lao  động, nhất là lao động trí óc.
Học sinh trong khu vực đã làm quen với phương pháp học tập theo dự án. Học sinh làm ra sản phẩm trong quá  trình thâm nhập thực tế, bảo vệ ý  tưởng và công khai  trên  internet.
Đây là một sản phẩm do nhóm học sinh trung học cơ sở Malaysia thực hiện. Sản phẩm đơn giản nhưng thể hiện một phương pháp làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm.
 

Học sinh phổ hông trên thế giới rất ham học hỏi, nghiên  cứu.  Các em đế  với các hội thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông để học nghiên cứu, tập nghiên  cứu và công bố  sản phẩm nghiên cứu.
Bài 3: Xã hội đang trông chờ HS
Với những đức tính này, học sinh dễ dàng hội nhập với bất cứ môi trường nào để phát triển và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học  sinh  làm trung  tâm. Phương pháp này phát triển kiến  thức và các kỹ năng liên quan  thông qua  những nhiệm vụ mang tính  mở, khuyến khích học sinh tìm  tòi, hiện  thực  hoá những  kiến thức đã học trong quá trình thực  hiện và  tạo ra những  sản  phẩm của chính mình. Dự án  làm cho  học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa thực  tế của lượng  kiến thức mà các em cần  phải  học, từ  đó xây dựng cảm  hứng học tập cho các em. 
Ở mức độ cơ bản nhất, dự án có thể được sử dụng  như  một  công cụ để   giáo viên tổ chức cho học sinh ôn  tập kiến  thức một chương, một phần  trong  chương  trình học.
Dự án thường gắn liền với thực tế.
Học sinh làm việc theo nhóm và thường đóng một  vai gì  đó khi thực hiện  dự án.
Dự án phải có sản phẩm.
Một số dự án đã được thực hiện :
BỘ MÔN LỚP TÊN BÀI DẠY TÊN DỰ ÁN
Phương pháp PBL nhằm mục đích đầu tiên là giúp cho  học sinh nắm  được kiến thức bài học ở mức độ cao: biết  phân tích nội dung, vận dụng  và tổng hợp kiến thức của  bộ môn và  nắm bắt kiến thức liên môn (nếu có  thể).
Hai kỹ năng quan trọng mà phương pháp PBL mong  muốn học sinh rèn  luyện thành công đó là: Kỹ năng tổng  hợp và kỹ năng làm việc theo nhóm.
Thông qua một dự án, học sinh sẽ có dịp làm việc theo nhóm dài hơi hơn, phát triển dần kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh. Đây là một kỹ năng hết sức cần thiết  để học sinh học tiếp hoặc tham gia hoạt động xã hội
Phương pháp PBL cũng mong muốn học sinh hình  thành kỹ năng sử  dụng công nghệ thông tin. Học sinh sẽ  tận dụng tài nguyên trên internet và  các thiết bị lưu trữ  thông tin để có những nguốn tri thức hữu ích, sử dụng chúng một cách hiệu quả và tập dần thói quen chia sẻ  thông tin trên mạng  toàn cầu
Phương pháp PBL sẽ tập dần cho học sinh làm ra sản phẩm  của chính  các em, sản phẩm này đã được học sinh rèn luyện  từ phương pháp 1:1, tuy  nhiên phương pháp 1:1 chỉ hình  thành các sản phẩm nhỏ, qui mô cũng vừa  phải. sản phẩm từ  phương pháp PBL là sản phẩm đủ dài hơi để học sinh  ngấm  dần giá trị của lao động trí tuệ mà học sinh đã tạo ra từ quá  trình hợp  tác, lao động nghiêm túc và có hiệu quả :
Việc tổ chức cho học sinh phổ biến sản phẩm của mình cho công đống có nhiều tác dụng tích cực.
Nhiều người sẽ nhận được sản phẩm học sinh, sẽ có nhiều người thụ hưởng thành quả lao động của học sinh và cũng từ đó sẽ có nhiều người  đánh giá, góp ý để sản phẩm sẽ hoàn  thiên hơn
Nhiều người sẽ có những ý tưởng mới để phát triển ý  tưởng của nhóm  học sinh thực hiện, từ đó sẽ có nhiều dự án  khác hình thành
Nhiều kiến thức mới sẽ được chia sẻ, nhiều thông tin mới được phản hồi và lượng thông tin của dự án được bổ sung, hoàn thiện.
Trong 10 bước của qui trình, việc điều phối của  Ban Giám hiệu là hết  sức cần thiết.
Dựa trên các bảng đăng ký dự án của GV Hiệu  trưởng sẽ điều phối  các dự án dựa trên sự phân loại  theo lớp- Môn
Yêu cầu
  Trong một thời gian không có lớp nào làm 2 dự án
  Trong một thời gian không có GV nào triển khai 2 dự án
  Trong một thời gian phải có ít nhất một lớp * dự án  được  thực hiện
Cũng kể đến vai trò của bộ phân kỹ thuật. Bộ phận này chuẩn bị điều kiện báo cáo, điều kiện lưu  trữ để học sinh bảo vệ kết quả lao động và phổ biến  công đồng
Trong 10 bước của qui trình PBL, bước xây dựng dự án  là bước quyết  định sự thành bại của phương pháp. Bước  này đòi hỏi ở giáo viên một bản  lĩnh, một tấm lòng vì học  sinh và một thái độ lao động nghiêm túc.
