Phương pháp nghiên cứu kinh tế-Chương 5

Chia sẻ bởi Huỳnh Phước Sang | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp nghiên cứu kinh tế-Chương 5 thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

Chương 5
Kỹ thuật viết trong kinh tế
1. Lập luận: Khẳng định vấn đề, nêu lý do và dẫn chứng
Phần lớn việc viết trong kinh tế là để thuyết phục.
Khi bắt đầu một đoạn văn (paragraph), bạn thường khẳng định một vấn đề, sau đó, phải bảo vệ nó => lập luận.
Sự khẳng định một vấn đề cần được ủng hộ bằng các lý do và dẫn chứng.
Lý do giải thích tại sao bạn tin sự khẳng định ở trên là đúng đắn.
Lý do cần được ủng hộ bằng các dẫn chứng.
Dẫn chứng có thể là các thống kê, mô hình kinh tế, kết luận của những nghiên cứu trước đây.

Ví dụ
Xem xét đoạn văn sau:
Chính sách “Đổi Mới” vào những năm cuối thập niên 1980 đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế và xã hội ở nước ta. Chính phủ đã thừa nhận vai trò của thành phần kinh tế tư nhân và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển. Ngoài ra, sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế đã tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng vọt từ 2,3% vào năm 1986 lên 6% vào năm 1988 và ổn định ở mức cao ở các năm sau đó. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng sản xuất đạt đến 200.000 vào năm 1990, trong khi đó, con số này vào năm 1986 chỉ là 5.000 (Tổng Cục Thống Kê, 1995).
Lưu ý
Mỗi đoạn văn chỉ nên trình bày một nội dung.
Trước khi trình bày một nội dung mới (trong một đoạn văn mới), cần có câu chuyển ý để người đọc cảm thấy được sự mạch lạc.
Nên dùng các câu ngắn, mỗi câu một ý.
Có thể xen vào một ít câu dài.
2. Cách viết một bài NC
Thông thường, bạn bắt đầu từ điểm trong cùng, mô hình hay các công thức.
Trình bày các bảng, biểu, hình và viết diễn giải về các bảng, biểu, hình đó.
Từ đó, mở rộng bài viết để đi đến “Kết luận” và “Giới thiệu”.
Đây là 2 phần được viết sau cùng vì bạn không thể viết chúng khi bạn không biết những gì trong bài NC.
2.1 Cách viết về mô hình
Trong NC thực nghiệm, phần trong cùng nhất thường là mô hình kinh tế lượng,
Cần chỉ rõ mô hình được áp dụng do bạn tự xây dựng hay lấy từ nguồn khác.
Cần mô tả rõ ràng mô hình, chẳng hạn:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + … + βkXki + ei
Giải thích chi tiết ý nghĩa, cách đo lường các biến trong mô hình. Các biến này thường được chọn dựa vào các mô hình lý thuyết,
Trình bày các kỹ thuật kinh tế lượng được dùng để ước lượng mô hình,
Trình bày những giả định về ảnh hưởng của Xk lên Y.
2.2 Cách mô tả số liệu
Xác định nguồn số liệu (VD: Bài NC sử dụng số liệu từ Cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam năm 2004),
Mô tả tổng quát bộ số liệu (số quan sát, cách chọn mẫu, thời gian thu thập số liệu, phương pháp thu thập, …),
Trình bày điểm mạnh và yếu của bộ số liệu, chẳng hạn bộ số liệu liên quan như thế nào đến những bộ số liệu được dùng trong lý thuyết: có nhiều hay ít quan sát hơn, cách thu thập tin cậy hơn hay không, …
Lưu ý những đặc điểm của bộ số liệu có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích (bộ số liệu có phản ánh đúng tổng thể không, có bị sai lệch chọn mẫu không)

2.2 Cách mô tả số liệu
Giải thích làm thế nào bạn tạo được bộ số liệu trong trường hợp bộ số liệu gốc không trực tiếp cung cấp số liệu đó (dùng các phép tính, cách bạn chọn mẫu từ bộ số liệu gốc)
Trình bày các bảng số về thống kê mô tả, các thống kê có liên quan (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, min, max, tần suất, … của các biến)
Các thống kê phải phù hợp với mục tiêu NC
Ví dụ
Bảng 5.1. Thống kê mô tả của các biến số
Nguồn: Số liệu điều tra, 2005
2.3 Trình bày Số liệu và Kết quả bằng bảng
Sau khi phân tích số liệu và chạy hồi quy, bạn có kết quả và cần trình bày bằng bảng.
Bảng cần ngắn gọn càng tốt, không cần trình bày tất cả kết quả.
Tốt nhất là trình bày những ước lượng liên quan trực tiếp đến mục tiêu.
Bảng kết quả đầy đủ nên trình bày trong phần Phụ lục
Bảng 5.3. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy
Biến phụ thuộc: DTU – tỷ lệ giữa giá trị đầu tư và TSCĐ năm 2004
Ghi chú: ** và ***: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 5%; và 1%.
Nguồn: Số liệu điều tra, 2005
2.4 Bảng và diễn giải bằng lời: cách viết kết quả
Để các bảng cung cấp nhiều thông tin, cần phải được diễn giải bằng lời.
Khi bạn đã trình bày bảng trong bài viết, bạn cần làm 2 việc:
Giới thiệu bảng đó để cho người biết được bảng đó có tồn tại và nội dung tổng quát của bảng,
chỉ ra những ý chính của bảng (lưu ý, bản thân bảng không thể tự nói lên ý nghĩa của nó, mà bạn cần diễn giải nó)
Ví dụ
“Bảng 5.1 trình bày thống kê mô tả của các biến số được sử dụng trong mô hình phân tích thực nghiệm”,
“Số liệu trong bảng 5.1 cho thấy lượng đầu tư trung bình của các DN tương đối lớn (khoảng 77 tỷ/DN). Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn trong đầu tư của các DN. 1/3 DN không đầu tư mới trong năm 2004. Trong khi đó, DN đầu tư nhiều nhất lên đến 1,7 tỷ.
2.5 Cách viết cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận là thành phần chính của những nghiên cứu kinh tế hàn lâm.
Phần này nên được viết như sau:
Bắt đầu bằng những bình luận về nội dung chính của NC. Đây nên là những nhận xét của riêng bạn về lý thuyết. Có nhiều NC về vấn đề đó không? Các bài NC đó tập trung vào phương pháp luận, số liệu hay vấn đề khác? Đó là NC lý thuyết hay thực nghiệm hay cả hai? Chúng có tập trung vào những câu hỏi NC giống nhau không? Có sự nhất trí nào không về các vấn đề chính trong lý thuyết?
2.5 Cách viết cơ sở lý luận
Phần này nên được viết như sau:
Tổ chức sự ôn lại của bạn theo chủ đề (số liệu, phương pháp luận, kết quả, …).
Bắt đầu các đoạn văn bằng một câu biểu lộ rõ ràng nội dung của đoạn văn: đừng để người đọc tự suy đoán về nội dung bạn muốn biểu lộ.
Giải thích những ưu điểm và hạn chế của những NC sẵn có.
Giải thích về những đóng góp của NC của bạn cho lý thuyết, cho thực tiễn: mặc dù điều này có thể đã được trình bày trong phần Giới thiệu nhưng cũng nên được nhắc lại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Phước Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)