Phương pháp làm giàu vốn từ cho học sinh
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tín |
Ngày 11/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Phương pháp làm giàu vốn từ cho học sinh thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
LÀM GIÀU VỐN TỪ
CHO HỌC SINH QUA
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Nội dung dạy học Luyện từ và câu (từ) :
1. Nội dung luyện từ và câu (từ)ở lớp 4 như sau :
1.1. Về vốn từ :
Ngoài các từ ngữ được dạy qua các bài tập đọc, chính tả, tập viết, … học sinh được cung cấp vốn từ một cách có hệ thống trong các bài từ ngữ theo chủ đề. Lớp 4, học sinh học thêm khoảng 700 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề : Nhân hậu - Đoàn kết, Trung thực - Tự trọng; ước mơ; ý chí nghị lực; trò chơi, đồ chơi; tài năng, sức khoẻ, cái đẹp, dũng cảm, khám phá, phát minh; du lịch, thám hiểm; lạc quan.
1. Nội dung (từ) :
1.2. Các mạch kiến thức và kĩ năng về từ lớp 4 :
a/ Từ :
- Cấu tạo từ :
+ Từ đơn
+ Từ phức, từ ghép, từ láy.
- Từ loại :
+ Danh từ, danh từ chung, danh từ riêng.
+ Động từ.
+ Tính từ.
II. Tổ chức dạy học luyện từ và câu :
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Phân môn LT&C mang tính chất thực hành nên các kiến thức lí thuyết ở đây chỉ được đưa đến cho HS ở mức sơ giản và tập trung chú trọng đến các quy tắc sử dụng từ, câu.
Giáo viên phải có biện pháp dạy học để HS không phải học thuộc lòng mà ghi nhớ trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn. Ngay cả dạy phần này, giáo viên cũng không nên đi sâu vào giảng giải lí thuyết.
Phần Luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp HS củng cố và vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào những bài tập cụ thể.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
a/ Các bài tập này có hai nhiệm vụ ứng với hai dạng bài tập :
BT nhận diện và BT vận dụng.
- Bài tập nhận diện giúp HS nhận ra hiện tượng về từ và câu cần nghiên cứu ở mức yêu cầu thấp, những hiện tượng này được nêu sẵn trong các ngữ liệu khác.
Ví dụ “Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau : ….”
(TV 4 – t1 – tr 58)
Mức yêu cầu cao hơn, HS phải tự tìm các hiện tượng về từ vừa học trong vốn tiếng Việt của mình.
Ví dụ “Tìm các từ chỉ trạng thái của các sự vật : dòng thác, lá cờ”.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
- Bài tập vận dụng tạo điều kiện cho HS sử dụng những đơn vị từ ngữ, ngữ pháp đã học vào hoạt động nói năng của mình.
Ví dụ “Hãy viết một câu có dùng tính từ nói về một người bạn hoặc người thân của em. (TV4 – t1 – tr 112)
Để chuẩn bị dạy một kiến thức lí thuyết về từ và câu, chúng ta cần đặt khái niệm cần dạy trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó, đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm, nghĩa là những dấu hiệu bản chất của nó. Đây cũng chính là nội dung dạy học mà chúng ta cần đưa đến cho học sinh. Chúng ta cần hiểu rằng trước một hiện tượng ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học có thể có những cách lí giải, những giải pháp khác nhau. Dựa vào mục tiêu dạy học của mình, các tác giả SGK đã chọn giải pháp phù hợp.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Mỗi giáo viên cần lập một bảng thứ tự các kiến thức lí thuyết về từ và câu được dạy ở tiểu học, nội dung của chúng để có một cái nhìn tổng quát, chính xác và có “mức độ”.
Sau khi đã xác định vị trí nội dung kiến thức và kĩ năng cần cung cấp cho học sinh, GV cần nắm được các bước lên lớp. Chúng ta cùng làm rõ cách dạy bài lí thuyết về từ qua ví dụ sau :
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Ví dụ 1 : Dạy bài Từ ghép và từ láy - tuần 4 lớp 4.
Trước hết ta xem xét cách trình bày những nội dung này của SGK để thấy dụng ý của các tác giả sách và các biện pháp dạy học cần chọn khi tổ chức quá trình dạy học.
Từ có thể được phân loại theo nhiều cách : phân loại dựa vào ý nghĩa khái quát và hoạt động ngữ pháp của từ - ta có các lớp từ theo từ loại; phân loại dựa vào nghĩa - ta có các lớp từ theo chủ đề, tiểu chủ đề; phân loại theo các lớp nghĩa - ta có các lớp từ như đồng nghĩa, trái nghĩa...; phân loại theo nguồn gốc - ta có từ thuần Việt, từ Hán Việt; phân loại theo phạm vi sử dụng - ta được từ địa phương, từ toàn dân...
Đặt trong hệ thống, bài Từ ghép và từ láy là bài lí thuyết về từ thứ hai của chương trình Tiếng Việt mới sau bài Từ đơn và từ phức. Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy là kết quả của một cách phân loại từ - phân loại theo cấu tạo. SGK quan niệm “Tiếng cấu tạo nên từ. Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức”. Từ phức được phân loại thành hai kiểu : từ ghép và từ láy.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Để phân loại các kiểu từ phức, SGK nhấn mạnh vào cách thức cấu tạo chứ không miêu tả kết quả phân loại:
“Có hai cách chính để tạo từ phức là :
1/ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
M : tình thương, thương mến...
2/ Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
M : săn sóc, khéo léo, luôn luôn”.
(Tiếng Việt 4 - Tập 1 - trang 39)
Cách trình bày như trên mang tính hành dụng, phù hợp hơn với yêu cầu rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, bởi nó đã chỉ dẫn cách thức tạo từ để từ những tiếng (hình vị) cho sẵn, học sinh dễ dàng tạo ra những từ ghép, từ láy.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Bước đầu tiên của giờ học là bước Nhận xét, thực chất là phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu của khái niệm từ ghép, từ láy. Tuỳ vào các nét dấu hiệu được đưa ra, giáo viên cần chọn thao tác phân tích cho phù hợp. Để giúp học sinh nhận diện được từ ghép và từ láy, GV yêu cầu các em xác định mỗi tiếng trong từ có nghĩa hay không có nghĩa. Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Nếu có ít nhất một tiếng không có nghĩa và các tiếng trong từ có sự phối âm (chúng giống nhau hoặc là phụ âm đầu, hoặc là vần, hoặc là cả phụ âm đầu và vần) thì đó là từ láy.
Phần Ghi nhớ không trình bày như một kết quả có sẵn mà GV chỉ đưa ra thuật ngữ và bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở, tiếp tục hướng dẫn HS chuyển những kết quả phân tích ở phần Nhận xét thành những dấu hiệu cần ghi nhớ về từ ghép và từ láy.
2. Tổ chức dạy bài thực hành
- Bài tập làm giàu vốn từ :
Trong các bài tập theo các mạch kiến thức, dạng bài tập thuần tuý về từ hay câu ít được sử dụng. Ví dụ kiểu bài tập khá phổ biến như :
+ Đặt câu với một từ cùng nghĩa với từ trung thực hoặc một từ trái nghĩa với từ trung thực (TV4 - tập 1- trang 48).
+ Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể “Ai thế nào?” (TV4 – t2 – tr 37)
Vừa là bài tập về từ, vừa là bài tập về câu.
2. Tổ chức dạy bài thực hành - Bài tập làm giàu vốn từ :
2.1. Tổ chức dạy bài thực hành - Bài tập làm giàu vốn từ :
Làm giàu vốn từ còn được gọi là mở rộng vốn từ, là nhiệm vụ của các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ”.
Nhiệm vụ làm giàu vốn từ bao gồm các công việc dạy nghĩa từ, hệ thống hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Đó cũng chính là căn cứ để chia các bài tập làm giàu vốn từ thành ba nhóm lớn : Bài tập dạy nghĩa từ, Bài tập hệ thống hoá vốn từ, Bài tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ)
2. Tổ chức dạy bài thực hành –
Bài tập làm giàu vốn từ :
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Để tăng vốn từ cho HS phải cung cấp những từ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy từ là làm cho HS hiểu nghĩa từ.
Việc dạy nghĩa từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ.
Ví dụ : Các bài tập đọc thường có mục ghi chú, giải nghĩa các từ ngữ cho HS. Các bài tập dạy nghĩa cũng nhằm mục đích này. Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn LT&C không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại thường xuyên phải thực hiện không chỉ trong giờ LT&C mà trong rất nhiều giờ học khác của môn học Tiếng Việt và các môn học khác.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Để dạy nghĩa từ, trước hết GV phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng HS.
Ở Tiểu học, người ta thường nêu một số biện pháp giải nghĩa như sau:
a.1. Giải nghĩa bằng trực quan :
Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ... để giải nghĩa từ. Lúc này, vật thật, tranh vẽ, biểu bảng, sơ đồ được dùng để đại diện cho nghĩa của từ.
Ví dụ : - GV đưa lá tía tô cho HS xem và nói “Đây là lá tía tô” khi học bài học vần “ia”.
- Khi học bài “Rừng thảo quả” cô giáo cho HS xem tranh (hoặc ảnh chụp) rừng thảo quả.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.1. Giải nghĩa bằng trực quan (tt) :
Tương ứng với biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan có các bài tập dạy nghĩa từ bằng tranh vẽ. Có thể chia các bài tập dạy nghĩa từ bằng tranh vẽ thành 3 dạng:
- Bài tập yêu cầu tìm sự tương ứng giữa từ cho sẵn với hình vẽ.
