Phương pháp ra đề trắc nghiệm
Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Hoàng |
Ngày 02/05/2019 |
66
Chia sẻ tài liệu: phương pháp ra đề trắc nghiệm thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP SOẠN MỘT BÀI THI TRẮC NGHIỆM
Gv: Bùi Ngọc Hoàng
Trường THCS Nguyễn Du – Đăkrlấp – Đăk Nông
I. CÁC KHẢ NĂNG CƠ BẢN MÀ NGƯỜI SOẠN TRẮC NGHIỆM CẦN CÓ
Có kiến thức vững chắc về môn học mà mình giảng dạy
Hiểu biết và có khả năng tinh thông trong kỹ thuật ra đề trắc nghiệm
Có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách chính xác, ngắn gọn, rõ ràng.
II. KỸ THUẬT SOẠN MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM
1. Giai đoạn chuẩn bị:
Xác định mục tiêu muốn kiểm tra, đánh giá cho rõ ràng: Khi học sinh “hiểu” các em có thể:
+ Diễn đạt các ý niệm và nguyên tắc theo ngôn ngữ riêng của mình.
+ Nêu các điểm tương đồng và khác biệt về một yếu tố chưa trình bày trong sách giáo khoa
+ Nêu các mối tương quan giữa những điều đã học.
+ Áp dụng những điều đã học vào các trường hợp mới
Các mục tiêu lần lượt đo mức độ nhớ, kỹ năng và khả năng suy luận
Lập bảng phân bố các câu hỏi một cách chi tiết trước khi soạn bài trắc nghiệm
* Ví dụ: bảng phân bố 100 câu hỏi trắc nghiệm theo đề mục
Một phương pháp khác là soạn bảng phân bố câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy, học tập thay vì đề mục hay nội dung
Ví dụ: Bảng phân bố 100 câu hỏi hóa học theo mục tiêu giảng dạy
Phương pháp hay nhất là phối hợp cả hai phương pháp lập bảng phân bố câu hỏi trên bằng cách dùng một ma trận với các đề mục (nội dung) và các mục tiêu như sau:
Ví dụ: Bảng phân bố 100 câu cho chương Halogen.
Thời gian dành cho mỗi bài thi tùy thuộc vào các yếu tố như lứa tuổi học sinh, số câu hỏi, mức độ khó của câu hỏi, thời gian cần để thực hiện các phép tính, ….
Trung bình mỗi câu trắc nghiệm khách quan sẽ đòi hỏi khoảng 30 giây đến 1,5 phút.
2. Giai đoạn thực hiện
Lập bảng thảo các câu hỏi được soạn nhiều ngày trước đó
Bảng thảo đầu tiên nên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng
Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một mục tiêu nhất định
Mỗi câu hỏi phải được diễn đạt như thế nào cho nội dung câu hỏi chứ không phải dạng câu hỏi quyết định câu trả lời phải chọn.
Mỗi câu hỏi phải tự mang đầy đủ ý nghĩa hơn là phải tùy thuộc vào câu trả lời để hoàn tất ý nghĩa.
Các câu hỏi nên ở thể xác định hơn là thể phủ định
Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng
Nên tránh những câu có tính chất “lừa gạt” học sinh
Tránh để học sinh đoán được câu trả lời nhờ vào dữ liệu cho ở một số câu hỏi khác
Các câu hỏi nên có độ khó khoảng 50%
Nên sắp xếp các câu hỏi theo mức độ khó
Ghi lại những phân tích câu hỏi về phương diện kỹ thuật.
Nên đặt các câu hỏi cùng loại chung một chỗ
Tránh sắp những câu trả lời đúng theo một dạng thức giống nhau.
Các câu hỏi phải được viết thế nào để chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.
Câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề
Câu dẫn của câu hỏi nên mang trọn ý nghĩa và phần câu trả lời để chọn nên ngắn gọn.
Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết để diễn đạt ý nghĩa câu hỏi
Các câu để lựa chọn trả lời phải hợp lý
Phải chắc chắn chỉ có một câu trả lời đúng
Độ dài của các câu trả lời phải gần bằng nhau
Câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải được đặt ở những vị trí khác nhau với số lần tương đương
3. Phương pháp phân tích câu hỏi
Khi đếm sự phân bố các câu trả lời ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình, chúng ta có thể suy ra:
Mức độ khó của câu hỏi
Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém ở mỗi câu hỏi
Mức độ lôi cuốn học sinh của các câu trả lời ở mỗi câu hỏi
Sau khi chấm điểm một bài trắc nghiệm, chúng ta thực hiện những công việc sau:
Lập bảng có dạng sau: Sau đây là một ví dụ kết quả trả lời cho một câu hỏi của 62 học sinh: Với 25% vào nhóm nhiều điểm nhất (16 học sinh), 25% vào nhóm điểm thấp nhất (16 học sinh) chúng ta có khoảng 30 học sinh ở nhóm có điểm trung bình. Bảng phân bố các câu trả lời là:
Trong thí dụ trên đây câu trả lời đúng là D. Chúng ta thử xem các câu trả lời mồi (sai) có hiệu nghiệm không? Trong cột 7 có một số trị âm. Các trị âm này cho biết trong nhóm kém có nhiều học sinh chọn câu trả lời mồi hơn trong nhóm giỏi. Như vậy câu A là câu mồi hay, câu C cũng là câu mồi khá hay. Các câu B và E không phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém, do vậy các câu này cần xem xét lại.
