Phương pháp Giáo dục
Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Hạnh |
Ngày 07/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Phương pháp Giáo dục thuộc Đạo đức 4
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC
trẻ em học từ cuộc sống
Nếu sống với chỉ trích
Em học cách chê bai.
Nếu sống với thù hận
Em học cách gây gổ.
Nếu sống với bao dung
Em học lòng kiên nhẫn.
Nếu sống trong khích lệ
Em có lòng tự tin.
Nếu sống trong ca ngợi
Em biết cách tặng khen.
Nếu sống trong công bằng
Em có lòng độ lượng.
Nếu sống trong bình an
Em có lòng tin cậy.
Nếu sống trong tình thương
Em biết yêu chính mình.
Giáo dục kỉ luật tích cực là:
- Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.
- Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ.
- Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
- Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em.
Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
Giáo dục kỉ luật tích cực không phải là....
Sự buông thả, để cho học sinh muốn làm gì thì làm.
Không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi.
Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho việc tát, đánh hay sỉ nhục.
BẢY NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
1. Tôn trọng phẩm giá của trẻ.
2. Phát triển thái độ, cách xử sự hướng ngoại, thân thiện, cởi mở, ý thức kỉ luật tự giác và nghị lực của trẻ.
3. Phát huy hết mức sự tham gia tích cực của trẻ.
4. Tôn trọng những nhu cầu về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.
5. Tôn trọng động cơ và những quan điểm riêng về cuộc sống của trẻ.
6. Đảm bảo sự công bằng, không thiên vị (vô tư, không phân biệt đối xử) và sự công minh.
7. Khuyến khích tình đoàn kết, thống nhất.
BÀI 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC
CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT
HOẠT ĐỘNG 1: Những quan điểm, nhận thức không phù hợp về giáo dục kỉ luật.
Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của cá nhân và tập thể.
Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách giáo dục trẻ, tạo ra môi trường giáo dục không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay.
Chúng ta cần phải thay đổi quan điểm nhận thức không tich cực trong giáo dục kỉ luật.
HOẠT ĐỘNG 2: Những khó khăn khi thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật.
Những khó khăn chính trong việc thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật là:
Quan niệm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỉ luật chưa tích cực.
Khó thay đổi thói quen của cá nhân.
Việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm, các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể.
Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương.
Tác động tiêu cực của xã hội.
Áp lực công việc của giáo viên.
BÀI 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC
CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT
HOẠT ĐỘNG 3: Những công việc cần làm để thay đổi nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật.
BÀI 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC
CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT
Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải là diều dễ dàng. Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợp tác của nhiều người và cần có thời gian nhất định. Vì vậy, mỗi ngườicần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi.
Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi
Giáo viên
Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh.
Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh.
Quan tâm chăm sóc đến bản thân (tinh thần và thể chất).
Ghi chép nhật kí công tác lớp.
Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải tỏa những căng thẳng.
Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
2. Cán bộ quản lí
- Tổ chức tuyên truyền và vận động trong đội ngũ giáo viên về hậu quả của trừng phạt thân thể trẻ em.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn, cung cấp tài liệu sách báo tham khảo cho giáo viên.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
HĐ1: Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Có nhiều nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật có thể được áp dụng trong lớp học. Các nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực bao gồm:
Thay đổi cách cư xử trong lớp học.
Quan tâm đến những khó khăn của trẻ.
Tăng cường sự tham gia của trẻ.
Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu nhóm biện pháp
“Thay đổi cách cư xử trong lớp học”.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Việc thay đổi cách cư xử trong lớp
Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm khuyến khích học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng.
Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui, công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt...
Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác cùng hợp tác: Cha mẹ học sinh, học sinh.
2. Muốn thay đổi cách cư xử trong lớp học, giáo viên cần:
Quan tâm đến sức khỏe thể chất, tinh thần của bản thân,...để không làm ảnh hưởng đến cách cư xử đối với học sinh.
Dành thời gian suy nghĩ về sự thay đổi cách cư xử trong lớp học mà mình đã trải qua.
Thành lập hoặc đến với nhóm trợ giúp để mọi người giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện sự thay đổi.
Ghi chép nhật kí để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đã được thực hiện trong quá trình thay đổi giáo dục kỉ luật.