Kinh nghiệm cho biết nhiều đơn vị không có chiến lược triển khai phương  pháp PBL khoa học thì sau vài năm tổ chức thực hiện số đề tài sẽ cạn dần  và phương pháp PBL sẽ không phát triển được nữa.
Trong chương trình giảng dạy của GV, chọn một  chương mà GV nghĩ  rằng học sinh của  mình có thể tổng  hợp được kiến thức chương đó, có  nhiều kỹ năng học sinh  có thể phát  triển, có kiến thức gắn kết với thực tế  cuộc  sống...Bắt đầu từ ý tưởng xây dựng một " bài  tập lớn" để  học sinh  nghiên cứu sâu bài học, khái thác tốt bài tập, liên  hệ tốt thực tế cuộc  sống,  ...
Giáo viên đã có một ý tưởng mở đầu.
Từ ý tưởng mở đầu nay, giáo viên phát triển thành nhiều ý tưởng khác.  Bằng cách đặt một loạt câu hỏi như: Cái gì? Ai? Tại sao? Khi nào ? (Tránh đặt những câu hỏi học sinh có thể trả lời ngắn gọn hoặc có thể  tìm  được câu trả lời trong sách giáo khoa)
Suy nghĩ xem học sinh sẽ học được gì và phát triển được các kỹ năng nào của các em sau khi giải quyết được câu hỏi, giáo viên có  thể  sử dụng sơ đồ Ogle để tìm hiểu xem học sinh muốn biết thêm  điều gì về  chủ đề này. (Xem  thêm phụ lục: Sơ đồ Ogle)
Sau khi sử dụng sơ đồ Ogle giáo viên đã hình thành rất nhiều chủ đề khác nhau xuất phát từ ý tưởng ban đầu, mỗi chủ đề có liên quan  đến những công việc thực tế trong xã hội và mỗi chủ đề đều đòi hỏi  học sinh  phải  học tập, nghiên cứu và vận dụng các kỹ năng của các  em. Giờ là  lúc giáo viên sẽ chọn một chủ đề mà giáo viên cảm thấy phù hợp nhất  với nhu cầu của học sinh.
Hãy đặt tên thật hay cho chủ đề của mình. 
Giáo viên sẽ xây dựng bộ cau hỏi để định hướng  cho quá trình  làm  việc của học sinh:

Trong phương pháp dạy học theo dự án, người giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, để làm được điều này, giáo viên cần lưu ý các điểm sau :
Đặt các câu hỏi hướng dẫn và các câu hỏi mở để giúp học sinh khám phá  tình huống, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện của các em.
Giúp học sinh phản hồi về những kinh nghiệm mà các em đang trải qua, việc phản hồi này sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng  chuyên  nghiệp (Schon, 1987), phản hồi cũng giúp học sinh phát  triển các kỹ  năng giải quyết vấn đề (Kimbell et al.,1991) nâng cao  chất lượng học  tập (Schmidt, 1983; Coles, 1991).  Các kỹ năng  phản hồi cũng là một  phần của kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ  năng cộng tác.
Giám sát tiến trình thực hiện của học sinh, những người thành thạo trong việc giải  quyết vấn đề thường xuyên nghĩ đến các quá  trình giải  quyết vấn đề của họ để bảo  đảm rằng họ đang đi đúng  hướng và biết rõ  mình đang ở đâu (Schoenfeld, 1984).  
Khuyến khích học sinh xây dụng một bầu không khí cộng tác thân thiện  sao cho tất cả các em đều sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm  và ý  tưởng mà không  cảm thấy lo ngại, vì các em tin tưởng lẫn  nhau, tin  tưởng chính là yếu tố chủ  chốt để phát triển (Covey,  1989).
Theo nguyên tắc làm việc theo nhóm, học sinh sẽ phân công các thành viên:
Các thành viên sẽ thực hiện những việc chính sau:
Tải Biểu đồ Ogle
1. Mô tả biểu đồ KWL
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là  một hình thức tổ chức  dạy  học  hoạt động đọc hiểu.  Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả  những gì  các em đã biết  về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ  được ghi  nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học  sinh nêu lên danh sách các câu  hỏi về những điều các  em muốn biết  thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu  đồ. Trong  quá trình đọc hoặc  sau khi đọc xong, các em sẽ tự  trả  lời cho các câu hỏi ở cột  W. Những  thông tin này sẽ  được ghi nhận vào cột L.  
Trích từ Ogle, D.M. (1986). K-W- L: A teaching model that  develops active  reading  of  expository text. Reading Teacher,  39, 564-570)
2. Mục đích sử dụng biểu đồ KWL
Biểu đồ  KWL phục vụ cho các mục đích sau:
3. Một ví dụ về biểu đồ KWL
    Chủ đề bài đọc : Trọng lực
Câu hỏi của học sinh về Newton ở cột W không có câu trả lời trong bài đọc,  học  sinh sẽ được khuyến khích tìm kiếm câu trả lời từ các tài nguyên khác.
  http://www.indiana.edu/~l517/KWL.htm
Xuất phát từ biểu đồ KWL, Ogle bổ sung thêm cột H ở sau cùng, với nội dung khuyến khích học  sinh định hướng nghiên cứu. Sau khi  học sinh  đã  hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một  thông tin. Các em sẽ nêu biện  pháp  để tìm thông tin mở  rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H.
Một ví dụ về biểu đồ K-W-L-H
    Chủ đề : Khủng long
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)