- Dạng bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng.
Ví dụ 1 : Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) được vẽ dưới đây. (TV2 - tập 1)
Ví dụ 2 : Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động đó (TV2 - tập 1)
- Dạng bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong các tranh. Đây là những bài tập vui với các tranh đố.
a.2. Giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với từ khác.
Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các cụm từ : khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
(TV5 tập 1)
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.3. Giải nghĩa các từ bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ : “Siêng năng là chăm chỉ”; “Ngăn nắp là không lộn xộn”. Tương ứng với cách giải nghĩa này, SGK có các bài tập yêu cầu giải nghĩa bằng đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ 1 : Tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây :
Gan dạ, thân thiết, hoà thuận, anh dũng, thông minh, bạo gan, quả cảm, ....
(TV4 – t2 – tr 73)
Ví dụ 2 : Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
M : - Từ cùng nghĩa : can đảm - Từ trái nghĩa : hèn nhát
(TV4 – t2 – tr 83)
Yêu cầu của các bài tập này là dùng những từ cùng nghĩa hoặc có nghĩa trái ngược với nghĩa của từ cần giải nghĩa làm phương tiện để giải nghĩa từ. Những từ đồng nghĩa được dùng để giải nghĩa phải là những từ gần gũi, quen thuộc với học sinh. Loại bài tập này khơi gợi được sự liên tưởng tương đồng và khác biệt để kích thích học sinh xác lập được nghĩa của từ, đồng thời cũng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ cũng như góp phần hình thành khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Lưu ý là khác với loại bài tập giải nghĩa từ bằng định nghĩa, nhiều khi đáp án của bài tập này có nhiều từ (nhiều đáp án).
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.4. Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố (tiếng) và giải nghĩa từng thành tố này.
Ví dụ : Tổ quốc là từ ghép gốc Hán. Tổ là ông cha ta từ xa xưa, quốc là nước, đất nước. Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán Việt. Sách giáo khoa không có những bài tập yêu cầu giải nghĩa theo cách phân tích từng thành tố nhưng ý thức được việc nắm nghĩa của các tiếng sẽ làm tăng nhanh chóng vốn từ hơn là nắm nghĩa của từng từ nên trong SGK có rất nhiều bài tập yêu cầu nêu nghĩa của tiếng trong từ và dùng nghĩa của tiếng có trong từ để làm căn cứ phân loại các từ đó. Chúng ta xếp những bài tập này vào nhóm bài tập hệ thống hoá vốn từ và sẽ trình bày sau.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.5. Giải nghĩa bằng định nghĩa :
Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa phổ biến nhất trong SGK. Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa (tập hợp các nét nghĩa) bằng một định nghĩa.
Ví dụ : “Tự trọng là coi trọng và gìn giữ phẩm giá của mình” (Tiếng Việt 4 - tập 1 - tr 49)
Giải nghĩa bằng tập hợp các nét nghĩa là cách dạy nghĩa đầy đủ nhất nhưng là một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học. Vì vậy, các dạng bài tập giải nghĩa bằng định nghĩa trong sách giáo khoa thường xây dựng dưới dạng cho sẵn từ và nghĩa của từ, các định nghĩa về từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Loại bài tập giải nghĩa bằng định nghĩa có 3 tiểu dạng :
- Dạng 1 : Cho sẵn từ, yêu cầu tìm trong các nghĩa đã cho nghĩa phù hợp với từ.
Ví dụ : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng ?
a. Tin vào bản thân mình.
b. Quyết định lấy công việc của mình.
c. Coi trọng và gìn giữ phẩm giá của mình.
d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
(Tiếng Việt 4 - tập 1 – tr 49)
- Dạng 2 : Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.
Ví dụ : Tìm từ (ở cột A) phù hợp với lời giải nghĩa (ở ột B):
(TV 4 - t2 - tr 74)
Khi hướng dẫn giải kiểu bài tập này, GV phải làm cho HS hiểu ý nghĩa của từng yếu tố ở hai vế để thấy sự tương ứng cặp đôi. Các em lấy lần lượt các từ ngữ ghép với một nội dung xem có sự tương ứng, tức là tạo thành câu đúng nghĩa không. Nếu HS điền, nối đúng, tạo ra sự tương ứng hợp lí giữa nghĩa và từ là các em đã nắm được nghĩa từ.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
- Dạng 3 : Cho sẵn từ, yêu cầu học sinh xác lập nội dung nghĩa tương ứng.
Dạng bài tập này ít xuất hiện trong sách giáo khoa.
Ví dụ 1 : Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em chọn trong các phẩm chất ở mục 1 (dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, biết quan tâm đến mọi người, khoan dung và dịu dàng).
(Tiếng Việt 5 - tập 2)
Ví dụ 2 : Ghép tiếng bảo với nghĩa là giữ, gánh vác, chịu trách nhiệm với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển Tiếng Việt): đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ.
(Tiếng Việt 5 - tập 2)
Ví dụ 3 : Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào?
a. Cầu được ước thấy. b. Ước sao được vậy.
c. Ước của trái mùa. d. Đứng núi này trông núi nọ.
(Tiếng Việt 4 - tập 1 – tr 88)
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Ví dụ 4 : Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì?
a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
c. Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
(Tiếng Việt 4 - tập 1 - tr 118 - 119)
Đây là dạng bài tập khó đối với học sinh Tiểu học.
Để thực hiện loại bài tập này, HS phải có kĩ năng định nghĩa.
Giải nghĩa bằng định nghĩa sẽ làm cho ngôn ngữ và tư duy của HS trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn. Càng bắt đầu dạy cho HS định nghĩa từ sớm bao nhiêu thì các em càng biết tư duy chính xác và nói năng đúng đắn sớm bấy nhiêu. Khi định nghĩa từ, cần bảo đảm các yêu cầu sau : nghĩa của từ được định nghĩa cần được rút ra trên những nghĩa đơn giản hơn để tránh sự luẩn quẩn trong định nghĩa. Các thành tố nghĩa của từ được định nghĩa cần đầy đủ nhưng tổ hợp các thành tố nghĩa không quá lớn.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Giải nghĩa từ là một biện pháp nêu rõ những đặc tính của từ.
Ở tiểu học, một từ nhiều khi được dạy nghĩa nhiều lần nên lần đầu có thể không cần khám phá hết nội dung của nó, những lần sau sẽ mở ra tất cả nội dung của từ.
Việc phân chia thành các biện pháp và các bài tập giải nghĩa như trên chỉ là tương đối. Trong thực tế, khi giải nghĩa từ hoặc xây dựng những bài tập giải nghĩa, người ta thường kết hợp các biện pháp khác nhau : vừa dùng trực quan, vừa dùng đồng nghĩa, dựa vào ngữ cảnh hoặc sử dụng biện pháp định nghĩa.
Khi dạy nghĩa từ, ngoài việc xác định những từ sẽ dạy, biện pháp giải nghĩa, GV còn phải xác định sẵn những từ nào mình sẽ giải nghĩa và những từ nào để HS giải nghĩa dưới hình thức thực hiện các bài tập giải nghĩa từ.
Việc lựa chọn các biện pháp giải nghĩa và hình thức bài tập giải nghĩa tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nó bị quy định bởi nhiệm vụ học tập (từ sẽ được đưa vào vốn từ tích cực hay tiêu cực), bởi đặc điểm của từ (trừu tượng hay cụ thể, danh từ hay động từ, tính từ, thuần Việt hay Hán Việt), bởi trình độ của HS (trước đó đã được chuẩn bị để nắm nghĩa từ như thế nào)...
b. Bài tập hệ thống hoá vốn từ :
Trong SGK Tiếng Việt, kiểu bài tập hệ thống hoá vốn từ chiếm tỉ lệ cao suốt từ lớp 2 đến lớp 5. Dựa vào đặc trưng của hoạt động liên tưởng khi tìm từ ngữ, có thể chia bài tập hệ thống hoá vốn từ thành nhiều nhóm, dạng.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
Dựa vào quy luật liên tưởng, người ta chia nhóm bài tập tìm từ thành :
- Bài tập tìm từ có cùng chủ đề :
Ở Tiểu học, biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để hệ thống hoá vốn từ là mở rộng vốn từ theo chủ đề. Theo từng chủ đề, người ta lựa chọn từng văn bản cho giờ tập đọc. Các từ trong các bài học mở rộng vốn từ cũng được đưa ra theo quy luật liên tưởng cùng chủ đề. Đây là cơ sở của những bài tập tìm từ có cùng chủ đề như :
Ví dụ 1 : Tìm các từ :
+ Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ. M : tập luyện
+ Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh. M : vạm vỡ
(TV4 - tập 2 - trang 19)
Các từ cần tìm ở đây thuộc cùng một chủ điểm từ ngữ, hay nói cách khác là cùng nằm trong một hệ thống liên tưởng. Vì vậy dạng bài tập này ngoài tác dụng giúp HS mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp HS hình thành, phát triển tư duy hệ thống. Về cách dạy, GV cần dựa vào các ví dụ mẫu trong SGK để hướng dẫn HS tìm từ. Các từ mẫu (còn gọi là từ điểm tựa) giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập, đồng thời có tác dụng gợi ý, định hướng cho HS trong việc tìm từ.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
Ví dụ 2 : Kể tên các môn thể thao mà em biết. (TV4 - t2 - trang 19)
(Tìm từ ngữ cùng chủ điểm không có các từ mẫu).
