Pl: STGT tố tụng, tranh tụng& TT thẩm vấn trong TPHS TG
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 27/04/2019 |
55
Chia sẻ tài liệu: Pl: STGT tố tụng, tranh tụng& TT thẩm vấn trong TPHS TG thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn trong tư pháp hình sự thế giới
20:52` 23/6/2009
( Nguồn: http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/phap-luat-the-gioi/2009/8890/To-tung-tranh-tung-va-to-tung-tham-van-trong-tu-phap.aspx ).
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đều khẳng định cần “mở rộng tranh tụng tại phiên tòa”, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Ngoài việc xác định rõ các đặc điểm đặc trưng hiện thời của tố tụng hình sự tại Việt Nam để có những bước đi tiếp theo chắc chắn và đúng đắn, thì cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá và đặc biệt là sự chọn lọc những nội dung phù hợp của các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong mối liên hệ đó, bài viết giới thiệu một số nội dung cơ bản của tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn trong tư pháp hình sự trên thế giới để cùng tham khảo. 1. Tố tụng tranh tụng
Sự “cởi mở” và tự do tranh luận giữa các bên
Mô hình tố tụng tranh tụng có nguồn gốc từ mô hình tố tụng tố cáo và phát triển mạnh mẽ ở các nước theo hệ thống luật án lệ như Anh và Mỹ. Tố tụng tranh tụng cho rằng: sự thật sẽ được mở ra qua sự tranh luận tự do và cởi mở giữa những người có dữ liệu chính xác.
Hình thức tố tụng này dựa trên quan điểm cho rằng, tố tụng là một cuộc tranh đấu tại Tòa án giữa một bên là Nhà nước (thông qua đại diện) và một bên là công dân bị nghi thực hiện tội phạm; mà đã là cuộc tranh đấu thì hai bên đều được sử dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau trong việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, phân tích và đưa ra các kết luận đối với những việc cụ thể. Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng đòi hỏi phải rất chính xác và tố tụng có vai trò đặc biệt quan trọng đến mức nhiều người cho rằng, tố tụng tranh tụng là hệ thống coi trọng luật tố tụng hơn luật nội dung.
Tố tụng tranh tụng cũng không buộc các bên phải khách quan, công khai trong quá trình thu thập chứng cứ. Họ có thể tiến hành theo nhiều cách để đạt được mục đích buộc tội hay gỡ tội, miễn sao khi tranh tụng trước Toà, bên buộc tội phải đưa ra các chứng cứ nhằm chứng minh tính có lỗi của hành vi phạm tội và xác định rõ nguyên nhân, hậu quả của tội phạm phải được nằm trong mối quan hệ nhân quả. Hành vi có lỗi đó đã vi phạm pháp luật và gây ra hậu quả nhất định cho người bị hại. Còn bên gỡ tội, họ phải chứng minh được hành vi đó không có lỗi, không vi phạm luật hoặc chưa tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay có căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong quá trình xét xử, Toà án (mà cụ thể là thẩm phán chủ toạ phiên toà) đóng vai trò là người “trọng tài lạnh lùng”, quan sát các bên tranh tụng và cùng với kết luận của bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng là bên nào chiến thắng.
Việc xem xét, đánh giá chứng cứ mà các bên đưa ra tại cuộc tranh tụng sẽ dựa trên những tiêu chí hợp lệ của chứng cứ mà pháp luật đã quy định và phụ thuộc vào niềm tin nội tâm của người thẩm phán.
Nhằm bảo đảm cho quá trình tranh tụng được diễn ra bình đẳng, dân chủ, khách quan, người ta có đưa ra hai điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, bảo đảm sử dụng việc kiểm tra chéo, đối chất để xác định tính chính xác, có căn cứ của chứng cứ. Các bên (buộc tội và gỡ tội) đều có quyền thẩm vấn các nhân chứng để kiểm tra tính trung thực trong lời khai của họ, kiểm tra tính xác thực, lô gíc và có căn cứ về những chứng cứ mà họ đã khai, nhằm bảo đảm rằng lời khai của nhân chứng là cái họ đã nhìn thấy, chứng kiến cụ thể chứ không phải do họ suy diễn hoặc họ nghĩ rằng sẽ diễn ra như vậy.
