Phương pháp hỗ trợ hướng dẫn nghề nghiệp
Chia sẻ bởi Đào Tuấn Sỹ |
Ngày 02/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Phương pháp hỗ trợ hướng dẫn nghề nghiệp thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ:
HỖ TRỢ HƯỚNG DẪN NGHỀ NGHIỆP
(Mentoring, Coaching)
NỘI DUNG:
Sự thay đổi và thách thức
Thay đổi đối với nhà trường và giáo viên
Hỗ trợ giáo viên để thay đổi
Hướng dẫn, vai trò của người hướng dẫn
1. Sự thay đổi và thách thức
XH chúng ta đang biến đổi không ngừng. Sự thay đổi là một quá trình, không phải là sự kiện. Thay đổi về:
Xã hội thông tin và tri thức.
Nền kinh tế toàn cầu.
=>Đòi hỏi những con người “biết tư duy” trong một cộng đồng tư duy.
Những thách thức nhà trường phải đối mặt:
Nhà trường:
- Sự toàn cầu hóa và các kỹ năng công việc.
- Xã hội.
- Phương tiện thông tin đại chúng.
- Các phụ huynh.
- Những qui định của chính phủ.
Lãnh đạo:
- Nội dung chương trình.
- Phương pháp giáo dục.
- Sự phát triển đội ngũ.
2. Sự thay đổi có ý nghĩa gì đối với
nhà trường, lãnh đạo và giáo viên?
Trường học là một tổ chức học tập.
Giáo viên là người học tập suốt đời.
Nhà trường là tổ chức học tập.
. Học tập là một quá trình tuần hoàn.
. Thể chế hóa những suy nghĩ.
. Việc lập kế hoạch và đánh giá là học tập.
. Đánh giá con người như tài sản chính đối với việc học tập của tổ chức.
. Học tập từ chính bản thân mình và không chỉ từ bản thân.
Giáo viên là người học tập suốt đời
5 bước chuyển tiếp cần thực hiện:
1. Từ cá nhân sang cộng đồng chuyên môn một cách chuyên nghiệp.
2.Từ việc lấy dạy học làm trung tâm sang việc lấy học tập làm trung tâm, từ sản phẩm sang qui trình.
3. Từ kỹ thuật sang tìm hiểu: phong cách học tập suốt đời thông qua sự tìm hiểu và khám phá.
4.Từ công việc quản lý sang lãnh đạo.
5. Từ những quan tâm đến lớp học sang quan tâm đến toàn bộ nhà trường và là thành viên của cộng đồng chuyên môn.
Hiệu trưởng, giáo viên cần được hỗ trợ, hướng dẫn để thay đổi.
“Không ai có thể dạy người khác điều gì.
Việc duy nhất ta có thể làm là giúp họ tự mình khám phá ra nó”
(Galileo Galilei)
3. Hỗ trợ giáo viên để thay đổi
3.1/ Hỗ trợ là gì?
3.2/ Mục đích của việc hỗ trợ:
3.3/ Vai trò của người hỗ trợ:
3.4/ Những phẩm chất của người hỗ trợ:
3.5/ Những kết quả mong muốn:
3.6/ Lập kế hoạch hỗ trợ:
3.1/ Hỗ trợ là gì?
Là giúp đỡ, chỉ dẫn, tư vấn, tạo điều kiện nhằm đạt được mục tiêu chung
Hỗ trợ bắt nguồn từ “Mentor”
Mentoring
Mentoring là gì?
Ai sẽ là người áp dụng mentoring?
Mentor là gì?
. Mentor là người bạn tin cậy, một cố vấn hay một người thầy, thường là những người có nhiều kinh nghiệm.
. Mentor trao những kinh nghiệm của mình cho người ít kinh nghiệm hơn nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghề nghiệp, giáo dục cũng như sự liên hệ lẫn nhau.
Ba thành phần chính
trở thành Mentor
Người bạn.
Người mẫu điển hình.
Người tự nguyện và có mối liên hệ với cộng đồng.
Người bạn:
. Thời gian để lắng nghe.
. Đưa ra ý kiến chân tình.
. Khả năng động viên, tư vấn…
Người mẫu điển hình:
. Thành công.
. Có kinh nghiệm:nhiều khả năng, ứng xử tốt, sẵn sàng chia sẻ, tích cực trong quản lý…
Tự nguyện:
. Sẵn lòng chia sẻ
Mentor không quản lý, họ chỉ hướng dẫn.
Mentor đưa ra những giải pháp tích cực, những thách thức, nhận xét giúp những giáo viên nhận ra vấn đề của chính họ.
Mentoring là gì?
Mentoring là một quá trình khuyên bảo, hướng dẫn, hỗ trợ dài hạn.