Các từ cần tìm có lúc được huy động trong vốn của HS, cũng có lúc bài tập chỉ yêu cầu HS tìm các từ có sẵn trong một văn bản.
Ví dụ 3 : Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà (Tiếng Việt 2 - tập 1 – tr 82).
Vì từ là hệ thống của nhiều hệ thống, các chủ đề có phạm vi rộng hẹp rất khác nhau nên các bài tập hệ thống hoá vốn từ rất đa dạng, phong phú. Có những bài tập yêu cầu tìm những từ có cùng chủ điểm lớn, có khi yêu cầu HS tìm những từ có chung một nét nghĩa, một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó, tức là tìm một nhóm từ nhỏ hơn.
Ví dụ 4 : Tìm các từ chỉ hành động bảo vệ môi trường.
Về cách dạy, với những bài tập này, nếu HS gặp khó khăn, GV có thể nêu từ mẫu để HS dựa vào đó tiến hành tìm từ.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
- Bài tập tìm từ cùng lớp từ vựng :
Nhóm bài tập hệ thống hoá vốn từ theo các lớp từ vựng có số lượng nhiều, chúng không chỉ có mặt trong các bài học có tên gọi Mở rộng vốn từ mà còn chiếm số lượng lớn trong các bài học theo các mạch kiến thức về từ như các bài Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm. Ngay từ lớp 2 đã xuất hiện nhiều bài tập kiểu như “Tìm từ cùng nghĩa (gần nghĩa hoặc trái nghĩa) với từ cho sẵn”.
Ví dụ : Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ.
M : tốt – xấu (Tiếng Việt 2 – tập 1- tr 123)
Ở dạng bài tập này bao giờ cũng có từ cho sẵn để làm chỗ dựa cho hoạt động liên tưởng tìm từ của HS. Với những từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, giáo viên cần giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu các ngữ cảnh sử dụng của từ cho sẵn này. HS chỉ có thể tìm từ đúng yêu cầu khi nắm được nghĩa của từ cho sẵn.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
- Bài tập tìm từ cùng từ loại, tiểu loại :
Nhóm bài tập hệ thống hoá vốn từ theo từ loại, tiểu loại của từ được sử dụng nhiều trong SGK. Vì từ loại là tập hợp các từ có ý nghĩa khái quát giống nhau nên bài tập hệ thống hoá vốn từ có quan hệ ngữ nghĩa còn bao hàm cả những bài tập tìm các từ cùng từ loại, tiểu loại của từ. Đó là những bài tập tìm những từ chỉ người, vật, con vật... (sự vật), chỉ hoạt động, chỉ tính chất, đặc điểm ở lớp 2, 3, tìm các danh từ, động từ, tính từ và các tiểu loại của danh từ, động từ ở lớp 4, 5.
Thực ra những bài tập này cũng là những bài tập tìm từ có cùng chủ đề yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ theo các quan hệ ngữ nghĩa. Việc tách ra như vậy để thấy các bài tập hệ thống hoá vốn từ theo đặc điểm từ loại, tiểu loại của từ xuất hiện nhiều trong các bài học về từ loại của từ.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
- Bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo :
Đây là nhóm bài tập mở rộng vốn từ theo đặc điểm cấu tạo. Những bài tập này có số lượng lớn trong SGK Tiếng Việt, đó là các bài tập yêu cầu tìm các từ có tiếng đã cho hoặc dựa vào nghĩa của tiếng để phân loại các nhóm từ.
Ý thức được vai trò của đơn vị tiếng (hình vị) trong cấu tạo từ và trong ngữ pháp tiếng Việt nói chung, SGK Tiếng Việt đã sử dụng tối đa việc dạy học sinh nắm nghĩa của từ, tăng vốn từ bằng cách nắm các yếu tố cấu tạo từ nên đã đưa ra rất nhiều bài tập giải nghĩa từ và hệ thống hoá vốn từ theo yếu tố cấu tạo, đặc biệt là với các từ Hán Việt.
Ngay từ lớp 2 đã có những bài tập hệ thống hoá vốn từ theo cấu tạo từ yêu
cầu HS dựa vào một tiếng cho sẵn để tìm những từ có tiếng đó. Bài tập hệ thống hoá vốn từ theo đặc điểm cấu tạo từ có tác dụng lớn giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ. Đó là các bài tập như :
Tìm từ :
Ví dụ 1 : Tìm các từ
- Có tiếng học M : học hành - Có tiếng tập M : tập đọc
(TV2 - tập 1 - trang 17)
Ví dụ 2 : Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng : yêu, thương, quý, mến, kính. M : yêu mến, quý mến.
(TV2 - tập 1 - trang 99)
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
Một trong những đặc điểm của loại bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo là các yếu tố cấu tạo từ được nêu trong bài tập là những yếu tố có khả năng sản sinh tạo từ mạnh, nghĩa là từ những tiếng này có thể tạo ra được nhiều từ khác. GV cần nắm được điều này để hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của bài tập. Cần lưu ý rằng, nếu HS, nhất là HS ở lớp 2, 3 tìm được một tổ hợp không phải là từ mà là cụm từ, kiểu như học giỏi, học toán, tập lái, tập văn nghệ... thì vẫn có thể chấp nhận.
Có thể nói, với tất cả các tên chủ đề là từ Hán Việt (nhất là ở lớp 4, 5), các tên gọi đều được tách ra thành các yếu tố cấu tạo từ để giải nghĩa và huy động vốn từ.
b. Bài tập hệ thống hoá vốn từ :
b. 2. Nhóm bài tập phân loại từ :
Bài tập phân loại từ là những bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu HS phân loại theo một căn cứ nào đó. Bài tập có thể cho sẵn các từ rời, cũng có thể để các từ ở trong câu, đoạn. Các căn cứ để phân loại cũng chính là những căn cứ để tìm từ trong nhóm bài tập tìm từ. Vì vậy, tương tự như nhóm bài tập tìm từ, các bài tập phân loại từ có thể chia thành bài tập phân loại từ theo chủ đề, theo các nhóm nghĩa, phân loại từ theo các lớp từ vựng, theo từ loại, tiểu loại của từ, phân loại từ dựa vào cấu tạo.
Chẳng hạn dựa vào nghĩa, yêu cầu HS phân nhóm từ như :
Ví dụ 1 : Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm :
a) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”.
b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”.
(lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú) (TV4 - tập 2)
Giải các bài tập hệ thống hoá vốn từ, HS sẽ xây dựng được những nhóm từ khác nhau. Để hướng dẫn HS làm những bài tập này, GV cần có vốn từ cần thiết và biết phân loại các từ. Các bài tập hệ thống hoá vốn từ vừa sức với HS Tiểu học, được các em thực hiện một cách tự nhiên và có hứng thú.
c. Bài tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ) :
Mục đích cuối cùng của việc dạy từ là để HS sử dụng được từ trong hoạt động nói năng. Các đo nghiệm cho thấy rằng có một số lượng từ rất lớn, HS hiểu được nghĩa nhưng không đi vào vốn từ tích cực, không được HS sử dụng trong giao tiếp của mình. Chính vì vậy, dạy sử dụng từ rất quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của dạy từ ngữ là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cực. Để thực hiện được nhiệm vụ này, người ta xây dựng hệ thống bài tập sử dụng từ. Những bài tập này nhằm làm giàu vốn từ cho HS bằng cách hình thành ở các em kĩ năng sử dụng từ. Các bài tập này vận dụng các quan hệ ngôn ngữ, quan hệ liên tưởng và quan hệ hình tuyến để lựa chọn và kết hợp từ. Chúng mang tính chất bài tập Từ vựng - Ngữ pháp.
Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp HS nắm được nghĩa và khả năng kết hợp của từ. Các đo nghiệm cho thấy HS tiểu học đã nói, viết những câu như : “Hôm nay em dũng cảm”; “Em rất đoàn kết”; “Em ở giữa Tổ quốc”; “Chị kiên nhẫn em bé”; “Em yêu các đất nước”; “Em thăm Tổ quốc Căm pu chia” là do không nắm chắc nghĩa và khả năng kết hợp của từ.
Những bài tập được sử dụng ở Tiểu học để dạy dùng từ là bài tập điền từ, bài tập thay thế từ, bài tập tạo ngữ, bài tập đặt câu, bài tập viết đoạn văn, bài tập chữa lỗi dùng từ.
c. Bài tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ) :
c.1. Bài tập điền từ :
Bài tập điền từ là kiểu bài tập được sử dụng nhiều ở Tiểu học. Loại bài tập này có hai mức độ :
- Cho trước các từ, yêu cầu HS tìm trong số những từ đã cho những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu, đoạn cho sẵn.
Ví dụ 1: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau :
Anh Kim Đồng là một ... rất ... . Tuy không chiến đấu ở ..., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ... . Anh đã hi sinh, nhưng ... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)
(TV 4 tập 2)
c.1. Bài tập điền từ :
- Không cho trước các từ mà để HS tự tìm trong vốn từ của mình để điền vào :
Ví dụ 1 : Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh ?
a) Cháu … ông bà.
b) Con … cha mẹ.
c) Em … anh chị.
(TV2 - tập 1 - trang 99)
Ví dụ 2 : Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau :
a) Khoẻ như ...... M : khoẻ như voi b) Nhanh như .... M : nhanh như cắt
(TV 4 t2)
Bài tập điền từ là kiểu bài tập tích cực hoá vốn từ yêu cầu tính độc lập và tính sáng tạo của HS ở mức độ thấp, vừa sức với tuổi nhỏ.