- Thứ hai, bảo đảm quyền tranh tụng trước toà cho cả phía buộc tội (đại diện của Nhà nước) và phía gỡ tội (các luật sư bào chữa) một cách bình đẳng, khách quan, không bên nào được lấn át hay áp đặt nhận thức đối với bên kia về quan
20:52` 23/6/2009
( Nguồn: http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/phap-luat-the-gioi/2009/8890/To-tung-tranh-tung-va-to-tung-tham-van-trong-tu-phap.aspx ).
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đều khẳng định cần “mở rộng tranh tụng tại phiên tòa”, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Ngoài việc xác định rõ các đặc điểm đặc trưng hiện thời của tố tụng hình sự tại Việt Nam để có những bước đi tiếp theo chắc chắn và đúng đắn, thì cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá và đặc biệt là sự chọn lọc những nội dung phù hợp của các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong mối liên hệ đó, bài viết giới thiệu một số nội dung cơ bản của tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn trong tư pháp hình sự trên thế giới để cùng tham khảo. 1. Tố tụng tranh tụng
Sự “cởi mở” và tự do tranh luận giữa các bên
Mô hình tố tụng tranh tụng có nguồn gốc từ mô hình tố tụng tố cáo và phát triển mạnh mẽ ở các nước theo hệ thống luật án lệ như Anh và Mỹ. Tố tụng tranh tụng cho rằng: sự thật sẽ được mở ra qua sự tranh luận tự do và cởi mở giữa những người có dữ liệu chính xác.
Hình thức tố tụng này dựa trên quan điểm cho rằng, tố tụng là một cuộc tranh đấu tại Tòa án giữa một bên là Nhà nước (thông qua đại diện) và một bên là công dân bị nghi thực hiện tội phạm; mà đã là cuộc tranh đấu thì hai bên đều được sử dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau trong việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, phân tích và đưa ra các kết luận đối với những việc cụ thể. Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng đòi hỏi phải rất chính xác và tố tụng có vai trò đặc biệt quan trọng đến mức nhiều người cho rằng, tố tụng tranh tụng là hệ thống coi trọng luật tố tụng hơn luật nội dung.
Tố tụng tranh tụng cũng không buộc các bên phải khách quan, công khai trong quá trình thu thập chứng cứ. Họ có thể tiến hành theo nhiều cách để đạt được mục đích buộc tội hay gỡ tội, miễn sao khi tranh tụng trước Toà, bên buộc tội phải đưa ra các chứng cứ nhằm chứng minh tính có lỗi của hành vi phạm tội và xác định rõ nguyên nhân, hậu quả của tội phạm phải được nằm trong mối quan hệ nhân quả. Hành vi có lỗi đó đã vi phạm pháp luật và gây ra hậu quả nhất định cho người bị hại. Còn bên gỡ tội, họ phải chứng minh được hành vi đó không có lỗi, không vi phạm luật hoặc chưa tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay có căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong quá trình xét xử, Toà án (mà cụ thể là thẩm phán chủ toạ phiên toà) đóng vai trò là người “trọng tài lạnh lùng”, quan sát các bên tranh tụng và cùng với kết luận của bồi thẩm đoàn sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng là bên nào chiến thắng.
Việc xem xét, đánh giá chứng cứ mà các bên đưa ra tại cuộc tranh tụng sẽ dựa trên những tiêu chí hợp lệ của chứng cứ mà pháp luật đã quy định và phụ thuộc vào niềm tin nội tâm của người thẩm phán.
Nhằm bảo đảm cho quá trình tranh tụng được diễn ra bình đẳng, dân chủ, khách quan, người ta có đưa ra hai điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, bảo đảm sử dụng việc kiểm tra chéo, đối chất để xác định tính chính xác, có căn cứ của chứng cứ. Các bên (buộc tội và gỡ tội) đều có quyền thẩm vấn các nhân chứng để kiểm tra tính trung thực trong lời khai của họ, kiểm tra tính xác thực, lô gíc và có căn cứ về những chứng cứ mà họ đã khai, nhằm bảo đảm rằng lời khai của nhân chứng là cái họ đã nhìn thấy, chứng kiến cụ thể chứ không phải do họ suy diễn hoặc họ nghĩ rằng sẽ diễn ra như vậy.
- Thứ hai, bảo đảm quyền tranh tụng trước toà cho cả phía buộc tội (đại diện của Nhà nước) và phía gỡ tội (các luật sư bào chữa) một cách bình đẳng, khách quan, không bên nào được lấn át hay áp đặt nhận thức đối với bên kia về quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)