Phương pháp soạn giáo án điện tử

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Hà | Ngày 04/11/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp soạn giáo án điện tử thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trên thực tế đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của giáo viên. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động Dạy và hoạt động Học, trong đó có việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là một yêu cầu, một giải pháp cần thiết cho tinh thần đổi mới và thực hiện hoá sự đổi mới ấy trong công tác triển khai dạy học các môn học nói chung theo chương trình sách giáo khoa mới hiện nay. Muốn vậy, cần phải tạo được đầy đủ các công cụ để hỗ trợ một cách tối đa các hoạt động dạy học, phải giải phóng được giáo viên thoát khỏi những hoạt động chân tay thông thường, đặt học sinh vào môi trường học tập thuận lợi, và giáo viên có đủ điều kiện và khả năng giám sát chất lượng cũng như kết quả hoạt động nhận thức của học sinh. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng máy vi tính với hệ thống Multimedia cùng các phần mềm phù hợp đã tỏ ra nhiều triển vọng.
Trong những năm gần đây, máy vi tính đã được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông với tư cách là một phương tiện dạy học cùng nhiều loại phần mềm được thiết kế theo các quan điểm khác nhau. Đó là các quan điểm cổ điển, vi thế giới, hệ tác giả, hệ chuyên gia. Vì vậy, hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học cũng rất đa dạng và phong phú. Trong đó, bài giảng điện tử là một hình thức được sử dụng phổ biến nhất. Bài giảng điện tử có thể được viết bằng các ngôn ngữ lập trình tùy theo trình độ tin học của người viết, hoặc được thiết kế trên các phần mềm trình diễn như Frontpage, Publisher, Flash, PowerPoint,…Thực tế cho thấy, việc thiết kế bài giảng điện tử dựa trên phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint là quen thuộc, gần gũi, đơn giản, tiện lợi, phổ biến và thao tác đơn giản, dễ sử dụng hơn cả.
I. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài học trên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy - học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy tính tạo ra.
Trong những năm gần đây, công nghệ máy tính đã có sự phát triển vượt bậc. Từ tốc độ xử lý đến dung lượng lưu trữ được cải thiện và đạt ở mức chóng mặt. Cùng với sự phát triển đó là sự ra đời và phát triển của hệ thống đa phương tiện, sự kết hợp của máy vi tính với Multimedia đã tăng cường khả năng ứng dụng của máy tính điện tử trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động dạy học.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông, một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều dạng truyền thông tin. Trong môi trường Multimedia, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio), phim video (video clip), bảng biểu (table) hay biểu đồ (chart)…
Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bột kiến thức của bài học được số hoá (để lưu vào bộ nhớ của máy tính) dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đồng thời kịch bản của quá trình dạy học (trình tự logic và phương pháp truyền thụ nội dung kiến thức) cũng được cài đặt vào quá trình trình diễn bài giảng (trong môi trường Multimedia) thông qua một phần mềm. Nhờ đó kiến thức của bài học được chuyển tải đến học sinh nhiều kênh và các cách thức khác nhau.
Như vậy, cùng với máy tính, bài giảng điện tử thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực trên nhiều phương tiện cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Mọi chương trình trình cài đặt trên máy tính nhằm cho phép người sử dụng khai thác những khả năng tiềm tàng của máy tính để giải quyết những nhiệm vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều được gọi là phần mềm. Theo quan điểm này, bài giảng điện tử cũng được xem là một phần mềm hỗ trợ dạy học. Nhưng ngược lại, một phần mềm có được xem là một bài giảng điện tử hay không, chúng ta cần đánh giá những chức năng hỗ trợ dạy học của nó. Thực tế hiện nay không ít người chưa hiểu rỏ khái niệm và chức năng của bài giảng điện tử, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo.
Ngoài ra, do sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, mà hiện nay trong giáo dục đã xuất hiện nhiều khái niệm mới, vậy nên cần phải phân biệt các khái niệm ấy như: sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử, bài giảng điện tử,…
Sách giáo khoa hay giáo án điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức được lưu trữ và trình bày dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh,…Điều khác căn bản giữa tài liệu điện tử và tài liệu thông thường là ở chỗ kiến thức được trình bày cùng một lúc theo nhiều cách khác nhau: trọng tâm, đơn giản, chi tiết,…thuận tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất. Tài liệu điện tử cho phép tìm kiếm và thực hiện nhiều cách tiếp cận thông tin của tài liệu một cách thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời có thể dễ dàng liên kết đến các tài liệu khác.