Mentoring hỗ trợ, đưa ra lời khuyên nhằm hướng dẫn:
. Tự hoàn thiện.
. Phát huy hết tiềm năng.
. Phát triển các kỹ năng.
Mentoring trong giáo dục:
Trong bối cảnh trường học hiện nay ai là người cần được hỗ trợ, hướng dẫn?
- Ai cũng cần được hỗ trợ, hướng dẫn:
. Lãnh đạo
. Giáo viên, nhân viên
. Học sinh
. Phụ huynh học sinh…
3.2/ Mục tiêu của việc hỗ trợ:
Giúp GV phát triển kiến thức mới
Làm giảm bớt sự cô lập
Giúp chuyển GV từ mức độ bình thường đến thành công ban đầu
3.3/ Vai trò của người hỗ trợ:
Người hỗ trợ là một giáo viên
Người hỗ trợ là một người bạn
Người hỗ trợ là người hướng dẫn
Người hỗ trợ là là một người mẫu điển hình
3.4/ Những phẩm chất của người hỗ trợ giỏi:
. Hay giúp đỡ . Có tính trung thực
. Kiên nhẫn . Thấu hiểu
. Hiểu biết . Thích đổi mới
. Đáng tin cậy . Cởi mở
. Thích nhận nhiệm vụ . Tin tưởng
. Người có kỹ năng . Biết suy nghĩ
. Rất trân trọng . Tự điều chỉnh
. Giáo viên giỏi . Người tự học
3.5/ Những kết quả mong muốn:
Đối với người được hỗ trợ:
. Gia tăng sự tự tin.
. Khuyến khích, chấp nhận rủi ro nhằm đạt được mục tiêu.
. Cơ hội thảo luận chuyên môn với người đi trước.
. Cơ hội tiếp xúc và làm việc với người khác.
Đối với người hỗ trợ:
. Cơ hội tăng cường kiến thức riêng.
. Cơ hội tăng cường kỹ năng giảng dạy, giao tiếp và điều khiển.
. Có được sự thỏa mãn từ việc giúp đỡ đồng nghiệp.
. Nâng cao danh tiếng chuyên môn.
Đối với tổ chức:
. Phát huy tính tích cực của tổ chức.
. Làm rõ thêm vai trò và những hy vọng.
. Gia tăng sự thỏa mãn và duy trì những tỉ lệ.
. Khuyến khích sự giao phó.
4. Hướng dẫn, vai trò của người hướng dẫn
4.1/ Hướng dẫn là gì?
4.2/ Mục đích của hướng dẫn:
4.3/ Vai trò của người hướng dẫn:
4.4/ Phẩm chất cần có của người hướng dẫn.
4.1/ Hướng dẫn là gì?
Là giúp cho biết được các phương pháp, cách thức tiến hành.
Hướng dẫn là một tập quán chuyên môn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hướng dẫn giáo viên phát huy sức lực cá nhân
Hướng dẫn tồn tại dưới nhiều hình thức: từ một cuộc tư vấn trong chốc lát cho đến cả quá trình tìm hiểu lâu dài hàng tuần, hàng tháng.
4.2/ Mục đích của hướng dẫn:
Hướng dẫn để thay đổi:
. Phát huy triệt để năng lực cá nhân.
. Vượt qua những hạn chế của bản thân.
. Tận dụng được tiềm năng nhờ quá trình học hỏi liên tục.
. Học hỏi thêm những kỹ năng mới để làm việc có hiệu quả hơn.
. Sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới.
. Tự sắp xếp cho bản thân.
. Lựa chọn và thực hiện các mục tiêu.
. Tạo thêm động lực và niềm đam mê với công việc.
10 giá trị của 1 người hướng dẫn thành công
1. Rõ ràng
2. Tính hỗ trợ
3. Xây dựng sự tự tin
4. Tính tương hỗ, định hướng “quan hệ đối tác
5. Viễn cảnh, tập trung vào “bức tranh lớn”
6. Rủi ro
7. Kiên nhẫn
8. Tham gia
9. Bảo mật
10. Tôn trọng
4.3/ Vai trò của người hướng dẫn:
Tạo điều kiện hỗ trợ
Tạo sự thách thức
Tạo điều kiện dễ dàng cho tầm nhìn chuyên môn
4.4/ Phẩm chất cần có của người hướng dẫn:
. Hăng say nghề nghiệp.
. Trực giác, thấu hiểu.
. Những kỹ năng giữa cá nhân với nhau.
. Người truyền tin có hiệu quả.
. Cảm thông.
. Làm cho thuận tiện, dễ dàng.
. Giải quyết vấn đề.
. Có mục đích.
. Có kiến thức.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
CHÚC THẦY CÔ
NHIỀU SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Tuấn Sỹ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)