PNTN

Chia sẻ bởi võ thị thảo mi | Ngày 02/05/2019 | 142

Chia sẻ tài liệu: PNTN thuộc Khám phá khoa học

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Võ Thị Thảo Mi
TRƯỜNG MẦM NON HÒA NGHĨA
Lớp Lá
GIÁC QUAN CỦA BÉ
LĨNH VỰC PTNT
MỤC TIÊU
- Trẻ biết được tên gọi, nhiệm vụ chức năng của các giác quan trên cơ thể.
- Rèn cho trẻ kĩ năng phối hợp hoạt động nhóm, rèn ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ quí trọng, bảo vệ các giác quan.
CHUẨN BỊ
- Máy vi tính, slide hình, nhạc.
- Nhịp song lan, xúc xắc với các mặt là hình các giác quan.
- Nước chanh, muối, dưa hấu, nước đường, càfê, xà phòng, quả quít, nước hoa, lược, thú bông, bóng, chai nước đá, quả mít, khối vuông, tranh, mắt kính, khẩu trang, trống lắc, gáo dừa, phách tre, đàn khỏ, lục lạc
- Giấy vẽ, bút lông.
CỢI Ý HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Bé đoán thật tài
- Lớp cùng chơi “Oẳn tù xì”, xúm xích đến bên cô, lắng nghe cô đố:
“ Đôi gì nhìn khắp xung quanh (đôi mắt)
Đôi gì nghe mọi âm thanh xa gần (đôi tai)
Đôi gì làm việc chuyên cần ( đôi tay)
Đôi gì nở nụ cười thân dịu hiền (đôi môi)
Đôi gì bước tới mọi miền (đôi chân)
Đôi gì gánh vác thường xuyên hằng ngày (đôi vai)”
- Đấy là các bộ phận trên cơ thể. Thế trên cơ thể chúng ta có bao nhiêu giác quan?
- Cô gợi ý giới thiệu vào câu chuyện
GIẤC MƠ CỦA CÔ
Hoạt động 2: Bé học qua chuyện kể
Câu chuyện cô kể:
+ “ Mắt được gọi là thị giác. Mắt cho rằng mình là quan trọng nhất.”
- Vì sao mắt lại cho rằng mình là quan trọng nhất?
- Cùng chơi: “Trời tối, trời sáng”, thử nhắm mắt lại, con có nhìn thấy gì không? Khi mở mắt ra, con thấy những gì?
- Mắt có quan trọng không? Vì sao?
+ “ Tai nghe thấy thế, liền lên tiếng: “ Tôi đây mới là quan trọng nhất”
- Vì sao đôi tai lại cho rằng mình quan trọng nhất?
- Cùng chơi: “Lắng nghe tiếng gì”
- Lớp cùng nghe tiếng nhạc, cô yêu cầu trẻ bịt tai lại, con có nghe thấy gì không?
- Cả lớp thử la thật to nào? Con cảm thấy thế nào?
 Giáo dục trẻ, khi chơi biết trao đổi nhỏ nhẹ với nhau.
+ “ Mọi người gọi đôi tai là giác quan thính giác. Thế khứu giác là gì? Mũi cho rằng mình mới là quan trọng nhất”
- Vì sao mũi lại cho rằng mình là quan trọng nhất?
- Trò chơi với cái mũi, bé đoán xem chuyện gì xảy ra khi cô để mẫu giấy gần cái mũi?
“ Mọi người gọi đôi tai là giác quan thính giác. Thế khứu giác là gì? Mũi cho rằng mình mới là quan trọng nhất”
- Vì sao mũi lại cho rằng mình là quan trọng nhất?
Trò chơi với cái mũi,
bé đoán xem chuyện gì xảy ra
khi cô để mẫu giấy gần cái mũi?
“ Bàn tay cho rằng mình mới là quan trọng”
- Vì sao bàn tay lại cho rằng mình quan trọng nhất?”