3. Để thay đổi cách cư xử cần:
- Xây dựng các quy tắc rõ ràng và nhất quán.
- Khuyến khích, động viên tích cực.
- Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán.
- Làm gương trong cách cư xử.
Xây dựng những quy tắc rõ ràng rõ ràng và nhất quán
Việc xây dựng các quy tắc phải đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà giáo viên mong đợi ở học sinh của mình; phải thể hiện niềm tin của giáo viên vào sự tiến bộ của trẻ.
Không nên đề ra quá nhiều quy tắc. Cần tập trung vào một số quy tắc cơ bản, quan trọng.
Các quy tắc cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá trị cơ bản như: sự an toàn, sự tôn trọng lẫn nhau,lòng nhân hậu và sự trung thực.
Các quy tắc cần cân đối hài hòa giữa lợi ích của cá nhân trẻ và lợi ích tập thể.
2. Khuyến khích, động viên tích cực
- Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về gia đình,...
- Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi học sinh có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những học sinh mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền được hưởng quyền lợi đó.
- Những quyền lợi phải là những điều học sinh thích và trân trọng.
- Cần khen thưởng, động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh.
- Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay học sinh có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Không bỏ qua bất kì một cử chỉ đáng khen nào.
3. Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán
Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy mình là kẻ vô dụng, bỏ đi.
Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực.
Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm.
Tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh.
Khi phạt, cần nói rõ sai phạm của học sinh.
Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng và bình tĩnh.
Không phạt học sinh vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan.
Không phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước.
4. Làm gương trong cách cư xử
Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc sống và những người xung quanh.
Giáo viên cần phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức.
Nếu giáo viên tỏ ra giận dữ, không khoan dung, học sinh chắc cũng sẽ biểu lộ sự tức giận và ương bướng.
Nếu giáo viên cư xử với mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan dung, sự nhẫn nại, thì học sinh sẽ học theo cách cư xử đó.
HOẠT ĐỘNG 3: Giới thiệu nhóm biện pháp quan tâm đến những khó khăn của học sinh
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của trẻ thường do những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của trẻ.
Khó khăn của trẻ có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà trẻ gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lí, bị hiểu lầm, do sức khỏe yếu, do hoàn cảnh sống khó khăn...
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của trẻ sẽ giúp giáo viên không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn giáo dục trẻ có hiệu quả.
Để tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ trẻ giải quyết những khó khăn, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
+Tránh đối đầu với học sinh, nhất là trước mặt những người khác.
+Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ.
+Cần tránh “lên lớp” hoặc đưa ra những từ chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Cố gắng giúp học sinh tìm ra giải pháp phù hợp với các em.
Việc lưu hồ sơ của từng học sinh trong suốt quá trình học tập là điều quan trọng. Đây là một biện pháp hiệu quả để theo dõi quá trình học tập và phát triển nhân cách của các em.
Hãy trân trọng tất cả những gì học sinh có và hãy đến với mỗi học sinh bằng tình cảm chân thành nhất của mình
HOẠT ĐỘNG 4
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
HOẠT ĐỘNG 5: Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc xây dựng nội quy lớp học.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Học sinh được tham gia là học sinh được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng.
Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
- Giúp học sinh hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.
- Giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.
- Giúp học sinh phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
3.Các bước xây dựng nội quy lớp học:
- Giáo viên thông báo cho học sinh về những nội dung chính của năm học.
- Học sinh thảo luận nhóm/tổvề mong đợi của mình (đối với bản thân, bạn bè, thầy cô).
- Các nhóm/tổ chia sẻ ý kiến, thống nhất mong đợi chung.
- Học sinh tiếp tục thảo luận: Để đạt được những mong đợi đó, học sinh nên và không nên làm gì.
- Từ các ý kiến của học sinh, thống nhất nội quy lớp.
- Viết nội quy lớp bằng chữ in lớn, trang trí đẹp, bắt mắt và treo ở nơi ai cũng có thể đọc được.
- Quy định chế độ khen thưởng và xử phạt để khuyến khích cả lớp thực hiện nội quy.Việc vi phạm nội quy cần được xử lí như thế nào. Thông báo đến phụ huynh để cùng giám sát việc thực hiện nội quy.
