Pl: STGT HT PL của các nước Bắc Âu

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 27/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Pl: STGT HT PL của các nước Bắc Âu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu
0:9` 19/8/2008
( Theo nguồn: http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/phap-luat-the-gioi/2008/7094/He-thong-phap-luat-cua-cac-nuoc-Bac-Au.aspx ).


Trong quan điểm của nhiều người, pháp luật của các nước phương Tây hoặc thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục địa (Dòng họ Civil Law) hoặc thuộc dòng họ pháp luật Anh - Mỹ (Dòng họ Common Law). Tuy nhiên có thể thấy rằng hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Ailen, Na Uy, Thuỵ Điển có những nét riêng khó có thể xếp vào một trong hai dòng họ pháp luật kể trên. Khái quát chung Trong quan điểm của nhiều người, pháp luật của các nước phương Tây hoặc thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục địa (Dòng họ Civil Law) hoặc thuộc dòng họ pháp luật Anh - Mỹ (Dòng họ Common Law). Tuy nhiên có thể thấy rằng hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Ailen, Na Uy, Thuỵ Điển có những nét riêng khó có thể xếp vào một trong hai dòng họ pháp luật kể trên. Zweigert và Kotz đưa ra khái niệm “phong cách pháp luật” (được hình thành từ năm nhân tố: nguồn và sự tiến triển của hệ thống pháp luật, tính đặc thù của tư duy pháp lý, các chế định pháp lý đặc thù, bản chất của các nguồn pháp luật và phương thức giải thích chúng, các nhân tố tư tưởng) như tiêu chuẩn của việc phân loại các hệ thống pháp luật và phân biệt các "vùng pháp luật" trong đó có vùng pháp luật Bắc Âu hay còn được gọi là vùng pháp luật Scandinavia (hai cách gọi này đồng nghĩa mặc dù về mặt địa lý Đan Mạch và Ailen nằm ngoài bán đảo Scandinavia) Khó có thể xếp hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu vào dòng họ pháp luật Anh - Mỹ bởi nhiều lý do, một trong những lý do đó là ở các nước này án lệ không có vai trò quyết định (mà vai trò quyết định của án lệ vốn là một trong những đặc trưng cơ bản của dòng họ pháp luật Anh Mỹ). Cũng khó có thể xếp hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu vào dòng họ pháp luật châu Âu lục địa bởi đặc trưng cho dòng họ này là sự ảnh hưởng của Luật La Mã và vai trò quan trọng của Luật thành văn với các Bộ luật là công cụ chính yếu để hệ thống các quy phạm. Trong sự phát triển của pháp luật ở các nước Bắc Âu, Luật La Mã có ảnh hưởng không đáng kể và ở các nước này đến tận bây giờ vẫn không có các Bộ luật như Bộ luật Dân sự Đức... Zweigert vµ Kotz kết luận rằng do có mối quan hệ chặt chẽ và một số nét “phong cách pháp luật” riêng nên xếp hệ thống pháp luật các nước Bắc Âu vào một nhóm riêng, đồng thời ghi nhận rằng nhóm này có nhiều điểm tương đồng với dòng họ pháp luật châu Âu lục địa bởi pháp luật của các nước Bắc Âu được xây dựng và phát triển tuân theo nguyên tắc về tính tối cao của luật thành văn, sử dụng một cách rộng rãi các cấu trúc và khái niệm pháp lý của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa . Lịch sử phát triển hệ thống pháp luật ở các nước Bắc Âu Quan hệ chính trị và văn hoá gần gũi đã giải thích những nét tương đồng giữa hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu. Đến thế kỷ VIII, những người Scandinavia nhận ra rằng việc cướp bóc các vùng nước ngoài giàu có đem lại nhiều lợi nhuận hơn là khai thác biển cả và mảnh đất kém màu mỡ của mình. Người Thuỵ Điển lập nên triều đại Nga đầu tiên, người Đan Mạc và Na Uy tiến về phía Tây đến Scotlen, Anh, Ailen. Dưới thời Canute Đại Đế (995-1035), Anh là một phần của Đế quốc Scandinavia gồm Đan Mạch, Na Uy và một phần Thuỵ Điển. Sau khi Canute Đại Đế chế, Đế quốc Scandinavia tan rã, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển trở thành những vương quốc độc lập, giao tranh lẫn nhau. Năm 1397, một liên minh giữa Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy được thiết lập theo Thoả ước Kalmar. Người đứng đầu Liên minh Kalmar là Margaret, con gái vua Đan Mạch và là quả phụ của vua Na Uy. Các quý tộc Thuỵ Điển trục xuất vua Albert Mecklenburg và bầu Margaret làm Nữ hoàng. Liên minh Kalmar tiếp tục tồn tại về hình thức đến năm 1523 khi Thuỵ Điển tách khỏi Liên minh. Vua Gustay Vasa (1523-1560) đã có công củng cố vương quốc, khiến Thuỵ Điển thành một nước mạnh và thống nhất. Phần Lan bị Thuỵ Điển xâm chiếm trong thế kỷ XII-XIII, từ năm 1809
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)