Khi tiến hành giải bài tập, giáo viên hướng dẫn HS nắm nghĩa của các từ đã cho (với bài tập cho sẵn các từ cần điền) và xem xét kĩ đoạn văn có những chỗ trống (đã được giáo viên chép sẵn lên bảng phụ). Giáo viên cho HS đọc lần lượt từng câu của đoạn văn cho sẵn, đến những chỗ có chỗ trống thì dừng lại, cân nhắc xem có thể điền từ nào trong các từ đã cho để câu văn đúng nghĩa, phù hợp với toàn đoạn. Khi đọc lại thấy nghĩa của câu văn, nghĩa của đoạn văn đều thích hợp nghĩa là bài tập đã được giải đúng.
c.2. Bài tập thay thế từ :
Bài tập thay thế từ là những bài tập yêu cầu HS thay thế một từ (ngữ) bằng một từ (ngữ) khác cho đúng hoặc hay hơn. Các từ cần thay cũng có thể được cho sẵn hoặc không cho sẵn như bài tập điền từ. Nhiều khi những bài tập thay thế từ được sử dụng kết hợp để dạy các mạch kiến thức về từ, câu. Những bài tập này được sử dụng nhiều để dạy từ đồng nghĩa như:
Ví dụ 1 : Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau :
Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng. (quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)
(TV3 - tập 1 - trang 89)
Ví dụ 2 : Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
(TV5 - tập 1)
Có khi bài tập còn yêu cầu giải thích vì sao từ nào đó có thể hoặc không thể thay thế từ đã cho.
c.3. Bài tập tạo ngữ :
Bài tập tạo ngữ nhằm luyện cho HS biết kết hợp các từ.
Ví dụ: Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa :
Tinh thần, hành động, xông lên, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường, trước kẻ thù, nói lên sự thật.
(TV4 - tập 2)
Bài tập này có hai mức độ. Mức độ thứ nhất cho sẵn hai yếu tố, yêu cầu HS chọn từng yếu tố của dãy này ghép với một hoặc một số yếu tố của dãy kia sao cho thích hợp, ví dụ kiểu bài tập nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho hợp nghĩa. Mức độ thứ hai yêu cầu HS tự tìm thêm từ mới có khả năng kết hợp với từ đã cho.
Để làm những bài tập này, giáo viên hướng dẫn HS thử ghép mỗi từ ở dãy này với một số từ ở dãy kia, đọc lên rồi vận dụng kinh nghiệm nói năng của mình để xem xét cách nói nào chấp nhận được và nối cho đúng.
c.4. Bài tập dùng từ đặt câu :
Đây là những bài tập yêu cầu HS tự đặt câu với một từ hoặc một số từ cho trước. Để làm được những bài tập này, HS cần có sự hiểu biết về nghĩa của từ, cách thức kết hợp từ với nhau.
Ví dụ : Đặt câu với mỗi danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được.
(TV4 - tập 1 - trang 53)
Kiểu bài tập này cũng được dùng để dạy các mạch kiến thức về từ và câu, chúng không chỉ có mục đích làm giàu vốn từ mà còn có mục đích dạy mô hình câu. Để làm những bài tập này, trước hết giáo viên cần hướng dẫn HS hiểu nghĩa của những từ đã cho, xét xem từ đó đã được dùng như thế nào trong hoạt động nói năng hàng ngày. Sau đó HS phải đặt được câu với những từ này. Câu phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp.
Để đặt được những câu khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi hoặc giáo viên nêu câu hỏi để các em trả lời thành câu.
Ví dụ : “Ngày khai giảng đông vui như thế nào ?”; “Trường em khai giảng vào ngày nào ?”; “Cái gì vàng tươi ?”; “Cái gì xanh ngắt ?”...
c.5. Bài tập viết đoạn văn :
Ngoài những yêu cầu như bài tập dùng từ đặt câu, bài tập viết đoạn văn còn yêu cầu HS viết các câu có liên kết với nhau để thành đoạn.
Ví dụ : Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
(TV 4 - t2 - tr 117)
Đây là một kiểu bài tập khó đối với HS Tiểu học vì nó đồng thời đề ra hai yêu cầu : dùng được các từ ngữ đã nêu và viết một đoạn văn có nội dung chấp nhận được chứ không phải là những câu rời rạc. HS nhiều khi không thể tự xác định được đoạn văn cần viết về đề tài gì nên giáo viên phải cụ thể hoá ra thành từng nhiệm vụ rõ ràng hơn.
c.6. Bài tập chữa lỗi dùng từ :
Bài tập chữa lỗi dùng từ là bài tập đưa ra những câu dùng từ sai, yêu cầu HS nhận ra và sửa chữa. Trong các tài liệu dạy học, số lượng bài tập thuộc kiểu này không nhiều nhưng trên thực tế có thể sử dụng bài tập này bất kì lúc nào thấy cần thiết. Những lỗi dùng từ cần lấy trong chính thực tế hoạt động nói, viết của HS. Giáo viên cũng có thể đưa ra những lỗi dự tính HS dễ mắc phải, nhiệm vụ của HS là phát hiện và tự chữa những lỗi này.
Bài tập sử dụng từ là bài tập có tính chất từ vựng - ngữ pháp. Để làm được những bài tập này, HS không những phải hiểu nghĩa của từ mà còn phải biết cách kết hợp các từ, biết viết câu đúng ngữ pháp.
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ
và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
Các bài thực hành LT&C được xây dựng từ một tổ hợp bài tập nên dạy thực hành từ, câu chính là tổ chức cho học sinh làm các bài tập LT&C. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số điều cầu lưu ý khi tiến hành các bước lên lớp một giờ dạy bài thực hành LT&C.
Để tổ chức thực hiện các bài tập LT&C, giáo viên phải nắm được mục đích, ý nghĩa, cơ sở xây dựng, nội dung bài tập và biết cách giải chính xác bài tập, biết trình tự cần tiến hành giải bài tập để hướng dẫn cho học sinh.
Trong giáo án phải ghi rõ mục đích bài tập, lời giải mẫu, những sai phạm dự tính học sinh có thể mắc phải và cách điều chỉnh đưa về cách giải đúng.
Tuần tự công việc giáo viên cần làm trên lớp lúc này là ra nhiệm vụ (nêu yêu cầu), hướng dẫn thực hiện và kiểm tra đánh giá.
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
2.2.1. Giáo viên cần nêu đề bài một cách rõ ràng, nên yêu cầu học sinh nhắc lại đề ra, khi cần, phải giải thích để em nào cũng nắm được yêu cầu của bài tập.
Có nhiều hình thức nêu bài tập : dùng lời, viết lên bảng, yêu cầu học sinh xem đề ra trong SGK hoặc Vở bài tập. Nhưng dù đề bài được nêu ra dưới hình thức nào cũng cần kiểm tra xem tất cả học sinh đã nắm được yêu cầu của bài tập chưa.
Có những trường hợp không thể sử dụng bài tập của SGK như một đề bài mà phải có sự điều chỉnh cho hợp lí. Có trường hợp phải chia cắt bài tập của SGK thành những bài tập nhỏ hơn. Tuỳ thời gian và trình độ học sinh mà quy định số lượng bài tập cần tiến hành trong giờ học. Có thể lựa chọn, lược bỏ, bổ sung thêm bài tập của SGK.
Khi giao bài tập cho học sinh, cần lưu ý để có sự phân hoá cho phù hợp đối tượng: Có bài tập chỉ dành riêng cho học sinh khá, giỏi, còn với học sinh yếu thì phải giảm mức độ yêu cầu của bài tập. (theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
2.2.2. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên phải nắm chắc trình tự giải bài tập.
Cần phải dự tính trước những khó khăn và những lỗi học sinh mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời. Việc thực hiện bài tập cũng có nhiều hình thức: nói, đọc, viết hoặc nối, tô, vẽ, đánh dấu. Có bài trả lời miệng, có bài viết, có bài gạch, đánh dấu trong Vở bài tập. Bài tập cũng có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Với những kiểu bài tập mới xuất hiện lần đầu, giáo viên cần hướng dẫn thật chi tiết, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn thực hiện, cần chia ra thành các mức độ cho phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, cần giúp những học sinh yếu kém bằng những câu hỏi gợi mở.
Trong quá trình tiến hành giải bài tập cần phải tăng dần mức độ độc lập làm việc của học sinh. Giai đoạn đầu, bài tập được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giai đoạn sau, học sinh tự độc lập làm việc là chính.
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
2.2.3. Cuối cùng là bước kiểm tra, đánh giá.
Đây là một việc làm quan trọng mà nhiều giáo viên thường bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức. Việc kiểm tra, đánh giá vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh, vừa cho học sinh một mẫu sản phẩm tốt nhất.