4. Một số lưu ý khi tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng nội quy:
- Trước khi xây dựng nội quy, giáo viên nên tham khảo các tài liệu liên quan đến Quyền trẻ em (Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, Luật chăm sóc, Giáo dục và Bảo vệ trẻ em, Luật Giáo dục...)
- Để nội quy lớp học có tính khả thi, giáo viên cần chú ý:
+ Nội quy phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
+Nội quy cần được xây dựng vào đầu năm học và có thể điều chỉnh và bổ ung sau mỗi học kì.
HOẠT ĐỘNG 6: Các hoạt động xây dựng tập thể lớp học.
Tập thể lớp tốt là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
Vai trò của giáo viên: Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, tạo môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng ý kiến học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Vai trò của học sinh: Tự giác xây dựng nội quy và thực hiện nghiêm túc; thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách giải quyết các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè ; biết cách thể hiện quyền được tham gia và bổn phận của mình.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Để xây dựng tập thể lớp tốt, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động:
1.Hình ảnh lớp học lí tưởng.
2.Rèn cho học sinh ý thức tự giác, thực hiện kỉ luật lớp học.
3. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
4. Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân chúng ta.
5. Người quan sát.
6. Tạo môi trường an toàn để giải quyết vấn đề.
7. Tìm hiểu về suy nghĩ và cảm nhận của học sinh về lớp học.
8. Nhận biết về cảm xúc của học sinh.
9. Góc yên tĩnh giúp kiềm chế cảm xúc hoặc lấy lại bình tĩnh.
10. Hộp thư vui dành cho học sinh.
11. Hãy khen ngợi, đừng chê bai.
12. Công nhận và khuyến khích những điểm tốt.
BÀI 6: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
TRONG NHÀ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực.
Đặc điểm của trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực:
- Trường học là một tập thể tốt, đoàn kết, gắn bó và hợp tác. Môi trường sư phạm thân thiện: an toàn, không sử dụng bạo lực; quan hệ học sinh- học sinh, giáo viên- giáo viên dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau; phong cách quản lí thân thiện.
- Có sự hiểu biết, gắn kết và hợp tác giữa học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và cộng đồng.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, có ý thức thực hiện tốt các nội quy của lớp, trường .
HOẠT ĐỘNG 2: Các biện pháp nhằm xây dựng trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực.
BÀI 6: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Các biện pháp để xây dựng trường học thành một tập thể tốt, đoàn kết, gắn bó và hợp tác; nơi có môi trường sư phạm thân thiện: an toàn, không sử dụng bạo lực; quan hệ học sinh – học sinh; giáo viên – giáo viên dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
- Xây dựng mạng lưới trợ giúp.
Ban giam hiệu sử dụng phong cách quản lý thân thiện, tạo không khí làm việc đầy tình thân ái.
Tổ chức các hoạt động có sự tham gia, giao lưu giữa học sinh và giáo viên.
Khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời.
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh và thông báo.
2. Các biện pháp nhằm xây dựng sự hiểu biết, gắn kết và hợp tác giữa học sinh với giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường.
- Tuyên truyền cho các phụ huynh về các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
- Mời phụ huynh/ cộng đồng đóng góp ý kiến và tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Xây dựng nhóm trợ giúp từ cộng đồng.
Thông báo cho phụ huynh biết về nội quy trường/ lớp và mời phụ huynh tham gia góp ý kiến, giám sát thực hiện.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh và thông báo về tình hình của học sinh ( gửi thư khen, thông báo tình hình hằng ngày, gặp gỡ trao đổi...)
3. Các biện pháp nhằm đảm bảo học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, có ý thức thực hiện tốt các nội quy của lớp, trường.
Tổ chức hộp thư “Điều em muốn nói”, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh.
Xây dựng nội quy trường/ lớp có sự tham gia của học sinh.
Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi để đem lại niềm vui cho học sinh.
HOẠT ĐỘNG 3: Một số hoạt động thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường nhằm xây dựng trường học thân thiện.
Có nhiều hình thức tổ chức kỉ luật tích cực trong trường học nhằm xây dựng môi trường học thân thiện. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế. Các trường học cần lựa chọn và vận dụng hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
BÀI 6: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
TRONG NHÀ TRƯỜNG
PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC
trẻ em học từ cuộc sống
Nếu sống với chỉ trích
Em học cách chê bai.
