Phương pháp phần 2

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Khiêm | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp phần 2 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:














PHẦN III

MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO




















QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
(Học phần/ Môn học)

1. Tên học phần : PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI
2. Mã số :
3. Thời lượng : 3 (40,5)
4. Mục tiêu :
* Về kiến thức
Nắm vững các kiến thức cơ bản để đạt những yêu cầu học tập ở CĐSP và biết vận dụng vào dạy học ở THCS.
- Các cuộc cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (tiêu biểu là các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ).
- Phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác.
* Về tư tưởng
- Hiểu rõ bản chất của các cuộc cách mạng tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa để nhận thức đúng về con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước mà Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện.
- Khẳng định tính quy luật cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày nay.
* Về kỹ năng
- Tiếp thu, sưu tầm, xử lý các nguồn tư liệu cần thiết cho việc học tập nghiên cứu.
- Phân tích, khái quát, rút kết luận và vận dụng kiến thức đang học vào học tập, cuộc sống và chuẩn bị để giảng dạy.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.
- Vận dụng kiến thức đang học vào dạy Lịch sử ở THCS (đối chiếu, liên hệ với SGK THCS)
5. Chương trình chi tiết
Chương I
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI
ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII
(15 tiết)
1. Những biến đổi trong kinh tế- xã hội Tây Aâu thế kỷ XVI- XVII.
1.1. Sự phát triển của sản xuất, sự xuất hiện các trung tâm sản xuất, thương mại.
1.2. Sự hình thành các giai cấp mới.
1.3. Mâu thuẫn xã hội dẫn tới cách mạng tư sản.
2. Cách mạng Nêdeclan (1566-1579)
2.1. Nêdeclan trước cách mạng.
2.2. Diễn biến, ý nghĩa của cách mạng.
3. Cuộc cách mạng tư sản Anh (1642- 1688)
3.1. Những tiền đề kinh tế xã hội của cuộc cách mạng.
3.2. Tình thế cách mạng. Diễn biến, ý nghĩa của cách mạng.
4. Chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ (1775- 1781)
4.1. Các thuộc địa ở Bắc Mỹ trước chiến tranh.
4.2. Cuộc chiến tranh giành độc lập.
4.3. Sự thành lập Hoa Kỳ, Hiến Pháp 1787, ý nghĩa cuộc chiến tranh.
5. Cách mạng tư sản Pháp 1789.
5.1. Nước Pháp trước cách mạng.
5.2. Các giai đoạn phát triển của cách mạng. Ý nghĩa lịch sử.

Chương II
CÁC NƯỚC ÂU, MỸ TRONG THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX
(15 tiết)
1. Nước Pháp và Châu Aâu từ sau cách mạng tư sản Pháp đến nửa đầu thế kỷ XX.
1.1. Nước Pháp và Châu Aâu từ 1799- 1815: Chiến tranh Napolêông và Hội nghị Viên.
1.2. Hoàn thành cách mạng công nghiệp ở Anh và quá trình công nghiệp hóa ở Châu Aâu.
2. Sự hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Aâu, Bắc Mỹ. Việc xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
2.1. Thống nhất Italia.
2.2. Thống nhất Đức.
2.3. Cải cách nông nô ở Nga.
2.4. Nội chiến ở Mĩ.
3. Các nước tư bản phát triển chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
3.1. Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX.
3.2. Anh.
3.3. Pháp.
3.4. Đức.
3.5. Mỹ.
3.6. Những nét khái quát về chủ nghĩa đế quốc.

Chương III
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ XIX
VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX.
(10 tiết)
1. Sự hình thành giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của công nhân thế giới vào nửa đầu thế kỷ XIX.
1.1. Phong trào đập phá máy móc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)