Phút Suy Tư
Chia sẻ bởi Heo Thiếu Tháng |
Ngày 26/04/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Phút Suy Tư thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
NHỚ HƯƠNG XƯA
Hồi trước, vợ chồng nghèo, mỗi lần đi ruộng anh thường lượm ốc về bảo chị chặt đít kho khô sả. Nước mấm nhiều hơn ốc, vậy mà hai đứa ăn sạch nồi cơm.
Bây giờ, khá giả, bữa cơm nào cũng thịt cá ê hề, nhớ đến hương vị xưa chị đi chợ mua ốc về kho sả. Không thèm động đũa, anh cằn nhằn: “Ba cái thứ này nhớt nhợt, mua làm chi!”.
Dằn dỗi, anh xách xe ra phố. Nhìn nồi cơm đầy ắp, chị khóc. Nước mắt lăn dài theo tiếng xe...
Trần Thị Út (An Giang)
CÂY RÙ RÌ
Con bị ghẻ. Xức thuốc vẫn chưa khỏi. Đêm thường ngủ không yên. Xót con, chị càng nhớ mẹ.
Ngày ấy, bốn anh em cùng bị ghẻ. Chiều chiều, mẹ đưa các con lên sông Bến Đồn tắm. Cây rù rì mọc đầy bãi cát. Mẹ hái lá vò nát, xát cho từng đứa đến nổi bọt. Ơi rát! Bầy con la khóc vang cả sông. Nhưng khi về, mát mẻ, thơ thới. Đêm ngủ tròn giấc. Dăm hôm khỏi hẳn.
... Chị xa quê lâu lắm rồi, mẹ cũng đã mất. không biết bến xưa có còn cây rù rì?
MUỘN
Năm 1978, khi tham gia tác chiến ở chiến trường Campuchia tôi yêu tha thiết một cô quân y tên Bé Tư. Trong một chiến dịch tình cờ tôi thấy cô nói với một thương binh trên đường tải thương “em yêu anh”. Tôi lặng lẽ chia tay cô.
Năm 2000, tôi gặp lại cô ở TP. HCM. Nhắc lại chuyện cũ cô nói “Em muốn động viên anh thương binh để anh ấy có thể vượt qua cái chết, nhưng tiếc thay anh ấy đã hy sinh trên bàn mổ”.
Tôi hiểu ra nhưng tất cả đã muộn.
CHỒNG DỞ
Đằng đẳng bao năm người đàn ông ấy nuốt lời thề. Chị gật đầu theo mẹ lấy chồng huyện bên. Bà mối bảo nhà chồng giàu có, chị sẽ sướng cả đời.
Đám cưới chị to nhất làng. Dâu về đến cổng làng, nhìn thấy mấy đứa trẻ chơi đuổi bắt, chú rể chạy theo. Nước mắt chị tuôn thành suối.
Hai năm trôi qua, đứa bé trai mới lọt lòng thật bụ bẫm. Hôm ẵm con về thăm mẹ, chị nghe người ta bảo “chẳng giống thằng bố ý nào” mà thấy buốt nơi tim.
Tạ Thị Hạnh Liên (Oxfam Hong Kong – 218 Đội Cấn, Hà Nội)
EM TÔI
Ba tháng trước ba mẹ tôi ly thân, thằng Tý mới lớp một, tôi lớp chín. Hôm nay, giờ cơm chiều ba mẹ tôi chẳng buồn nói với nhau một tiếng. Thằng Tý đi học về, cả nhà lên bàn cơm dọn sẵn. Chợt thằng Tý nói: “Chị ơi, thằng Tân bạn em, không chơi với em nữa vì bọn em đã ly thân. Hôm nay, nhà nó dọn đi, nó chuyển trường, biết vậy em không ly thân với nó, nó sẽ không chuyển đi”. Ba mẹ tôi nhìn nhau, tôi rơi nước mắt...
Hữu Thành (Long Thành, Đồng Nai)
BẠN GIÀ
Lâu lâu mới gặp nhau, thấy bạn thần sắc kém. Lại nghe tin đám con cháu bỉ mặt. Hai vợ chồng già sống với nhau. Mà gia cảnh có đến nổi nào. Hưu trí rồi, con đi đàng con.
Bạn hỏi:
Giờ đứa nào ở với ông?
Thực tình, mình sống cùng với con út, con gái luôn về thăm. Thương bạn, đành nói dối:
Thì cũng như ông.
Bạn thở dài:
Giờ vậy!
Đã toan nói: “Không hẵn ai cũng thế”. Lại thôi.
Im lặng. Rồi đứng dậy bắt tay nhau.
Phong Thu (Hà Nội)
TRẬN ĐÒN CỦA BỐ
Ngày bé, tôi bị đánh đòn vì hư, vì học kém. Những lần như thế, tôi thường oán hận ông.
Giờ đây, tôi đã có gia đình, rồi có con. Và đôi lúc chúng hư hỏng, tôi cũng đánh chúng. Nhưng mà, mỗi ngọn roi quất lên người các con tôi là tôi cảm thấy như tim mình đau xé...
Tôi chợt nhớ đến bố. Nhưng người đã không còn nữa. Bố tôi đã đi xa...
Nguyễn Long Sơn (Q1 – TP. HCM)
CHẮT CHIU
Bà ở quê lên chơi. Chủ nhật mẹ dọn các thứ không còn dùng đến, bỏ xe rác cho khỏi chật nhà.