Nếu sống với thù hận
Em học cách gây gổ.
Nếu sống với bao dung
Em học lòng kiên nhẫn.
Nếu sống trong khích lệ
Em có lòng tự tin.
Nếu sống trong ca ngợi
Em biết cách tặng khen.
Nếu sống trong công bằng
Em có lòng độ lượng.
Nếu sống trong bình an
Em có lòng tin cậy.
Nếu sống trong tình thương
Em biết yêu chính mình.
Giáo dục kỉ luật tích cực là:
- Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.
- Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ.
- Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
- Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em.
Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
Giáo dục kỉ luật tích cực không phải là....
Sự buông thả, để cho học sinh muốn làm gì thì làm.
Không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi.
Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho việc tát, đánh hay sỉ nhục.
BẢY NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
1. Tôn trọng phẩm giá của trẻ.
2. Phát triển thái độ, cách xử sự hướng ngoại, thân thiện, cởi mở, ý thức kỉ luật tự giác và nghị lực của trẻ.
3. Phát huy hết mức sự tham gia tích cực của trẻ.
4. Tôn trọng những nhu cầu về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.
5. Tôn trọng động cơ và những quan điểm riêng về cuộc sống của trẻ.
6. Đảm bảo sự công bằng, không thiên vị (vô tư, không phân biệt đối xử) và sự công minh.
7. Khuyến khích tình đoàn kết, thống nhất.
BÀI 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC
CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT
HOẠT ĐỘNG 1: Những quan điểm, nhận thức không phù hợp về giáo dục kỉ luật.
Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của cá nhân và tập thể.
Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách giáo dục trẻ, tạo ra môi trường giáo dục không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay.
Chúng ta cần phải thay đổi quan điểm nhận thức không tich cực trong giáo dục kỉ luật.
HOẠT ĐỘNG 2: Những khó khăn khi thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật.
Những khó khăn chính trong việc thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật là:
Quan niệm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỉ luật chưa tích cực.
Khó thay đổi thói quen của cá nhân.
Việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm, các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể.
Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương.
Tác động tiêu cực của xã hội.
Áp lực công việc của giáo viên.
BÀI 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC
CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT
HOẠT ĐỘNG 3: Những công việc cần làm để thay đổi nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật.
BÀI 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC
CỦA GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT
Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải là diều dễ dàng. Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợp tác của nhiều người và cần có thời gian nhất định. Vì vậy, mỗi ngườicần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi.
Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi
Giáo viên
Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh.
Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh.
Quan tâm chăm sóc đến bản thân (tinh thần và thể chất).
Ghi chép nhật kí công tác lớp.
Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải tỏa những căng thẳng.
Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
2. Cán bộ quản lí
- Tổ chức tuyên truyền và vận động trong đội ngũ giáo viên về hậu quả của trừng phạt thân thể trẻ em.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn, cung cấp tài liệu sách báo tham khảo cho giáo viên.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
HĐ1: Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Có nhiều nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật có thể được áp dụng trong lớp học. Các nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực bao gồm:
Thay đổi cách cư xử trong lớp học.
Quan tâm đến những khó khăn của trẻ.
Tăng cường sự tham gia của trẻ.
Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu nhóm biện pháp
“Thay đổi cách cư xử trong lớp học”.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Việc thay đổi cách cư xử trong lớp
Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm khuyến khích học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng.
Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui, công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt...
Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác cùng hợp tác: Cha mẹ học sinh, học sinh.
2. Muốn thay đổi cách cư xử trong lớp học, giáo viên cần:
Quan tâm đến sức khỏe thể chất, tinh thần của bản thân,...để không làm ảnh hưởng đến cách cư xử đối với học sinh.
Dành thời gian suy nghĩ về sự thay đổi cách cư xử trong lớp học mà mình đã trải qua.
Thành lập hoặc đến với nhóm trợ giúp để mọi người giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện sự thay đổi.
Ghi chép nhật kí để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đã được thực hiện trong quá trình thay đổi giáo dục kỉ luật.
3. Để thay đổi cách cư xử cần:
- Xây dựng các quy tắc rõ ràng và nhất quán.