4. Độ khó của một câu hỏi
Gọi N là tổng số học sinh làm bài TNKQ, H là số học sinh của nhóm giỏi chọn câu đúng (cột 3), M là số học sinh nhóm trung bình chọn câu đúng (cột 4), L là số học sinh nhóm kém chọn câu đúng (cột 5). Độ khó của câu hỏi được xác định bởi tỉ số của học sinh chọn đúng trên tổng số học sinh (N)
Độ khó được tính theo công thức sau:
Câu hỏi càng dễ, số người trả lời đúng càng nhiều
Câu hỏi càng khó khi ít người trả lời đúng.
Độ khó chấp nhận được nằm trong khoảng từ 40% đến 60% (hay từ 0,4 đến 0,6).
Tóm lại:
- 0 <= p <= 0,1 : Câu hỏi rất khó
- 0,1 < p < 0,4 : Câu hỏi khó
- 0,4 <= p <= 0,6 : Câu hỏi trung bình
- 0,6 < p <= 0,9 : Câu hỏi dễ
- 0,9 < p <= 1 : Câu hỏi rất dễ
Một cách khác để tính độ khó K: Gọi P là tổng số học sinh nhóm giỏi và kém, H: số học sinh của nhóm giỏi chọn câu đúng, L: số học sinh nhóm kém chọn câu đúng. Độ khó K của câu hỏi được xác định bởi tỉ số:
Với cách tính này, K<25: câu hỏi rất khó; k từ 25 – 45: 46 79: khó trung bình; 80 89: dễ và 90 100: dễ
5. Chia các mức trí năng thành sáu loại chính sau:
Biết
Hiểu
Áp dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
Gv: Bùi Ngọc Hoàng
Trường THCS Nguyễn Du – Đăkrlấp – Đăk Nông
I. CÁC KHẢ NĂNG CƠ BẢN MÀ NGƯỜI SOẠN TRẮC NGHIỆM CẦN CÓ
Có kiến thức vững chắc về môn học mà mình giảng dạy
Hiểu biết và có khả năng tinh thông trong kỹ thuật ra đề trắc nghiệm
Có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách chính xác, ngắn gọn, rõ ràng.
II. KỸ THUẬT SOẠN MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM
1. Giai đoạn chuẩn bị:
Xác định mục tiêu muốn kiểm tra, đánh giá cho rõ ràng: Khi học sinh “hiểu” các em có thể:
+ Diễn đạt các ý niệm và nguyên tắc theo ngôn ngữ riêng của mình.
+ Nêu các điểm tương đồng và khác biệt về một yếu tố chưa trình bày trong sách giáo khoa
+ Nêu các mối tương quan giữa những điều đã học.
+ Áp dụng những điều đã học vào các trường hợp mới
Các mục tiêu lần lượt đo mức độ nhớ, kỹ năng và khả năng suy luận
Lập bảng phân bố các câu hỏi một cách chi tiết trước khi soạn bài trắc nghiệm
* Ví dụ: bảng phân bố 100 câu hỏi trắc nghiệm theo đề mục
Một phương pháp khác là soạn bảng phân bố câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy, học tập thay vì đề mục hay nội dung
Ví dụ: Bảng phân bố 100 câu hỏi hóa học theo mục tiêu giảng dạy
Phương pháp hay nhất là phối hợp cả hai phương pháp lập bảng phân bố câu hỏi trên bằng cách dùng một ma trận với các đề mục (nội dung) và các mục tiêu như sau:
Ví dụ: Bảng phân bố 100 câu cho chương Halogen.
Thời gian dành cho mỗi bài thi tùy thuộc vào các yếu tố như lứa tuổi học sinh, số câu hỏi, mức độ khó của câu hỏi, thời gian cần để thực hiện các phép tính, ….
Trung bình mỗi câu trắc nghiệm khách quan sẽ đòi hỏi khoảng 30 giây đến 1,5 phút.
