PNG PHAP NGHIEN CUU KHSPUD

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 08/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: PNG PHAP NGHIEN CUU KHSPUD thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP VIẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
A- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1 : XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Để xác định được đề tài nghiên cứu cần thực hiện các thứ tự sau :
1- Trình bày hiện trạng (thực trạng) bản thân quan tâm .
2- Nêu các nguyên nhân gây ra hiện trạng (thực trạng) .
3- Chọn một hoặc vài nguyên nhân bản thân thấy cần tác động để tạo sự chuyển biến .
4- Đưa ra các giải pháp tác động (tham khảo tài liệu , kinh nghiệm của đồng nghiệp , sâng tạo của bản thân ….)
5- Xây dựng giả thuyết : Trả lời câu hỏi : Có kết quả (hiệu quả) hay không ? Có thay đổi hay không ?
Nếu trả lời có kết quả (có hiệu quả) đó là giả thuyết có định hướng .
Nếu chỉ làm thay đổi (biến đổi , khác biệt…) đó là giả thuyết không định hướng .
Chú ý vấn đề này để sau này sử dụng công thức kiểm chứng .
6- Đặt tên cho đề tài . Khi đặt tên cho đề tài phải thể hiện được :
+ Mục tiêu đề tài
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
+ Biện pháp tác động
Ví dụ : “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối …. Trường …. Trong môn học …. Bằng biện pháp ….”
+ Mục tiêu : “Nâng cao hứng thú cho học sinh”
+ Đối tượng nghiên cứu : Tâm lý của HS
+ Phạm vi : Khối .. thuộc trường …
+ Biện pháp tác động : “bằng biện pháp …”
Bước 2 : LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (CHỌN CÁCH THỰC HIỆN)
Có 5 mẫu thiết kế nghiên cứu :
Mẫu 1 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với một nhóm duy nhất
Cách làm :
+ Chọn một nhóm duy nhất để tác động . Ví dụ chọn 1 lớp hay 1 tổ trong lớp để thực hiện biện pháp tác động mà bản thân dự định thực hiện
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo (sẽ trình bày ở bước 3) để thu thập dữ liệu .
+ Thực hiện các biện pháp tác động mà bản thân dự kiến .
+ Sau khi tác động tiến hành kiểm tra bằng các thang đo như trước khi nhóm được tác động .
Mẫu 2 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Cách làm :
+ Chọn 2 nhóm tương đương về vấn đề đang nghiên cứu . Ví dụ tương đương về trình độ , về ý thức , về số lượng …Một nhóm gọi là nhóm thực nghiệm , nhóm kia là nhóm đối chứng .
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .
+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .

Mẫu 3 : Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên
Cách làm :
+ Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .
+ Kiểm tra các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bằng các thang đo đối với cả 2 nhóm .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .
+ Sau khi tác động tiếp tục kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .

Mẫu 4 : Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên
Cách làm :
+ Chọn 2 nhóm ngẫu nhiên nhưng trên cơ sở có sự tương đương . Một nhóm là thực nghiệm , nhóm kia là đối chứng .
+ Sau đó tác động biện pháp cho nhóm thực nghiệm (nhóm đối chứng không tác động) .
+ Sau khi tác động kiểm tra bằng các thang đo đối với 2 nhóm .

Mẫu 5 : Thiết kế cơ sở AB hoặc thiết kế đa cơ sở AB
a) Thiết kế cơ sở AB (Chỉ có 1 giai đoạn cơ sở A và 1 giai đoạn cơ sở B cho 1 đối tượng duy nhất . Trong đó A là giai đoạn chưa tác động – B là giai đoạn tác động)
Cách làm : + Chọn đối tượng thỏa mãn yêu cầu nghiên cứu .
+ Ghi chép kết quả của đối tượng theo hàng ngày hoặc tuần .
+ Tác động biện pháp lên đối tượng .
+ Ghi chép kết quả của đối tượng sau tác động
Ví dụ : “Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải toán bằng việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 346,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)