Như vậy các tài liệu điện tử nói chung thực chất là sự số hoá của các tài liệu thông thông thường, song khả năng tìm kiếm, truy xuất và trình diễn thông tin của tài liệu được tăng cường, đồng thời có thể dễ dàng thực hiện việc liên kết giữa chúng với nhau nhờ khả năng của máy tính với Multimedia.
Ngày nay, sách giáo khoa điện tử còn cho phép kết nối và cập nhật thêm thông tin mới từ các trang web mà địa chỉ đã có sẳn trong sách giáo khoa điện tử.
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể có được bài giảng điện tử.
Các tài liệu điện tử này có thể được lưu trên đĩa cứng của máy tính, trên đĩa CD, USB hay trên các thiết bị nhớ khác và hình thành nên các thư viện điện tử - một tài sản trí tuệ chung của tất cả mọi người. Người dùng có thể truy cập đến nó từ bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng nhờ đó đã góp phần tích cực trong việc giảm chi phí đầu tư (mua sắm tài liệu) cho việc học tập của học sinh.
Việc số hoá và cho phép sử dụng không hạn chế các tài liệu điện tử trên mạng Internet cũng là cách tốt nhất để hội đồng biên soạn sách giáo khoa thu thập được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, phê bình chuẩn hoá hệ thống tài liệu số hoá trong sự phát triển của các thư viện điện tử, một xu thế tất yếu trong xã hội ngày nay và trong tương lai.
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1. Đảm bảo tính khoa học Sư phạm và khoa học Tin học
Về bản chất thì bài giảng điện tử là một phần mềm được cài đặt trên máy tính để hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì vậy nó cần đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm hỗ trợ dạy học, nghĩa là phải hàm chứa trong đó tri thức ở mức chuyên gia của hai lĩnh vực Sư phạm và Tin học. Đáp ứng được yêu cầu này cũng đồng thời đã đề cao được chất lượng (tính chuẩn tắc) của một phần mềm nói chung được gọi là “phần mềm dạy học” và tính hiệu quả của việc sử dụng nó. Các phần mềm dạy học hiện nay chủ yếu là sản phẩm của các chuyên gia tin học (thể hiện tốt các kỹ thuật lập trình, nhưng lại thiếu tri thức ở mức chuyên gia về dạy học). Ngược lại, cũng có một số “phần mềm dạy học” là sản phẩm của các chuyên gia về dạy học (đáp ứng tốt các yêu cầu, nguyên tắc và kịch bản của quá trình dạy học, nhưng lại yếu về kỹ thuật lập trình). Để có một phần mềm thực sự là “phần mềm dạy học” thì nó phải là một sản phẩm được kết tinh trong đó tri thức ở mức chuyên gia của hai lĩnh vực Dạy học và Tin học.
2. Đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng bài giảng điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chì hàng đầu. Vì rằng các hoạt động dạy học rất phong phú và đa dạng gồm cả những hoạt động chân tay và hoạt động trí óc. Bài giảng điện tử với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính hỗ trợ nhiều mặt của quá trình dạy học. Giải phóng người dạy những hoạt động phổ thông để có thời gian đầu tư cho việc tổ chức, điều khiển, giám sát điều chỉnh hoạt động nhận thức của người học. Đồng thời phải tạo ra được những điều kiện tốt đẹp để hoạt động nhận thức của học sinh được diễn tả một cách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo. Nói cách khác, thiết kế bài giảng điện tử cần coi trọng phát huy cao nhất những thế mạnh của máy tính để tạo ra mội trường học tập, trong đó tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh được phát huy cao độ. Đây cũng chính là thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sử dụng của một thiết bị dạy học hiện đại trong điều kiện và hoàn cảnh của nền giáo dục nước ta hiện nay.
3. Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng
Trong một bài giảng điện tử thường có sự liên kết của nhiều slide, mỗi một slide sẽ đảm nhận hỗ trợ giảng dạy một yếu tố nội dung kiến thức nào đó. Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này. Số lượng các slide cần sử dụng trong bài giảng sẽ tương ứng với các yếu tố kiến thức cấu thành bài giảng, sự liên kết giữa các slide thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố kiến thức của bài học và do đó việc thay đổi nội dung trên mỗi slide, số lượng slide, cùng mối liên kết giữa chúng cũng chính là thay đổi cấu trúc logic nội dung của bài học. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc của bài giảng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh sữa, nâng cấp và hoàn thiện bài giảng sau này.
Các bài giảng phải được viết dưới dạng một phần mềm công cụ để cho mọi người (không riêng gì người thiết kế) có thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)