2. Giai đoạn thực hiện
Lập bảng thảo các câu hỏi được soạn nhiều ngày trước đó
Bảng thảo đầu tiên nên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng
Mỗi câu hỏi chỉ liên quan đến một mục tiêu nhất định
Mỗi câu hỏi phải được diễn đạt như thế nào cho nội dung câu hỏi chứ không phải dạng câu hỏi quyết định câu trả lời phải chọn.
Mỗi câu hỏi phải tự mang đầy đủ ý nghĩa hơn là phải tùy thuộc vào câu trả lời để hoàn tất ý nghĩa.
Các câu hỏi nên ở thể xác định hơn là thể phủ định
Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng
Nên tránh những câu có tính chất “lừa gạt” học sinh
Tránh để học sinh đoán được câu trả lời nhờ vào dữ liệu cho ở một số câu hỏi khác
Các câu hỏi nên có độ khó khoảng 50%
Nên sắp xếp các câu hỏi theo mức độ khó
Ghi lại những phân tích câu hỏi về phương diện kỹ thuật.
Nên đặt các câu hỏi cùng loại chung một chỗ
Tránh sắp những câu trả lời đúng theo một dạng thức giống nhau.
Các câu hỏi phải được viết thế nào để chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.
Câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề
Câu dẫn của câu hỏi nên mang trọn ý nghĩa và phần câu trả lời để chọn nên ngắn gọn.
Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết để diễn đạt ý nghĩa câu hỏi
Các câu để lựa chọn trả lời phải hợp lý
Phải chắc chắn chỉ có một câu trả lời đúng
Độ dài của các câu trả lời phải gần bằng nhau
Câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải được đặt ở những vị trí khác nhau với số lần tương đương
3. Phương pháp phân tích câu hỏi
Khi đếm sự phân bố các câu trả lời ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình, chúng ta có thể suy ra:
Mức độ khó của câu hỏi
Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém ở mỗi câu hỏi
Mức độ lôi cuốn học sinh của các câu trả lời ở mỗi câu hỏi
Sau khi chấm điểm một bài trắc nghiệm, chúng ta thực hiện những công việc sau:
Lập bảng có dạng sau: Sau đây là một ví dụ kết quả trả lời cho một câu hỏi của 62 học sinh: Với 25% vào nhóm nhiều điểm nhất (16 học sinh), 25% vào nhóm điểm thấp nhất (16 học sinh) chúng ta có khoảng 30 học sinh ở nhóm có điểm trung bình. Bảng phân bố các câu trả lời là:
Trong thí dụ trên đây câu trả lời đúng là D. Chúng ta thử xem các câu trả lời mồi (sai) có hiệu nghiệm không? Trong cột 7 có một số trị âm. Các trị âm này cho biết trong nhóm kém có nhiều học sinh chọn câu trả lời mồi hơn trong nhóm giỏi. Như vậy câu A là câu mồi hay, câu C cũng là câu mồi khá hay. Các câu B và E không phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém, do vậy các câu này cần xem xét lại.
4. Độ khó của một câu hỏi
Gọi N là tổng số học sinh làm bài TNKQ, H là số học sinh của nhóm giỏi chọn câu đúng (cột 3), M là số học sinh nhóm trung bình chọn câu đúng (cột 4), L là số học sinh nhóm kém chọn câu đúng (cột 5). Độ khó của câu hỏi được xác định bởi tỉ số của học sinh chọn đúng trên tổng số học sinh (N)
Độ khó được tính theo công thức sau:
Câu hỏi càng dễ, số người trả lời đúng càng nhiều
Câu hỏi càng khó khi ít người trả lời đúng.
Độ khó chấp nhận được nằm trong khoảng từ 40% đến 60% (hay từ 0,4 đến 0,6).
Tóm lại:
- 0 <= p <= 0,1 : Câu hỏi rất khó
- 0,1 < p < 0,4 : Câu hỏi khó
- 0,4 <= p <= 0,6 : Câu hỏi trung bình
- 0,6 < p <= 0,9 : Câu hỏi dễ
- 0,9 < p <= 1 : Câu hỏi rất dễ
Một cách khác để tính độ khó K: Gọi P là tổng số học sinh nhóm giỏi và kém, H: số học sinh của nhóm giỏi chọn câu đúng, L: số học sinh nhóm kém chọn câu đúng. Độ khó K của câu hỏi được xác định bởi tỉ số:
Với cách tính này, K<25: câu hỏi rất khó; k từ 25 – 45: 46 79: khó trung bình; 80 89: dễ và 90 100: dễ
5. Chia các mức trí năng thành sáu loại chính sau:
Biết
Hiểu
Áp dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Ngọc Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)