 Bàn tay giúp chúng mình cầm nắm thức ăn, bàn tay được bao phủ bởi lớp da giúp chúng ta cảm nhận được các cảm giác nóng, lạnh, mềm mại, sần sùi, khô, ướt,..da bao bọc khắp cơ thể nhưng đôi bàn tay có khả năng cảm nhận tốt nhất nên có thể nói đôi bàn tay đại diện cho cơ quan xúc giác”
“Miệng được gọi là vị giác, vì bên trong miệng có cái lưỡi giúp ta nếm được mùi vị thức ăn, cũng chính vì thế miệng tự cho rằng mình là quan trọng nhất.”
- Miệng còn có ích gì nữa?
- Hãy cười thật vui nào?
- Thế giác quan nào là quan trọng nhất?
 Các giác quan đều quan trọng như nhau, mỗi giác quan có 1 chức năng nhiệm vụ riêng. Cơ thể chúng ta cần có đầy đủ các giác quan, nếu thiếu đi bất kỳ một giác quan nào cũng gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vì thế các con phải biết bảo vệ các giác quan ăn uống bổ sung đầy đủ chất, giữ vệ sinh cho các giác quan..
TRÒ CHƠI
THỬ TÀI BÉ
Cách chơi: Cô mời đại diện đội bạn trai 5 bạn, đội bạn gái 5 bạn lên kéo hành vi, đồ dùng bảo vệ giác quan vào đúng giác quan tương ứng. Đội nào thực hiện nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng.
BÉ KHÁM PHÁ
VỚI CÁC GIÁC QUAN
Hoạt động 3: Trãi nghiệm cùng 5 giác quan
- Lớp chia 5 nhóm, trãi nghiệm cùng các giác quan.
Nhóm 1:
Con nếm được các vị gì? Nhờ đâu con biết được các mùi vị đó? Hãy nói cách bảo vệ giác quan này?
Nhóm 2:
Con ngửi được mùi gì? Ngửi được nhờ cái gì? Mũi còn được gọi là gì? Để bảo vệ mũi, chúng ta cần phải làm gì?
Nhóm 3:
Con nhìn thấy những gì? Nhờ đâu con nhìn thấy được những đồ vật đó? Mắt còn được gọi là gì? Để mắt sáng và khỏe mạnh con phải làm gì?
Nhóm 4:
Con nghe được những gì? Nghe được nhờ cái gì? Tai còn được gọi là gì? Tai còn có các bộ phận vành tai, lỗ tai, màng nhĩ rất mỏng manh, chúng ta không được dùng vật nhọn đâm vào tai, không được nhét vật lạ vào tai, không nghe âm thanh quá to,..
Nhóm 5:
Con sờ được những gì? Cảm giác của con về các đồ vật con sờ được? Đôi bàn tay được gọi là gì? Bảo vệ đôi bàn tay như thế nào?
- Cô nhận xét.
Hoạt động 4: Vui cùng các giác quan
- Lớp cùng chơi: “ Xúc xắc”, vừa đi vừa đọc: “ Xúc xắc xúc xẻ. Vui vẻ đi chơi. Đi đến một nơi. Gọi là lớp học. Xúc xắc xúc xẻ. Vui vẻ ta chơi. Cô đổ giác quan nào. Gọi to tên giác quan đó”, khi cô gieo xúc xắc, trẻ chú ý xem đó là hình gì và gọi to tên giác quan đó, cô có thể gợi hỏi thêm để trẻ trả lời: về chức năng của các giác quan hoặc hỏi về cách bảo vệ các giác quan..
- Cô bao quát trẻ khi chơi.
Hoạt động 5: Bé vẽ các giác quan
- Lớp hát: “Cái mũi” chuyển thành vòng tròn, cùng vẽ các giác quan trên gương mặt trong vòng 10 tiếng đếm của cô.
- Cô theo dõi, nhận xét.
- Lớp hát vận động: “Năm giác quan”.
Kính chúc sức khỏe các quý cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: võ thị thảo mi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)