- Khuyến khích, động viên tích cực.
- Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán.
- Làm gương trong cách cư xử.
Xây dựng những quy tắc rõ ràng rõ ràng và nhất quán
Việc xây dựng các quy tắc phải đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà giáo viên mong đợi ở học sinh của mình; phải thể hiện niềm tin của giáo viên vào sự tiến bộ của trẻ.
Không nên đề ra quá nhiều quy tắc. Cần tập trung vào một số quy tắc cơ bản, quan trọng.
Các quy tắc cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá trị cơ bản như: sự an toàn, sự tôn trọng lẫn nhau,lòng nhân hậu và sự trung thực.
Các quy tắc cần cân đối hài hòa giữa lợi ích của cá nhân trẻ và lợi ích tập thể.
2. Khuyến khích, động viên tích cực
- Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về gia đình,...
- Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi học sinh có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những học sinh mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền được hưởng quyền lợi đó.
- Những quyền lợi phải là những điều học sinh thích và trân trọng.
- Cần khen thưởng, động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh.
- Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay học sinh có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Không bỏ qua bất kì một cử chỉ đáng khen nào.
3. Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán
Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy mình là kẻ vô dụng, bỏ đi.
Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực.
Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm.
Tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh.
Khi phạt, cần nói rõ sai phạm của học sinh.
Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng và bình tĩnh.
Không phạt học sinh vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan.
Không phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước.
4. Làm gương trong cách cư xử
Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc sống và những người xung quanh.
Giáo viên cần phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức.
Nếu giáo viên tỏ ra giận dữ, không khoan dung, học sinh chắc cũng sẽ biểu lộ sự tức giận và ương bướng.
Nếu giáo viên cư xử với mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan dung, sự nhẫn nại, thì học sinh sẽ học theo cách cư xử đó.
HOẠT ĐỘNG 3: Giới thiệu nhóm biện pháp quan tâm đến những khó khăn của học sinh
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của trẻ thường do những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của trẻ.
Khó khăn của trẻ có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà trẻ gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lí, bị hiểu lầm, do sức khỏe yếu, do hoàn cảnh sống khó khăn...
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của trẻ sẽ giúp giáo viên không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn giáo dục trẻ có hiệu quả.
Để tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ trẻ giải quyết những khó khăn, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
+Tránh đối đầu với học sinh, nhất là trước mặt những người khác.
+Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ.
+Cần tránh “lên lớp” hoặc đưa ra những từ chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Cố gắng giúp học sinh tìm ra giải pháp phù hợp với các em.
Việc lưu hồ sơ của từng học sinh trong suốt quá trình học tập là điều quan trọng. Đây là một biện pháp hiệu quả để theo dõi quá trình học tập và phát triển nhân cách của các em.
Hãy trân trọng tất cả những gì học sinh có và hãy đến với mỗi học sinh bằng tình cảm chân thành nhất của mình
HOẠT ĐỘNG 4
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
HOẠT ĐỘNG 5: Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc xây dựng nội quy lớp học.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Học sinh được tham gia là học sinh được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng.
Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
- Giúp học sinh hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.
- Giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.
- Giúp học sinh phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
3.Các bước xây dựng nội quy lớp học:
- Giáo viên thông báo cho học sinh về những nội dung chính của năm học.
- Học sinh thảo luận nhóm/tổvề mong đợi của mình (đối với bản thân, bạn bè, thầy cô).
- Các nhóm/tổ chia sẻ ý kiến, thống nhất mong đợi chung.
- Học sinh tiếp tục thảo luận: Để đạt được những mong đợi đó, học sinh nên và không nên làm gì.
- Từ các ý kiến của học sinh, thống nhất nội quy lớp.
- Viết nội quy lớp bằng chữ in lớn, trang trí đẹp, bắt mắt và treo ở nơi ai cũng có thể đọc được.
- Quy định chế độ khen thưởng và xử phạt để khuyến khích cả lớp thực hiện nội quy.Việc vi phạm nội quy cần được xử lí như thế nào. Thông báo đến phụ huynh để cùng giám sát việc thực hiện nội quy.
