Phuong phap hoc

Chia sẻ bởi Phạm Vũ Nguyễn | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: phuong phap hoc thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

LADY AND GENTLEMAN
[THPT SƠN HÀ]

THỰC HIỆN:
[Tổ 1 ]
Chủ đề : Phương pháp học tập hiệu quả
[Người thực hiện]
ngày: 10/10/2009
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
Muốn học tốt hơn và có một kết quả cao hơn nhất thiết bạn phải có một phương pháp học phù hợp với mình. Bạn cần phải có một quá trình học tập hiệu quả chứ không phải là học một cách chụp dựt vì mục đích nhất thời

BẠN ĐÃ SẴNG SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT THIÊN TÀI?

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về chín bước học tập hiệu quả hữu dụng nhất đã được thực nghiệm chứng minh
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng
Bước 2: Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian
Bước 3: Hành động kiên định
Bước 4: Phương pháp đọc đẻ nắm bắt thông tin
Bước 5: Sơ đồ tư duy
Bước 6: Trí nhớ siêu đẳng
Bước 7: Nghệ thuật ứng dụng lí thuyết vào thực hành
Bước 8: Tăng tốc cho kì thi
Bước 9: Đi thi
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ

Trước khi bắt đầu vào quá trình học tập hiệu quả bạn hãy loại bỏ những niềm tin tiêu cực chẳng hạn như: “tôi ngu ngốc”, “tôi la kẻ tồi tệ”, “học hành chán nản”,… chính những niềm tin này đã hạn chế bạn, vì bạn nghĩ rằng mình ngu dốt, việc học vô cùng chán nản nên bạn càng không muốn học mà chú tâm vào những việc khác trong lớp từ đó khiến việc học của bạn càng tồi tệ hơn. Vậy tại sao bạn lại không chọn một niềm tin tích cực hơn như: “ họ có thể làm được thì sao ta lại không thể”, “việc học rất thú vị”,… Niềm tin của bạn có một sức mạnh vô cùng to lớn, bởi vì niềm tin giống như trung tâm chỉ huy trong não bộ của bạn vậy. Niềm tin ảnh hưởng đến mục tiêu bạn đặt ra. Niềm tin quyết định đến những hành động bạn muốn thực hiện. Niềm tin quyết định bạn có muốn thư làm một việc gì đó hay không. Niềm tin quyết định bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay không. Bạn phải biết chịu trách nhiệm về những việc bạn làm: “tôi học tệ là do tôi đã không chịu cố gắng” từ đó thay đổi chỉnh sửa trong phuơng pháp học sao cho phù hợp, không nên biện hộ ra một lí do nào khác.
Tạo tâm trạng thoải mái trước khi bắt đầu học
Hãy chọn môt khoảng thời gian, không gian, và thái độ thích hợp để bắt đầu học

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 1: DÁM MƠ ƯỚC
Sức mạnh của mục tiêu:
Nhiều học sinh nghĩ rằng bước đầu tiên phải là nghe giảng, đọc sách và ghi chú. Không phải vậy, việc đầu tiên mà bạn phải làm là xác định cụ thể bạn muốn đạt được kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ: bạn muốn đạt bao nhiêu điểm 10?
Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương
pháp học của bạn và do đó , quyết định kết quả học của bạn.
nếu bạn xác định mục tiêu loại xuất sắc trong môn toán, bạn
có học khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt loại trung bình ko?
Dĩ nhiên là khác hẳn! Một khi bạn quyết tâm đạt thành tích
xuất sắc, não bộ của bạn xác định nó không thể phạm một sai
lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kĩ từng chi
tiết trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt điểm 10 hoặc
nếu không, bạn cũng sẽ đạt điểm 9 là thấp nhất.
Bạn hãy đặt ra những mục tiêu mà bạn khát khao và thực sự thèm muốn. Sau đó não bộ của bạn sẽ đưa ra những lựa chọn phù hợp đưa bạn hướng tới mục tiêu đó. Mục tiêu càng to lớn thì càng khiến bạn cảm thấy hứng thú hơn.
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
Một ví dụ cụ thể: cựu tổng thống mĩ bill clinton, con của một góa phụ sống ở một nông trại nhỏ, xác định mục tiêu trở thành tổng thống Mĩ khi vẫn còn là một đúa trẻ. Thầy cô, họ hàng, bạn bè đều nói với ông rằng “Tỉnh dậy đi, đừng mơ nữa nhóc!” . Nhưng ông đã không từ bỏ, dám vạch ra tương lai và biến ước mơ của mình thành hiện thực

Vì vậy, bạn hãy tự tin chọn cho mình một niềm tin to lớn như “tôi muốn đứng nhất trường” hoặc “trở thành thủ khoa đại học v.v… và nên nhớ xác định cụ thể thời hạn hoàn thành mục tiêu đó để tránh tình trạng trì hoãn công việc có nghĩa là xác định rõ ngày tháng năm bạn phải hoàn thành mục tiêu đó.
Nên viết ra giấy mục tiêu của bạn và gián vào nơi mà bạn hay chú ý nhất để niềm tin của bạn không bị lãng quên. Nêu ra nguyên nhân, mục đích cho việc đạt mục tiêu và lên kế hoạch hướng tới mục tiêu đó.







PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 2: LÊN KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ SẮP XẾP THỜI GIAN
Bạn có ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành nhiều thời gian tham gia vào những hoạt động ngoại khóa không? Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học và trên hết họ là những thành viên tích cực của đoàn. Làm thế nào họ có nhiều thời gian đến thế?
Mặc khác, những học sinh kém than phiền rằng lí do họ nhận kết quả thi kém là do họ không có thời gian. Tuy nhiên, những học sinh này thường không tích cực tham gia những hoạt động ngoại khóa như những học sinh giỏi.
Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều dù bạn là một học sinh giỏi hay một học sinh kém,…Sự khác biệt ở đây là những học sinh giỏi biết sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hợp lí, còn những học sinh kém thì không.
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 2: LÊN KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ SẮP XẾP THỜI GIAN
Thời gian là tiền bạc mỗi phút trôi qua là mỗi phút bạn tiêu pha. Nếu bạn không biết sử dụng thời gian khôn ngoan, bạn sẽ không nhận được gì cả.
Sau đây là cách sử dụng thời gian hợp lí










U1: khẩn cấp hướng tới mục tiêu
U2: không khẩn cấp hướng tới mục tiêu
U3: khẩn cấp không hướng tới mục tiêu
U4: không khẩn cấp không hướng tới mục tiêu
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 3: HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH
Ai cũng có thể xác định ra những mục tiêu to lơn và đề ra những kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên chỉ có những học sinh hành động kiên định từng ngày mới đạt kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.
Hầu hết học sinh đều cảm thấy lười biến hoặc muốn trì hoãn việc học. Thật đáng tiết khi bạn là những học sinh này. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, kì thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhận ra là quá muộn.
Vì thế, bạn cần tạo ra cho mình một thói quen tốt trong học tập như đọc sách lại mỗi ngày, ghi chú, v.v…
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
Chương 4: Đọc để nắm bát thông tin
Từ khóa: Nhìn chung, trong bất kì quyển sách giáo khoa nào, chỉ có 20% trong tổng số từ chứa đụng những thông tin bạn cần để thu hoạch toàn bộ kiến thức của môn học đảm bảo giành điểm cao trong kì thi. Những từ này là từ khóa. Từ khóa bao gồm các danh từ, động từ, phó từ và tính từ. Thật ngạc nhiên là 80% các từ còn lại không hề bao hàm thông tin hữu ích nào. Vì vậy, bạn nên đọc sách giáo khoa hoặc tài liệu môn học đó một lần duy nhất. Tro ng khi đọc, bạn cần tách được cái cốt lõi hoặc thông tin dưới dạng ý chính và từ khóa.
Đọc nhanh giúp tăng khả năng tập trung và tiếp thu thông tin vì thế bạn nên học cách đọc nhanh sau đây:
Sử dụng một cât bút chì làm vật dẫn đường, việc này khiến tốc độ đọc của bạn tập trung vào tốc độ của bút. Dịch chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường của bạn giúp rèn luyện mắt bạn đuổi theo bút và quen dần với tốc độ đọc nhanh hơn. Trong khi đọc nhớ đánh dấu vào các từ khóa.

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 5: SƠ ĐÒ TƯ DUY
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 5: SƠ ĐÒ TƯ DUY
CÁCH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY
Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này

Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.

Ví dụ về bản đồ tư duy

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 5: SƠ ĐỒ TƯ DUY

Bản đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn:
1.Sáng tạo hơn
2.Tiết kiệm thời gian
3.Ghi nhớ tốt hơn
4.Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5.Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
6.và ...

Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy
1.Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2.Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 5: SƠ ĐÒ TƯ DUY
3.NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
4.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
6.Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
7.Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm


Về tác giả Tony Buzan
Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964. Tony Buzan là tác giả hàng đầu thế giới về não bộ.
Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book

PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 6: TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNG
Trí nhớ siêu đẳng là phương pháp ghi nhớ thông tin bằng việc chuyển đổi những thông tin, sự kiện hoặc một đoạn văn thành những hình ảnh, câu chuyện mang tính hài hước do bạn tưởng tượng ra. Cách nhớ bài này rất hiệu quả. Bạn thử nhớ lại một bài hát hay một bộ phim nào ban đã từng coi mà cảm thấy hay . Bạn vẫn sẽ nhớ được nội dung của nó khá nhiều đúng không. Phương pháp này cũng tương tự như thế.
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 7: NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH
Nếu bạn thuộc nằm lòng các câu hỏi nhưng không biết cách áp dụng các kiến thức để trả lời các câu hỏi trong kì thi, bạn cũng không thể nào đạt điểm 10.
Trong bất kì môn học nào luôn tồn tại một số phương pháp , khuôn mẫu hoặc phong cách đặt câu hỏi thông dụng. Chúng ta cần:
Bước 1: Xác định dạng câu hỏi thường gặp.
Bước 2: Xác định các kĩ năng suy nghĩ tương ứng.
Bước 4: Áp dụng phương pháp đạt điểm tối đa trong mỗi dạng câu hỏi.
Chỉ cần chăm chỉ một chút bạn sẽ làm được việc này.
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 8: TĂNG TỐC VÀ VỀ ĐÍCH
Khi kì thi tới gần bạn phải bắt đầu tăng tốc học bài bằng cách xem lại các trang sơ đồ tư duy ngắn ngũi, các kiến thức được tóm gọn trong từng trang giấy, không phải khổ sở đọc đi đọc lại những đoạn ghi nhớ dài ngoằn trong sách vở. Phải lên kế hoạch ôn bài từ sớm để sắp xếp thời gian sao cho hợp lí, nên lập ra một thời gian biểu riêng là tôt nhất
PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 9: ĐI THI
Trước khi thi:
- Đến nơi thật sớm để thư giãn.
- Hãy dứt bỏ kì thi ra khỏi tâm trí
- Sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ để tự đặt mình vào trạng thái quyết tâm mạnh mẽ
Khi vào phòng thi:
- Đọc lướt qua đề thi
- phân bố thời gian hợp lí
- làm dễ trước khó sau
- Đối với câu hỏi trắc nghiệm thì phải biết phương pháp loại trừ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Vũ Nguyễn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)