Bà âm thầm nhặt chiếc cặp trong đống đồ bỏ, vuốt ve nó rồi cho vào túi xách của bà. Tôi tò mò đi theo: “Bà, chi vậy bà?”. Bà nhìn tôi cười nhẹ: “Bà mang về cho con cô Tư. Tội nghiệp nó, cặp rách hết vẫn còn
Hồi trước, vợ chồng nghèo, mỗi lần đi ruộng anh thường lượm ốc về bảo chị chặt đít kho khô sả. Nước mấm nhiều hơn ốc, vậy mà hai đứa ăn sạch nồi cơm.
Bây giờ, khá giả, bữa cơm nào cũng thịt cá ê hề, nhớ đến hương vị xưa chị đi chợ mua ốc về kho sả. Không thèm động đũa, anh cằn nhằn: “Ba cái thứ này nhớt nhợt, mua làm chi!”.
Dằn dỗi, anh xách xe ra phố. Nhìn nồi cơm đầy ắp, chị khóc. Nước mắt lăn dài theo tiếng xe...
Trần Thị Út (An Giang)
CÂY RÙ RÌ
Con bị ghẻ. Xức thuốc vẫn chưa khỏi. Đêm thường ngủ không yên. Xót con, chị càng nhớ mẹ.
Ngày ấy, bốn anh em cùng bị ghẻ. Chiều chiều, mẹ đưa các con lên sông Bến Đồn tắm. Cây rù rì mọc đầy bãi cát. Mẹ hái lá vò nát, xát cho từng đứa đến nổi bọt. Ơi rát! Bầy con la khóc vang cả sông. Nhưng khi về, mát mẻ, thơ thới. Đêm ngủ tròn giấc. Dăm hôm khỏi hẳn.
... Chị xa quê lâu lắm rồi, mẹ cũng đã mất. không biết bến xưa có còn cây rù rì?
MUỘN
Năm 1978, khi tham gia tác chiến ở chiến trường Campuchia tôi yêu tha thiết một cô quân y tên Bé Tư. Trong một chiến dịch tình cờ tôi thấy cô nói với một thương binh trên đường tải thương “em yêu anh”. Tôi lặng lẽ chia tay cô.
Năm 2000, tôi gặp lại cô ở TP. HCM. Nhắc lại chuyện cũ cô nói “Em muốn động viên anh thương binh để anh ấy có thể vượt qua cái chết, nhưng tiếc thay anh ấy đã hy sinh trên bàn mổ”.
Tôi hiểu ra nhưng tất cả đã muộn.
CHỒNG DỞ
Đằng đẳng bao năm người đàn ông ấy nuốt lời thề. Chị gật đầu theo mẹ lấy chồng huyện bên. Bà mối bảo nhà chồng giàu có, chị sẽ sướng cả đời.
Đám cưới chị to nhất làng. Dâu về đến cổng làng, nhìn thấy mấy đứa trẻ chơi đuổi bắt, chú rể chạy theo. Nước mắt chị tuôn thành suối.
Hai năm trôi qua, đứa bé trai mới lọt lòng thật bụ bẫm. Hôm ẵm con về thăm mẹ, chị nghe người ta bảo “chẳng giống thằng bố ý nào” mà thấy buốt nơi tim.
Tạ Thị Hạnh Liên (Oxfam Hong Kong – 218 Đội Cấn, Hà Nội)
EM TÔI
Ba tháng trước ba mẹ tôi ly thân, thằng Tý mới lớp một, tôi lớp chín. Hôm nay, giờ cơm chiều ba mẹ tôi chẳng buồn nói với nhau một tiếng. Thằng Tý đi học về, cả nhà lên bàn cơm dọn sẵn. Chợt thằng Tý nói: “Chị ơi, thằng Tân bạn em, không chơi với em nữa vì bọn em đã ly thân. Hôm nay, nhà nó dọn đi, nó chuyển trường, biết vậy em không ly thân với nó, nó sẽ không chuyển đi”. Ba mẹ tôi nhìn nhau, tôi rơi nước mắt...
Hữu Thành (Long Thành, Đồng Nai)
BẠN GIÀ
Lâu lâu mới gặp nhau, thấy bạn thần sắc kém. Lại nghe tin đám con cháu bỉ mặt. Hai vợ chồng già sống với nhau. Mà gia cảnh có đến nổi nào. Hưu trí rồi, con đi đàng con.
Bạn hỏi:
Giờ đứa nào ở với ông?
Thực tình, mình sống cùng với con út, con gái luôn về thăm. Thương bạn, đành nói dối:
Thì cũng như ông.
Bạn thở dài:
Giờ vậy!
Đã toan nói: “Không hẵn ai cũng thế”. Lại thôi.
Im lặng. Rồi đứng dậy bắt tay nhau.
Phong Thu (Hà Nội)
TRẬN ĐÒN CỦA BỐ
Ngày bé, tôi bị đánh đòn vì hư, vì học kém. Những lần như thế, tôi thường oán hận ông.
Giờ đây, tôi đã có gia đình, rồi có con. Và đôi lúc chúng hư hỏng, tôi cũng đánh chúng. Nhưng mà, mỗi ngọn roi quất lên người các con tôi là tôi cảm thấy như tim mình đau xé...
Tôi chợt nhớ đến bố. Nhưng người đã không còn nữa. Bố tôi đã đi xa...
Nguyễn Long Sơn (Q1 – TP. HCM)
CHẮT CHIU
Bà ở quê lên chơi. Chủ nhật mẹ dọn các thứ không còn dùng đến, bỏ xe rác cho khỏi chật nhà.
Bà âm thầm nhặt chiếc cặp trong đống đồ bỏ, vuốt ve nó rồi cho vào túi xách của bà. Tôi tò mò đi theo: “Bà, chi vậy bà?”. Bà nhìn tôi cười nhẹ: “Bà mang về cho con cô Tư. Tội nghiệp nó, cặp rách hết vẫn còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Heo Thiếu Tháng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)