Phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả
Chia sẻ bởi Mang Ngọc Hoàng |
Ngày 23/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: Phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Nội dung : Các phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả.
Môn : Thức ăn chăn nuôi.
GVHD : Lê Thị Xuân Dung
Nhóm : 1
Mở đầu
Đồng cỏ là cơ sở quan trọng nhất của nghề chăn nuôi gia súc đặc biệt là trâu bò, càng quan trọng khi nền công nghiệp chăn nuôi ngày càng phát triển trên đà thâm canh tăng năng xuất .Cỏ không những là nguồn thức ăn gia súc có chất lượng, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện nhiều nước mà cỏ còn có những tác dụng khác như bảo vệ và cải tạo đất trồng dưới dạng này hay dạng khác. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhưng nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được. Do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ. Vì vậy nhóm chúng tôi tiến hành tìm hiểu về vấn đề: “Các phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả” để nhằm nhìn nhận một cách toàn diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thức cải tạo, sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng cũng như tự nhiên.
I. Phương thức chăn thả
quảng canh.
NỘI DUNG
II. Phương thức chăn thả
thâm canh.
I. Phương thức chăn thả quảng canh.
Là phương thức phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên cơ sở tăng thêm đầu gia súc để đáp ứng nhu cầu về nông sản và thực phẩm của xã hội. Trong phương thức quảng canh, kĩ thuật sản xuất nói chung là lạc hậu. Sản xuất tiến hành dựa chủ yếu vào việc khai thác đồng cỏ tự nhiên.
Ưu điểm
Tận dụng được thảm cỏ tự nhiên rộng lớn, không phải đầu tư vốn, không cần kỹ thuật cao.
Nhược điểm
Không đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn đối với gia súc.
Công tác thú y không được chủ động, để các loại kí sinh trùng phát triển.
Đồng cỏ không được chăm sóc, dễ bị thoái hóa do xói mòn, dẫm đạp nhiều.
Mức độ thâm canh thấp, sản phẩm thu về ít.
Một số phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả quảng canh.
1.Chăn thả du canh:
Là chế độ chăn thả mà người và đàn gia súc thay đổi chỗ ở bằng cách di chuyển trên địa bàn rộng lớn, đến đâu thì đóng trại ở đó. Người chăn thả với kinh nghiệm sẽ đưa đàn gia súc tìm nơi có cỏ tốt để rồi sau một thời gian sẽ trở lại bãi chăn cũ. Phương thức chăn thả này thường sử dụng cho dê, cừu, bò thịt và sử dụng thảm cỏ tự nhiên cho đàn gia súc thấp sản.
Chăn thả gia súc tại một chỗ, không tốn công đi lại và không hay mắc dịch bệnh. Đây là phương thức đặc trưng của Việt Nam
2. Chăn thả liên tục.
Phương thức này là nhốt một mùa và chăn thả một mùa hoặc thả một mùa rồi bán.
3. Chăn thả theo mùa
II. Phương thức chăn thả thâm canh.
Là phương thức phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu với mức độ đầu tư tiền vốn nhằm đảm bảo nhu cầu gia súc và cỏ trồng, mật độ chăn nuôi tăng lên và sản phẩm thu được cao, được sử dụng cho gia súc cao sản.
Ưu điểm
Mật độ gia súc tăng lên, cỏ lãng phí ít, giảm được diện tích cỏ.
Đàn gia súc đảm bảo về số lượng và chất lượng, nhất là khẩu phần ăn được cân đối chủ động, do đó năng suất đàn tăng.
Vấn đề vệ sinh được coi trọng, giảm được cảm nhiễm ấu trùng.
Năng suất đồng cỏ tăng, việc cân bằng và phân phối thức ăn chủ động.
Nhược điểm
Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cao, phải có cơ cấu chuồng trại đồng cỏ thích hợp cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
Là phương thức chăn thả trên một đồng cỏ người ta chia làm 20 – 30 lô, các lô được tính toán sao cho có lợi nhất với sự sinh của gia súc trưởng thành. Mỗi đàn gia súc được quy định cụ thể ăn bao nhiêu ngày trên một lô và được chăn thả luân phiên trên các lô khác nhau.
Phương thức chăn thả thâm canh luân phiên
Ưu điểm
Phù hợp với thời gian nghỉ của cỏ.
Số lượng gia súc được khống chế đảm bảo sức khỏe.
Thời gian chăn nuôi được xác định, phòng được các bệnh ký sinh trùng.
Chủ động trong cung cấp thức ăn.
Cải tiến được thành phần thảm cỏ.
Ứng Dụng
- Xác định hình thức chăn thả phù hợp với điều kiện đồng cỏ của từng địa phương.
- Thực hiện các biện pháp cải tạo đồng cỏ đưa vào trồng các giống cỏ chất lượng, năng suất cao nhằm nâng cao giá trị của đồng cỏ.
- Thường xuyên vệ sinh đồng cỏ để diệt trừ các mầm bệnh.
- Lựa chọn giống vật nuôi phù hợp với điều kiện hiện có và tiềm năng đồng cỏ của địa phương.
Kết Luận
Vai trò của đồng cỏ chăn thả trong chăn nuôi là rất quan trọng đặc biệt là trong chăn nuôi gia súc nhai lại.
Ngày nay người ta đã không ngừng sử dụng các tiến bộ kỹ thuật để cải tạo đồng cỏ chăn thả.
Tạo ra được những đồng cỏ tốt và biết cách sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đó cũng chính là mục đích cuối cùng mà người chăn nuôi hướng tới.
