Phuong thuc san xuat truoc CNTB o Viet Nam

Chia sẻ bởi Lê Khắc Thu | Ngày 26/04/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: phuong thuc san xuat truoc CNTB o Viet Nam thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Ý kiến của các nhà sử học và của anh (chị) về hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam trước thời Bắc thuộc?

Phương thức sản xuất là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Maxr. Nó có nghĩa nôm na là "cách thức của sản xuất". Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin rất quan tâm đến các vấn đề phương thức sản xuất trong lịch sử tiến hoá của nhân loại.
Marx và Engles trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845 – 1846, nói rằng trướng chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua 3 phương thức sở hữu cơ bản.
“…Hình thức sở hữu đầu tiên là hình thức sở hữu Bộ lạc. Nó phù hợp với giai đoạn chưa phát triển sản xuất, khi người ta sống bằng săn bắn và đánh cá, bằng chăn nuôi hay nhiều lắm bằng trồng trọt…”.
“… Hình thức sở hữu thứ hai là hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà nước tồn tại trong thời cổ và ra đời chủ yếu từ sự tập hợp-bằng hiệp ước hay bằng chinh phục – nhiều Bộ lạc thành một Thị tộc và chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở đó…”.
“…Hình thức sở hữu thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Nếu điểm xuất phát của thời cổ đại là thành thị và lãnh thổ nhỏ của nó thì điểm xuất phát của thời trung cổ lại là nông thôn…trái với Hy lạp và Rôma, sự phát triển phong kiến bắt đầu trên một địa vực rộng hơn nhiều… Những thế kỷ cuối cùng của Đế quốc Rôma suy tàn và cuộc chinh phục đế quốc đó bỡi những người dã man đã phá huỷ một khối lớn những lực lượng sản xuất… Đướ ảnh hưởng của chế độ quân sự của người Giéc manh thì hoàn cảnh vốn có đó và cách thức tổ chức trinh phục do hoàn cảnh đó đẻ ra, đã phát triển chế độ sở hữu phong kiến…”(1).
V.I.Lenin trong tác phẩm “Bàn về nhà nước” viết năm 1919 nói rõ rằng và dứt khoát hơn:
“…Sự tiến hoá của tất cả các xã hội loài người qua hàng nghìn năm, ở tất cả các nước, không trừ nước nào cả, đã chỉ cho chúng ta thấy tính quy luật chung, tính xác định, tính quán triệt của sự tiến hoá đó: Bắt đầu tự một xã hội không có giai cấp, một xã hội gia trưởng sơ khai, nguyên thuỷ không có quý tộc; sau đến là một chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ… tiếp sau hình thái đó, có một hình thái khác trong lịch sử: chế độ nông nô…”(2).
Như vậy, cũng như Marx và Engles thì Lenin cũng khẳng định trước chủ nghĩa tư bản có ba phương thức sản xuất và đó là quy luật phổ biến trong lịch sử xã hội loài người kể cả phương Đông hay phương Tây đó là “không trừ nước nào cả”.
Tuy nhiên năm 1845 – 1846, trong “hệ tư tưởng Đức” Marx và Engles nói trước chủ nghĩa tư bản, xã hội loài người đã trải qua ba hình thức sở hữu chủ yếu đó là: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến. Nhưng đến thập niên 50 của thế kỷ XIX, Marx lại có thêm một ý kiến mới; nguyên là gần một thế kỷ xâm lược đến năm 1849 thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm đất đai Ấn Độ. Do vậy tại nghị viện Anh đã diễn ra cuộc tranh luận về chính sách cai trị đất nước cổ xưa và rộng lớn này. Để vạch trần bản chất tham lam và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Marx bắt đầu chú ý nghiên cứu về phương Đông, nhiều bài viết về Ấn Độ, Trung Quốc… được liên tiếp công bố trên báo “New York Daily Tribure”, trong đó Marx đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của xã hội phương Đông. Đến năm 1859, trong lời tựa của tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Marx viết:
“…Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á, cổ đại phong kiến và tư bản hiện đại (thời đại của Marx) là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội…”(3).
Như vậy đến đây ở trong tác phẩm này, Marx chủ trương trước chủ nghĩa tư bản có bốn phương thức sản xuất trong lịc sử xã hội loài người đó là: ba phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Khắc Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)