Như vậy khi chữa bài tập, giáo viên không chỉ biết đánh giá đúng, sai mà phải giải thích được tại sao như thế là sai, tại sao như thế là đúng, nghĩa là một lần nữa lặp lại quy trình giải bài tập khi có những học sinh làm chưa đúng. GV cần dành thời gian thích hợp cho khâu này. Phải có mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của học sinh. Với
CHO HỌC SINH QUA
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Nội dung dạy học Luyện từ và câu (từ) :
1. Nội dung luyện từ và câu (từ)ở lớp 4 như sau :
1.1. Về vốn từ :
Ngoài các từ ngữ được dạy qua các bài tập đọc, chính tả, tập viết, … học sinh được cung cấp vốn từ một cách có hệ thống trong các bài từ ngữ theo chủ đề. Lớp 4, học sinh học thêm khoảng 700 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề : Nhân hậu - Đoàn kết, Trung thực - Tự trọng; ước mơ; ý chí nghị lực; trò chơi, đồ chơi; tài năng, sức khoẻ, cái đẹp, dũng cảm, khám phá, phát minh; du lịch, thám hiểm; lạc quan.
1. Nội dung (từ) :
1.2. Các mạch kiến thức và kĩ năng về từ lớp 4 :
a/ Từ :
- Cấu tạo từ :
+ Từ đơn
+ Từ phức, từ ghép, từ láy.
- Từ loại :
+ Danh từ, danh từ chung, danh từ riêng.
+ Động từ.
+ Tính từ.
II. Tổ chức dạy học luyện từ và câu :
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Phân môn LT&C mang tính chất thực hành nên các kiến thức lí thuyết ở đây chỉ được đưa đến cho HS ở mức sơ giản và tập trung chú trọng đến các quy tắc sử dụng từ, câu.
Giáo viên phải có biện pháp dạy học để HS không phải học thuộc lòng mà ghi nhớ trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn. Ngay cả dạy phần này, giáo viên cũng không nên đi sâu vào giảng giải lí thuyết.
Phần Luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp HS củng cố và vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào những bài tập cụ thể.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
a/ Các bài tập này có hai nhiệm vụ ứng với hai dạng bài tập :
BT nhận diện và BT vận dụng.
- Bài tập nhận diện giúp HS nhận ra hiện tượng về từ và câu cần nghiên cứu ở mức yêu cầu thấp, những hiện tượng này được nêu sẵn trong các ngữ liệu khác.
Ví dụ “Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau : ….”
(TV 4 – t1 – tr 58)
Mức yêu cầu cao hơn, HS phải tự tìm các hiện tượng về từ vừa học trong vốn tiếng Việt của mình.
Ví dụ “Tìm các từ chỉ trạng thái của các sự vật : dòng thác, lá cờ”.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
- Bài tập vận dụng tạo điều kiện cho HS sử dụng những đơn vị từ ngữ, ngữ pháp đã học vào hoạt động nói năng của mình.
Ví dụ “Hãy viết một câu có dùng tính từ nói về một người bạn hoặc người thân của em. (TV4 – t1 – tr 112)
Để chuẩn bị dạy một kiến thức lí thuyết về từ và câu, chúng ta cần đặt khái niệm cần dạy trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó, đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm, nghĩa là những dấu hiệu bản chất của nó. Đây cũng chính là nội dung dạy học mà chúng ta cần đưa đến cho học sinh. Chúng ta cần hiểu rằng trước một hiện tượng ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học có thể có những cách lí giải, những giải pháp khác nhau. Dựa vào mục tiêu dạy học của mình, các tác giả SGK đã chọn giải pháp phù hợp.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Mỗi giáo viên cần lập một bảng thứ tự các kiến thức lí thuyết về từ và câu được dạy ở tiểu học, nội dung của chúng để có một cái nhìn tổng quát, chính xác và có “mức độ”.
Sau khi đã xác định vị trí nội dung kiến thức và kĩ năng cần cung cấp cho học sinh, GV cần nắm được các bước lên lớp. Chúng ta cùng làm rõ cách dạy bài lí thuyết về từ qua ví dụ sau :
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Ví dụ 1 : Dạy bài Từ ghép và từ láy - tuần 4 lớp 4.
Trước hết ta xem xét cách trình bày những nội dung này của SGK để thấy dụng ý của các tác giả sách và các biện pháp dạy học cần chọn khi tổ chức quá trình dạy học.
Từ có thể được phân loại theo nhiều cách : phân loại dựa vào ý nghĩa khái quát và hoạt động ngữ pháp của từ - ta có các lớp từ theo từ loại; phân loại dựa vào nghĩa - ta có các lớp từ theo chủ đề, tiểu chủ đề; phân loại theo các lớp nghĩa - ta có các lớp từ như đồng nghĩa, trái nghĩa...; phân loại theo nguồn gốc - ta có từ thuần Việt, từ Hán Việt; phân loại theo phạm vi sử dụng - ta được từ địa phương, từ toàn dân...
Đặt trong hệ thống, bài Từ ghép và từ láy là bài lí thuyết về từ thứ hai của chương trình Tiếng Việt mới sau bài Từ đơn và từ phức. Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy là kết quả của một cách phân loại từ - phân loại theo cấu tạo. SGK quan niệm “Tiếng cấu tạo nên từ. Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức”. Từ phức được phân loại thành hai kiểu : từ ghép và từ láy.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Để phân loại các kiểu từ phức, SGK nhấn mạnh vào cách thức cấu tạo chứ không miêu tả kết quả phân loại:
“Có hai cách chính để tạo từ phức là :
1/ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
M : tình thương, thương mến...
2/ Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
M : săn sóc, khéo léo, luôn luôn”.
(Tiếng Việt 4 - Tập 1 - trang 39)
Cách trình bày như trên mang tính hành dụng, phù hợp hơn với yêu cầu rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, bởi nó đã chỉ dẫn cách thức tạo từ để từ những tiếng (hình vị) cho sẵn, học sinh dễ dàng tạo ra những từ ghép, từ láy.
1. Tổ chức dạy bài lí thuyết về từ, câu :
Bước đầu tiên của giờ học là bước Nhận xét, thực chất là phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu của khái niệm từ ghép, từ láy. Tuỳ vào các nét dấu hiệu được đưa ra, giáo viên cần chọn thao tác phân tích cho phù hợp. Để giúp học sinh nhận diện được từ ghép và từ láy, GV yêu cầu các em xác định mỗi tiếng trong từ có nghĩa hay không có nghĩa. Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Nếu có ít nhất một tiếng không có nghĩa và các tiếng trong từ có sự phối âm (chúng giống nhau hoặc là phụ âm đầu, hoặc là vần, hoặc là cả phụ âm đầu và vần) thì đó là từ láy.
Phần Ghi nhớ không trình bày như một kết quả có sẵn mà GV chỉ đưa ra thuật ngữ và bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở, tiếp tục hướng dẫn HS chuyển những kết quả phân tích ở phần Nhận xét thành những dấu hiệu cần ghi nhớ về từ ghép và từ láy.
2. Tổ chức dạy bài thực hành
- Bài tập làm giàu vốn từ :
Trong các bài tập theo các mạch kiến thức, dạng bài tập thuần tuý về từ hay câu ít được sử dụng. Ví dụ kiểu bài tập khá phổ biến như :
+ Đặt câu với một từ cùng nghĩa với từ trung thực hoặc một từ trái nghĩa với từ trung thực (TV4 - tập 1- trang 48).
+ Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể “Ai thế nào?” (TV4 – t2 – tr 37)
Vừa là bài tập về từ, vừa là bài tập về câu.
2. Tổ chức dạy bài thực hành - Bài tập làm giàu vốn từ :
2.1. Tổ chức dạy bài thực hành - Bài tập làm giàu vốn từ :
Làm giàu vốn từ còn được gọi là mở rộng vốn từ, là nhiệm vụ của các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ”.
Nhiệm vụ làm giàu vốn từ bao gồm các công việc dạy nghĩa từ, hệ thống hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Đó cũng chính là căn cứ để chia các bài tập làm giàu vốn từ thành ba nhóm lớn : Bài tập dạy nghĩa từ, Bài tập hệ thống hoá vốn từ, Bài tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ)
2. Tổ chức dạy bài thực hành –
Bài tập làm giàu vốn từ :
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Để tăng vốn từ cho HS phải cung cấp những từ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy từ là làm cho HS hiểu nghĩa từ.
Việc dạy nghĩa từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ.
Ví dụ : Các bài tập đọc thường có mục ghi chú, giải nghĩa các từ ngữ cho HS. Các bài tập dạy nghĩa cũng nhằm mục đích này. Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn LT&C không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại thường xuyên phải thực hiện không chỉ trong giờ LT&C mà trong rất nhiều giờ học khác của môn học Tiếng Việt và các môn học khác.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Để dạy nghĩa từ, trước hết GV phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng HS.
Ở Tiểu học, người ta thường nêu một số biện pháp giải nghĩa như sau:
a.1. Giải nghĩa bằng trực quan :
Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ... để giải nghĩa từ. Lúc này, vật thật, tranh vẽ, biểu bảng, sơ đồ được dùng để đại diện cho nghĩa của từ.
Ví dụ : - GV đưa lá tía tô cho HS xem và nói “Đây là lá tía tô” khi học bài học vần “ia”.
- Khi học bài “Rừng thảo quả” cô giáo cho HS xem tranh (hoặc ảnh chụp) rừng thảo quả.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.1. Giải nghĩa bằng trực quan (tt) :
Tương ứng với biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan có các bài tập dạy nghĩa từ bằng tranh vẽ. Có thể chia các bài tập dạy nghĩa từ bằng tranh vẽ thành 3 dạng:
- Bài tập yêu cầu tìm sự tương ứng giữa từ cho sẵn với hình vẽ.
- Dạng bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng.