4. Một số lưu ý khi tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng nội quy:
- Trước khi xây dựng nội quy, giáo viên nên tham khảo các tài liệu liên quan đến Quyền trẻ em (Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, Luật chăm sóc, Giáo dục và Bảo vệ trẻ em, Luật Giáo dục...)
- Để nội quy lớp học có tính khả thi, giáo viên cần chú ý:
+ Nội quy phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
+Nội quy cần được xây dựng vào đầu năm học và có thể điều chỉnh và bổ ung sau mỗi học kì.
HOẠT ĐỘNG 6: Các hoạt động xây dựng tập thể lớp học.
Tập thể lớp tốt là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
Vai trò của giáo viên: Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, tạo môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng ý kiến học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Vai trò của học sinh: Tự giác xây dựng nội quy và thực hiện nghiêm túc; thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách giải quyết các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè ; biết cách thể hiện quyền được tham gia và bổn phận của mình.
BÀI 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC
Để xây dựng tập thể lớp tốt, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động:
1.Hình ảnh lớp học lí tưởng.
2.Rèn cho học sinh ý thức tự giác, thực hiện kỉ luật lớp học.
3. Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
4. Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân chúng ta.
5. Người quan sát.
6. Tạo môi trường an toàn để giải quyết vấn đề.
7. Tìm hiểu về suy nghĩ và cảm nhận của học sinh về lớp học.
8. Nhận biết về cảm xúc của học sinh.
9. Góc yên tĩnh giúp kiềm chế cảm xúc hoặc lấy lại bình tĩnh.
10. Hộp thư vui dành cho học sinh.
11. Hãy khen ngợi, đừng chê bai.
12. Công nhận và khuyến khích những điểm tốt.
BÀI 6: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
TRONG NHÀ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực.
Đặc điểm của trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực:
- Trường học là một tập thể tốt, đoàn kết, gắn bó và hợp tác. Môi trường sư phạm thân thiện: an toàn, không sử dụng bạo lực; quan hệ học sinh- học sinh, giáo viên- giáo viên dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau; phong cách quản lí thân thiện.
- Có sự hiểu biết, gắn kết và hợp tác giữa học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương và cộng đồng.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, có ý thức thực hiện tốt các nội quy của lớp, trường .
HOẠT ĐỘNG 2: Các biện pháp nhằm xây dựng trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực.
BÀI 6: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Các biện pháp để xây dựng trường học thành một tập thể tốt, đoàn kết, gắn bó và hợp tác; nơi có môi trường sư phạm thân thiện: an toàn, không sử dụng bạo lực; quan hệ học sinh – học sinh; giáo viên – giáo viên dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
- Xây dựng mạng lưới trợ giúp.
Ban giam hiệu sử dụng phong cách quản lý thân thiện, tạo không khí làm việc đầy tình thân ái.
Tổ chức các hoạt động có sự tham gia, giao lưu giữa học sinh và giáo viên.
Khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời.
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh và thông báo.
2. Các biện pháp nhằm xây dựng sự hiểu biết, gắn kết và hợp tác giữa học sinh với giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường.
- Tuyên truyền cho các phụ huynh về các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
- Mời phụ huynh/ cộng đồng đóng góp ý kiến và tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Xây dựng nhóm trợ giúp từ cộng đồng.
Thông báo cho phụ huynh biết về nội quy trường/ lớp và mời phụ huynh tham gia góp ý kiến, giám sát thực hiện.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh và thông báo về tình hình của học sinh ( gửi thư khen, thông báo tình hình hằng ngày, gặp gỡ trao đổi...)
3. Các biện pháp nhằm đảm bảo học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, có ý thức thực hiện tốt các nội quy của lớp, trường.
Tổ chức hộp thư “Điều em muốn nói”, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh.
Xây dựng nội quy trường/ lớp có sự tham gia của học sinh.
Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi để đem lại niềm vui cho học sinh.
HOẠT ĐỘNG 3: Một số hoạt động thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường nhằm xây dựng trường học thân thiện.
Có nhiều hình thức tổ chức kỉ luật tích cực trong trường học nhằm xây dựng môi trường học thân thiện. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế. Các trường học cần lựa chọn và vận dụng hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
BÀI 6: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
TRONG NHÀ TRƯỜNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Kim Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)