XIN CẢM ƠN CÁC BẠN
Nội dung : Các phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả.
Môn : Thức ăn chăn nuôi.
GVHD : Lê Thị Xuân Dung
Nhóm : 1
Mở đầu
Đồng cỏ là cơ sở quan trọng nhất của nghề chăn nuôi gia súc đặc biệt là trâu bò, càng quan trọng khi nền công nghiệp chăn nuôi ngày càng phát triển trên đà thâm canh tăng năng xuất .Cỏ không những là nguồn thức ăn gia súc có chất lượng, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện nhiều nước mà cỏ còn có những tác dụng khác như bảo vệ và cải tạo đất trồng dưới dạng này hay dạng khác. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhưng nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được. Do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ. Vì vậy nhóm chúng tôi tiến hành tìm hiểu về vấn đề: “Các phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả” để nhằm nhìn nhận một cách toàn diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thức cải tạo, sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng cũng như tự nhiên.
I. Phương thức chăn thả
quảng canh.
NỘI DUNG
II. Phương thức chăn thả
thâm canh.
I. Phương thức chăn thả quảng canh.
Là phương thức phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên cơ sở tăng thêm đầu gia súc để đáp ứng nhu cầu về nông sản và thực phẩm của xã hội. Trong phương thức quảng canh, kĩ thuật sản xuất nói chung là lạc hậu. Sản xuất tiến hành dựa chủ yếu vào việc khai thác đồng cỏ tự nhiên.
Ưu điểm
Tận dụng được thảm cỏ tự nhiên rộng lớn, không phải đầu tư vốn, không cần kỹ thuật cao.
Nhược điểm
Không đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn đối với gia súc.
Công tác thú y không được chủ động, để các loại kí sinh trùng phát triển.
Đồng cỏ không được chăm sóc, dễ bị thoái hóa do xói mòn, dẫm đạp nhiều.
Mức độ thâm canh thấp, sản phẩm thu về ít.
Một số phương thức sử dụng đồng cỏ chăn thả quảng canh.
1.Chăn thả du canh:
Là chế độ chăn thả mà người và đàn gia súc thay đổi chỗ ở bằng cách di chuyển trên địa bàn rộng lớn, đến đâu thì đóng trại ở đó. Người chăn thả với kinh nghiệm sẽ đưa đàn gia súc tìm nơi có cỏ tốt để rồi sau một thời gian sẽ trở lại bãi chăn cũ. Phương thức chăn thả này thường sử dụng cho dê, cừu, bò thịt và sử dụng thảm cỏ tự nhiên cho đàn gia súc thấp sản.
Chăn thả gia súc tại một chỗ, không tốn công đi lại và không hay mắc dịch bệnh. Đây là phương thức đặc trưng của Việt Nam
2. Chăn thả liên tục.
Phương thức này là nhốt một mùa và chăn thả một mùa hoặc thả một mùa rồi bán.
3. Chăn thả theo mùa
II. Phương thức chăn thả thâm canh.
Là phương thức phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu với mức độ đầu tư tiền vốn nhằm đảm bảo nhu cầu gia súc và cỏ trồng, mật độ chăn nuôi tăng lên và sản phẩm thu được cao, được sử dụng cho gia súc cao sản.
Ưu điểm
Mật độ gia súc tăng lên, cỏ lãng phí ít, giảm được diện tích cỏ.
Đàn gia súc đảm bảo về số lượng và chất lượng, nhất là khẩu phần ăn được cân đối chủ động, do đó năng suất đàn tăng.
Vấn đề vệ sinh được coi trọng, giảm được cảm nhiễm ấu trùng.
Năng suất đồng cỏ tăng, việc cân bằng và phân phối thức ăn chủ động.
Nhược điểm
Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật cao, phải có cơ cấu chuồng trại đồng cỏ thích hợp cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
Là phương thức chăn thả trên một đồng cỏ người ta chia làm 20 – 30 lô, các lô được tính toán sao cho có lợi nhất với sự sinh của gia súc trưởng thành. Mỗi đàn gia súc được quy định cụ thể ăn bao nhiêu ngày trên một lô và được chăn thả luân phiên trên các lô khác nhau.
Phương thức chăn thả thâm canh luân phiên
Ưu điểm
Phù hợp với thời gian nghỉ của cỏ.
Số lượng gia súc được khống chế đảm bảo sức khỏe.
Thời gian chăn nuôi được xác định, phòng được các bệnh ký sinh trùng.
Chủ động trong cung cấp thức ăn.
Cải tiến được thành phần thảm cỏ.
Ứng Dụng
- Xác định hình thức chăn thả phù hợp với điều kiện đồng cỏ của từng địa phương.
- Thực hiện các biện pháp cải tạo đồng cỏ đưa vào trồng các giống cỏ chất lượng, năng suất cao nhằm nâng cao giá trị của đồng cỏ.
- Thường xuyên vệ sinh đồng cỏ để diệt trừ các mầm bệnh.
- Lựa chọn giống vật nuôi phù hợp với điều kiện hiện có và tiềm năng đồng cỏ của địa phương.
Kết Luận
Vai trò của đồng cỏ chăn thả trong chăn nuôi là rất quan trọng đặc biệt là trong chăn nuôi gia súc nhai lại.
Ngày nay người ta đã không ngừng sử dụng các tiến bộ kỹ thuật để cải tạo đồng cỏ chăn thả.
Tạo ra được những đồng cỏ tốt và biết cách sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đó cũng chính là mục đích cuối cùng mà người chăn nuôi hướng tới.
XIN CẢM ƠN CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mang Ngọc Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)