Ví dụ 1 : Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) được vẽ dưới đây. (TV2 - tập 1)
Ví dụ 2 : Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động đó (TV2 - tập 1)
- Dạng bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong các tranh. Đây là những bài tập vui với các tranh đố.
a.2. Giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với từ khác.
Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các cụm từ : khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
(TV5 tập 1)
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.3. Giải nghĩa các từ bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ : “Siêng năng là chăm chỉ”; “Ngăn nắp là không lộn xộn”. Tương ứng với cách giải nghĩa này, SGK có các bài tập yêu cầu giải nghĩa bằng đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ 1 : Tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây :
Gan dạ, thân thiết, hoà thuận, anh dũng, thông minh, bạo gan, quả cảm, ....
(TV4 – t2 – tr 73)
Ví dụ 2 : Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
M : - Từ cùng nghĩa : can đảm - Từ trái nghĩa : hèn nhát
(TV4 – t2 – tr 83)
Yêu cầu của các bài tập này là dùng những từ cùng nghĩa hoặc có nghĩa trái ngược với nghĩa của từ cần giải nghĩa làm phương tiện để giải nghĩa từ. Những từ đồng nghĩa được dùng để giải nghĩa phải là những từ gần gũi, quen thuộc với học sinh. Loại bài tập này khơi gợi được sự liên tưởng tương đồng và khác biệt để kích thích học sinh xác lập được nghĩa của từ, đồng thời cũng giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ cũng như góp phần hình thành khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Lưu ý là khác với loại bài tập giải nghĩa từ bằng định nghĩa, nhiều khi đáp án của bài tập này có nhiều từ (nhiều đáp án).
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.4. Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố (tiếng) và giải nghĩa từng thành tố này.
Ví dụ : Tổ quốc là từ ghép gốc Hán. Tổ là ông cha ta từ xa xưa, quốc là nước, đất nước. Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán Việt. Sách giáo khoa không có những bài tập yêu cầu giải nghĩa theo cách phân tích từng thành tố nhưng ý thức được việc nắm nghĩa của các tiếng sẽ làm tăng nhanh chóng vốn từ hơn là nắm nghĩa của từng từ nên trong SGK có rất nhiều bài tập yêu cầu nêu nghĩa của tiếng trong từ và dùng nghĩa của tiếng có trong từ để làm căn cứ phân loại các từ đó. Chúng ta xếp những bài tập này vào nhóm bài tập hệ thống hoá vốn từ và sẽ trình bày sau.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
a.5. Giải nghĩa bằng định nghĩa :
Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa phổ biến nhất trong SGK. Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa (tập hợp các nét nghĩa) bằng một định nghĩa.
Ví dụ : “Tự trọng là coi trọng và gìn giữ phẩm giá của mình” (Tiếng Việt 4 - tập 1 - tr 49)
Giải nghĩa bằng tập hợp các nét nghĩa là cách dạy nghĩa đầy đủ nhất nhưng là một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học. Vì vậy, các dạng bài tập giải nghĩa bằng định nghĩa trong sách giáo khoa thường xây dựng dưới dạng cho sẵn từ và nghĩa của từ, các định nghĩa về từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Loại bài tập giải nghĩa bằng định nghĩa có 3 tiểu dạng :
- Dạng 1 : Cho sẵn từ, yêu cầu tìm trong các nghĩa đã cho nghĩa phù hợp với từ.
Ví dụ : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng ?
a. Tin vào bản thân mình.
b. Quyết định lấy công việc của mình.
c. Coi trọng và gìn giữ phẩm giá của mình.
d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
(Tiếng Việt 4 - tập 1 – tr 49)
- Dạng 2 : Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.
Ví dụ : Tìm từ (ở cột A) phù hợp với lời giải nghĩa (ở ột B):
(TV 4 - t2 - tr 74)
Khi hướng dẫn giải kiểu bài tập này, GV phải làm cho HS hiểu ý nghĩa của từng yếu tố ở hai vế để thấy sự tương ứng cặp đôi. Các em lấy lần lượt các từ ngữ ghép với một nội dung xem có sự tương ứng, tức là tạo thành câu đúng nghĩa không. Nếu HS điền, nối đúng, tạo ra sự tương ứng hợp lí giữa nghĩa và từ là các em đã nắm được nghĩa từ.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
- Dạng 3 : Cho sẵn từ, yêu cầu học sinh xác lập nội dung nghĩa tương ứng.
Dạng bài tập này ít xuất hiện trong sách giáo khoa.
Ví dụ 1 : Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em chọn trong các phẩm chất ở mục 1 (dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, biết quan tâm đến mọi người, khoan dung và dịu dàng).
(Tiếng Việt 5 - tập 2)
Ví dụ 2 : Ghép tiếng bảo với nghĩa là giữ, gánh vác, chịu trách nhiệm với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển Tiếng Việt): đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ.
(Tiếng Việt 5 - tập 2)
Ví dụ 3 : Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào?
a. Cầu được ước thấy. b. Ước sao được vậy.
c. Ước của trái mùa. d. Đứng núi này trông núi nọ.
(Tiếng Việt 4 - tập 1 – tr 88)
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Ví dụ 4 : Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì?
a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
c. Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
(Tiếng Việt 4 - tập 1 - tr 118 - 119)
Đây là dạng bài tập khó đối với học sinh Tiểu học.
Để thực hiện loại bài tập này, HS phải có kĩ năng định nghĩa.
Giải nghĩa bằng định nghĩa sẽ làm cho ngôn ngữ và tư duy của HS trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn. Càng bắt đầu dạy cho HS định nghĩa từ sớm bao nhiêu thì các em càng biết tư duy chính xác và nói năng đúng đắn sớm bấy nhiêu. Khi định nghĩa từ, cần bảo đảm các yêu cầu sau : nghĩa của từ được định nghĩa cần được rút ra trên những nghĩa đơn giản hơn để tránh sự luẩn quẩn trong định nghĩa. Các thành tố nghĩa của từ được định nghĩa cần đầy đủ nhưng tổ hợp các thành tố nghĩa không quá lớn.
a. Bài tập dạy nghĩa từ :
Giải nghĩa từ là một biện pháp nêu rõ những đặc tính của từ.
Ở tiểu học, một từ nhiều khi được dạy nghĩa nhiều lần nên lần đầu có thể không cần khám phá hết nội dung của nó, những lần sau sẽ mở ra tất cả nội dung của từ.
Việc phân chia thành các biện pháp và các bài tập giải nghĩa như trên chỉ là tương đối. Trong thực tế, khi giải nghĩa từ hoặc xây dựng những bài tập giải nghĩa, người ta thường kết hợp các biện pháp khác nhau : vừa dùng trực quan, vừa dùng đồng nghĩa, dựa vào ngữ cảnh hoặc sử dụng biện pháp định nghĩa.
Khi dạy nghĩa từ, ngoài việc xác định những từ sẽ dạy, biện pháp giải nghĩa, GV còn phải xác định sẵn những từ nào mình sẽ giải nghĩa và những từ nào để HS giải nghĩa dưới hình thức thực hiện các bài tập giải nghĩa từ.
Việc lựa chọn các biện pháp giải nghĩa và hình thức bài tập giải nghĩa tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nó bị quy định bởi nhiệm vụ học tập (từ sẽ được đưa vào vốn từ tích cực hay tiêu cực), bởi đặc điểm của từ (trừu tượng hay cụ thể, danh từ hay động từ, tính từ, thuần Việt hay Hán Việt), bởi trình độ của HS (trước đó đã được chuẩn bị để nắm nghĩa từ như thế nào)...
b. Bài tập hệ thống hoá vốn từ :
Trong SGK Tiếng Việt, kiểu bài tập hệ thống hoá vốn từ chiếm tỉ lệ cao suốt từ lớp 2 đến lớp 5. Dựa vào đặc trưng của hoạt động liên tưởng khi tìm từ ngữ, có thể chia bài tập hệ thống hoá vốn từ thành nhiều nhóm, dạng.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
Dựa vào quy luật liên tưởng, người ta chia nhóm bài tập tìm từ thành :
- Bài tập tìm từ có cùng chủ đề :
Ở Tiểu học, biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để hệ thống hoá vốn từ là mở rộng vốn từ theo chủ đề. Theo từng chủ đề, người ta lựa chọn từng văn bản cho giờ tập đọc. Các từ trong các bài học mở rộng vốn từ cũng được đưa ra theo quy luật liên tưởng cùng chủ đề. Đây là cơ sở của những bài tập tìm từ có cùng chủ đề như :
Ví dụ 1 : Tìm các từ :
+ Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ. M : tập luyện
+ Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh. M : vạm vỡ
(TV4 - tập 2 - trang 19)
Các từ cần tìm ở đây thuộc cùng một chủ điểm từ ngữ, hay nói cách khác là cùng nằm trong một hệ thống liên tưởng. Vì vậy dạng bài tập này ngoài tác dụng giúp HS mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp HS hình thành, phát triển tư duy hệ thống. Về cách dạy, GV cần dựa vào các ví dụ mẫu trong SGK để hướng dẫn HS tìm từ. Các từ mẫu (còn gọi là từ điểm tựa) giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập, đồng thời có tác dụng gợi ý, định hướng cho HS trong việc tìm từ.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
Ví dụ 2 : Kể tên các môn thể thao mà em biết. (TV4 - t2 - trang 19)
(Tìm từ ngữ cùng chủ điểm không có các từ mẫu).
Các từ cần tìm có lúc được huy động trong vốn của HS, cũng có lúc bài tập chỉ yêu cầu HS tìm các từ có sẵn trong một văn bản.
Ví dụ 3 : Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà (Tiếng Việt 2 - tập 1 – tr 82).
Vì từ là hệ thống của nhiều hệ thống, các chủ đề có phạm vi rộng hẹp rất khác nhau nên các bài tập hệ thống hoá vốn từ rất đa dạng, phong phú. Có những bài tập yêu cầu tìm những từ có cùng chủ điểm lớn, có khi yêu cầu HS tìm những từ có chung một nét nghĩa, một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó, tức là tìm một nhóm từ nhỏ hơn.
Ví dụ 4 : Tìm các từ chỉ hành động bảo vệ môi trường.
Về cách dạy, với những bài tập này, nếu HS gặp khó khăn, GV có thể nêu từ mẫu để HS dựa vào đó tiến hành tìm từ.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
- Bài tập tìm từ cùng lớp từ vựng :
Nhóm bài tập hệ thống hoá vốn từ theo các lớp từ vựng có số lượng nhiều, chúng không chỉ có mặt trong các bài học có tên gọi Mở rộng vốn từ mà còn chiếm số lượng lớn trong các bài học theo các mạch kiến thức về từ như các bài Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm. Ngay từ lớp 2 đã xuất hiện nhiều bài tập kiểu như “Tìm từ cùng nghĩa (gần nghĩa hoặc trái nghĩa) với từ cho sẵn”.
Ví dụ : Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khoẻ.
M : tốt – xấu (Tiếng Việt 2 – tập 1- tr 123)
Ở dạng bài tập này bao giờ cũng có từ cho sẵn để làm chỗ dựa cho hoạt động liên tưởng tìm từ của HS. Với những từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, giáo viên cần giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu các ngữ cảnh sử dụng của từ cho sẵn này. HS chỉ có thể tìm từ đúng yêu cầu khi nắm được nghĩa của từ cho sẵn.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
- Bài tập tìm từ cùng từ loại, tiểu loại :
Nhóm bài tập hệ thống hoá vốn từ theo từ loại, tiểu loại của từ được sử dụng nhiều trong SGK. Vì từ loại là tập hợp các từ có ý nghĩa khái quát giống nhau nên bài tập hệ thống hoá vốn từ có quan hệ ngữ nghĩa còn bao hàm cả những bài tập tìm các từ cùng từ loại, tiểu loại của từ. Đó là những bài tập tìm những từ chỉ người, vật, con vật... (sự vật), chỉ hoạt động, chỉ tính chất, đặc điểm ở lớp 2, 3, tìm các danh từ, động từ, tính từ và các tiểu loại của danh từ, động từ ở lớp 4, 5.
Thực ra những bài tập này cũng là những bài tập tìm từ có cùng chủ đề yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ theo các quan hệ ngữ nghĩa. Việc tách ra như vậy để thấy các bài tập hệ thống hoá vốn từ theo đặc điểm từ loại, tiểu loại của từ xuất hiện nhiều trong các bài học về từ loại của từ.
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
- Bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo :
Đây là nhóm bài tập mở rộng vốn từ theo đặc điểm cấu tạo. Những bài tập này có số lượng lớn trong SGK Tiếng Việt, đó là các bài tập yêu cầu tìm các từ có tiếng đã cho hoặc dựa vào nghĩa của tiếng để phân loại các nhóm từ.
Ý thức được vai trò của đơn vị tiếng (hình vị) trong cấu tạo từ và trong ngữ pháp tiếng Việt nói chung, SGK Tiếng Việt đã sử dụng tối đa việc dạy học sinh nắm nghĩa của từ, tăng vốn từ bằng cách nắm các yếu tố cấu tạo từ nên đã đưa ra rất nhiều bài tập giải nghĩa từ và hệ thống hoá vốn từ theo yếu tố cấu tạo, đặc biệt là với các từ Hán Việt.
Ngay từ lớp 2 đã có những bài tập hệ thống hoá vốn từ theo cấu tạo từ yêu
cầu HS dựa vào một tiếng cho sẵn để tìm những từ có tiếng đó. Bài tập hệ thống hoá vốn từ theo đặc điểm cấu tạo từ có tác dụng lớn giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ. Đó là các bài tập như :
Tìm từ :
Ví dụ 1 : Tìm các từ
- Có tiếng học M : học hành - Có tiếng tập M : tập đọc
(TV2 - tập 1 - trang 17)
Ví dụ 2 : Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng : yêu, thương, quý, mến, kính. M : yêu mến, quý mến.
(TV2 - tập 1 - trang 99)
b.1. Nhóm bài tập tìm từ :
Một trong những đặc điểm của loại bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo là các yếu tố cấu tạo từ được nêu trong bài tập là những yếu tố có khả năng sản sinh tạo từ mạnh, nghĩa là từ những tiếng này có thể tạo ra được nhiều từ khác. GV cần nắm được điều này để hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của bài tập. Cần lưu ý rằng, nếu HS, nhất là HS ở lớp 2, 3 tìm được một tổ hợp không phải là từ mà là cụm từ, kiểu như học giỏi, học toán, tập lái, tập văn nghệ... thì vẫn có thể chấp nhận.
Có thể nói, với tất cả các tên chủ đề là từ Hán Việt (nhất là ở lớp 4, 5), các tên gọi đều được tách ra thành các yếu tố cấu tạo từ để giải nghĩa và huy động vốn từ.
b. Bài tập hệ thống hoá vốn từ :
b. 2. Nhóm bài tập phân loại từ :
Bài tập phân loại từ là những bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu HS phân loại theo một căn cứ nào đó. Bài tập có thể cho sẵn các từ rời, cũng có thể để các từ ở trong câu, đoạn. Các căn cứ để phân loại cũng chính là những căn cứ để tìm từ trong nhóm bài tập tìm từ. Vì vậy, tương tự như nhóm bài tập tìm từ, các bài tập phân loại từ có thể chia thành bài tập phân loại từ theo chủ đề, theo các nhóm nghĩa, phân loại từ theo các lớp từ vựng, theo từ loại, tiểu loại của từ, phân loại từ dựa vào cấu tạo.
Chẳng hạn dựa vào nghĩa, yêu cầu HS phân nhóm từ như :
Ví dụ 1 : Xếp các từ có tiếng lạc cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm :
a) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”.
b) Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”.
(lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc thú) (TV4 - tập 2)
Giải các bài tập hệ thống hoá vốn từ, HS sẽ xây dựng được những nhóm từ khác nhau. Để hướng dẫn HS làm những bài tập này, GV cần có vốn từ cần thiết và biết phân loại các từ. Các bài tập hệ thống hoá vốn từ vừa sức với HS Tiểu học, được các em thực hiện một cách tự nhiên và có hứng thú.
c. Bài tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ) :
Mục đích cuối cùng của việc dạy từ là để HS sử dụng được từ trong hoạt động nói năng. Các đo nghiệm cho thấy rằng có một số lượng từ rất lớn, HS hiểu được nghĩa nhưng không đi vào vốn từ tích cực, không được HS sử dụng trong giao tiếp của mình. Chính vì vậy, dạy sử dụng từ rất quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của dạy từ ngữ là chuyển vốn từ tiêu cực của học sinh thành vốn từ tích cực. Để thực hiện được nhiệm vụ này, người ta xây dựng hệ thống bài tập sử dụng từ. Những bài tập này nhằm làm giàu vốn từ cho HS bằng cách hình thành ở các em kĩ năng sử dụng từ. Các bài tập này vận dụng các quan hệ ngôn ngữ, quan hệ liên tưởng và quan hệ hình tuyến để lựa chọn và kết hợp từ. Chúng mang tính chất bài tập Từ vựng - Ngữ pháp.
Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp HS nắm được nghĩa và khả năng kết hợp của từ. Các đo nghiệm cho thấy HS tiểu học đã nói, viết những câu như : “Hôm nay em dũng cảm”; “Em rất đoàn kết”; “Em ở giữa Tổ quốc”; “Chị kiên nhẫn em bé”; “Em yêu các đất nước”; “Em thăm Tổ quốc Căm pu chia” là do không nắm chắc nghĩa và khả năng kết hợp của từ.
Những bài tập được sử dụng ở Tiểu học để dạy dùng từ là bài tập điền từ, bài tập thay thế từ, bài tập tạo ngữ, bài tập đặt câu, bài tập viết đoạn văn, bài tập chữa lỗi dùng từ.
c. Bài tập sử dụng từ (tích cực hoá vốn từ) :
c.1. Bài tập điền từ :
Bài tập điền từ là kiểu bài tập được sử dụng nhiều ở Tiểu học. Loại bài tập này có hai mức độ :
- Cho trước các từ, yêu cầu HS tìm trong số những từ đã cho những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu, đoạn cho sẵn.
Ví dụ 1: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau :
Anh Kim Đồng là một ... rất ... . Tuy không chiến đấu ở ..., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ... . Anh đã hi sinh, nhưng ... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)
(TV 4 tập 2)
c.1. Bài tập điền từ :
- Không cho trước các từ mà để HS tự tìm trong vốn từ của mình để điền vào :
Ví dụ 1 : Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh ?
a) Cháu … ông bà.
b) Con … cha mẹ.
c) Em … anh chị.
(TV2 - tập 1 - trang 99)
Ví dụ 2 : Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau :
a) Khoẻ như ...... M : khoẻ như voi b) Nhanh như .... M : nhanh như cắt
(TV 4 t2)
Bài tập điền từ là kiểu bài tập tích cực hoá vốn từ yêu cầu tính độc lập và tính sáng tạo của HS ở mức độ thấp, vừa sức với tuổi nhỏ.
Khi tiến hành giải bài tập, giáo viên hướng dẫn HS nắm nghĩa của các từ đã cho (với bài tập cho sẵn các từ cần điền) và xem xét kĩ đoạn văn có những chỗ trống (đã được giáo viên chép sẵn lên bảng phụ). Giáo viên cho HS đọc lần lượt từng câu của đoạn văn cho sẵn, đến những chỗ có chỗ trống thì dừng lại, cân nhắc xem có thể điền từ nào trong các từ đã cho để câu văn đúng nghĩa, phù hợp với toàn đoạn. Khi đọc lại thấy nghĩa của câu văn, nghĩa của đoạn văn đều thích hợp nghĩa là bài tập đã được giải đúng.
c.2. Bài tập thay thế từ :
Bài tập thay thế từ là những bài tập yêu cầu HS thay thế một từ (ngữ) bằng một từ (ngữ) khác cho đúng hoặc hay hơn. Các từ cần thay cũng có thể được cho sẵn hoặc không cho sẵn như bài tập điền từ. Nhiều khi những bài tập thay thế từ được sử dụng kết hợp để dạy các mạch kiến thức về từ, câu. Những bài tập này được sử dụng nhiều để dạy từ đồng nghĩa như:
Ví dụ 1 : Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau :
Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng. (quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)
(TV3 - tập 1 - trang 89)
Ví dụ 2 : Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
(TV5 - tập 1)
Có khi bài tập còn yêu cầu giải thích vì sao từ nào đó có thể hoặc không thể thay thế từ đã cho.
c.3. Bài tập tạo ngữ :
Bài tập tạo ngữ nhằm luyện cho HS biết kết hợp các từ.
Ví dụ: Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa :
Tinh thần, hành động, xông lên, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường, trước kẻ thù, nói lên sự thật.
(TV4 - tập 2)
Bài tập này có hai mức độ. Mức độ thứ nhất cho sẵn hai yếu tố, yêu cầu HS chọn từng yếu tố của dãy này ghép với một hoặc một số yếu tố của dãy kia sao cho thích hợp, ví dụ kiểu bài tập nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho hợp nghĩa. Mức độ thứ hai yêu cầu HS tự tìm thêm từ mới có khả năng kết hợp với từ đã cho.
Để làm những bài tập này, giáo viên hướng dẫn HS thử ghép mỗi từ ở dãy này với một số từ ở dãy kia, đọc lên rồi vận dụng kinh nghiệm nói năng của mình để xem xét cách nói nào chấp nhận được và nối cho đúng.
c.4. Bài tập dùng từ đặt câu :
Đây là những bài tập yêu cầu HS tự đặt câu với một từ hoặc một số từ cho trước. Để làm được những bài tập này, HS cần có sự hiểu biết về nghĩa của từ, cách thức kết hợp từ với nhau.
Ví dụ : Đặt câu với mỗi danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được.
(TV4 - tập 1 - trang 53)
Kiểu bài tập này cũng được dùng để dạy các mạch kiến thức về từ và câu, chúng không chỉ có mục đích làm giàu vốn từ mà còn có mục đích dạy mô hình câu. Để làm những bài tập này, trước hết giáo viên cần hướng dẫn HS hiểu nghĩa của những từ đã cho, xét xem từ đó đã được dùng như thế nào trong hoạt động nói năng hàng ngày. Sau đó HS phải đặt được câu với những từ này. Câu phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp.
Để đặt được những câu khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi hoặc giáo viên nêu câu hỏi để các em trả lời thành câu.
Ví dụ : “Ngày khai giảng đông vui như thế nào ?”; “Trường em khai giảng vào ngày nào ?”; “Cái gì vàng tươi ?”; “Cái gì xanh ngắt ?”...
c.5. Bài tập viết đoạn văn :
Ngoài những yêu cầu như bài tập dùng từ đặt câu, bài tập viết đoạn văn còn yêu cầu HS viết các câu có liên kết với nhau để thành đoạn.
Ví dụ : Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
(TV 4 - t2 - tr 117)
Đây là một kiểu bài tập khó đối với HS Tiểu học vì nó đồng thời đề ra hai yêu cầu : dùng được các từ ngữ đã nêu và viết một đoạn văn có nội dung chấp nhận được chứ không phải là những câu rời rạc. HS nhiều khi không thể tự xác định được đoạn văn cần viết về đề tài gì nên giáo viên phải cụ thể hoá ra thành từng nhiệm vụ rõ ràng hơn.
c.6. Bài tập chữa lỗi dùng từ :
Bài tập chữa lỗi dùng từ là bài tập đưa ra những câu dùng từ sai, yêu cầu HS nhận ra và sửa chữa. Trong các tài liệu dạy học, số lượng bài tập thuộc kiểu này không nhiều nhưng trên thực tế có thể sử dụng bài tập này bất kì lúc nào thấy cần thiết. Những lỗi dùng từ cần lấy trong chính thực tế hoạt động nói, viết của HS. Giáo viên cũng có thể đưa ra những lỗi dự tính HS dễ mắc phải, nhiệm vụ của HS là phát hiện và tự chữa những lỗi này.
Bài tập sử dụng từ là bài tập có tính chất từ vựng - ngữ pháp. Để làm được những bài tập này, HS không những phải hiểu nghĩa của từ mà còn phải biết cách kết hợp các từ, biết viết câu đúng ngữ pháp.
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ
và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
Các bài thực hành LT&C được xây dựng từ một tổ hợp bài tập nên dạy thực hành từ, câu chính là tổ chức cho học sinh làm các bài tập LT&C. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số điều cầu lưu ý khi tiến hành các bước lên lớp một giờ dạy bài thực hành LT&C.
Để tổ chức thực hiện các bài tập LT&C, giáo viên phải nắm được mục đích, ý nghĩa, cơ sở xây dựng, nội dung bài tập và biết cách giải chính xác bài tập, biết trình tự cần tiến hành giải bài tập để hướng dẫn cho học sinh.
Trong giáo án phải ghi rõ mục đích bài tập, lời giải mẫu, những sai phạm dự tính học sinh có thể mắc phải và cách điều chỉnh đưa về cách giải đúng.
Tuần tự công việc giáo viên cần làm trên lớp lúc này là ra nhiệm vụ (nêu yêu cầu), hướng dẫn thực hiện và kiểm tra đánh giá.
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
2.2.1. Giáo viên cần nêu đề bài một cách rõ ràng, nên yêu cầu học sinh nhắc lại đề ra, khi cần, phải giải thích để em nào cũng nắm được yêu cầu của bài tập.
Có nhiều hình thức nêu bài tập : dùng lời, viết lên bảng, yêu cầu học sinh xem đề ra trong SGK hoặc Vở bài tập. Nhưng dù đề bài được nêu ra dưới hình thức nào cũng cần kiểm tra xem tất cả học sinh đã nắm được yêu cầu của bài tập chưa.
Có những trường hợp không thể sử dụng bài tập của SGK như một đề bài mà phải có sự điều chỉnh cho hợp lí. Có trường hợp phải chia cắt bài tập của SGK thành những bài tập nhỏ hơn. Tuỳ thời gian và trình độ học sinh mà quy định số lượng bài tập cần tiến hành trong giờ học. Có thể lựa chọn, lược bỏ, bổ sung thêm bài tập của SGK.
Khi giao bài tập cho học sinh, cần lưu ý để có sự phân hoá cho phù hợp đối tượng: Có bài tập chỉ dành riêng cho học sinh khá, giỏi, còn với học sinh yếu thì phải giảm mức độ yêu cầu của bài tập. (theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
2.2.2. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên phải nắm chắc trình tự giải bài tập.
Cần phải dự tính trước những khó khăn và những lỗi học sinh mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời. Việc thực hiện bài tập cũng có nhiều hình thức: nói, đọc, viết hoặc nối, tô, vẽ, đánh dấu. Có bài trả lời miệng, có bài viết, có bài gạch, đánh dấu trong Vở bài tập. Bài tập cũng có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Với những kiểu bài tập mới xuất hiện lần đầu, giáo viên cần hướng dẫn thật chi tiết, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn thực hiện, cần chia ra thành các mức độ cho phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, cần giúp những học sinh yếu kém bằng những câu hỏi gợi mở.
Trong quá trình tiến hành giải bài tập cần phải tăng dần mức độ độc lập làm việc của học sinh. Giai đoạn đầu, bài tập được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giai đoạn sau, học sinh tự độc lập làm việc là chính.
2.2. Một số điểm lưu ý khi dạy thực hành Luyện từ và câu - Tổ chức thực hiện các bài tập LT&C :
2.2.3. Cuối cùng là bước kiểm tra, đánh giá.
Đây là một việc làm quan trọng mà nhiều giáo viên thường bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức. Việc kiểm tra, đánh giá vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh, vừa cho học sinh một mẫu sản phẩm tốt nhất.
Như vậy khi chữa bài tập, giáo viên không chỉ biết đánh giá đúng, sai mà phải giải thích được tại sao như thế là sai, tại sao như thế là đúng, nghĩa là một lần nữa lặp lại quy trình giải bài tập khi có những học sinh làm chưa đúng. GV cần dành thời gian thích hợp cho khâu này. Phải có mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của học sinh. Với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tín
Dung lượng: 45,25KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)