Phương pháp đóng vai
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tín |
Ngày 07/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Phương pháp đóng vai thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
Đồng Tháp, 07/7/2009
I/ Thế nào là phương pháp đóng vai ?
Mô tả phương pháp
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
II/ Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm :
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; HS hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh .
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
II/ Ưu điểm, nhược điểm
Nhược điểm :
HS nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít, khó thực hiện vai của mình.
* Gv phải động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho đối tượng hs này tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản.
III/ Cách tổ chức cho HS đóng vai
Tiến hành tổ chức HS đóng vai theo các bước sau :
1. GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
2. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai : phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện nhân vật, diễn thử.
3. Các nhóm lên đóng vai.
4. Lớp thảo luận, nhận xét : Thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể (phù hợp hay chưa phù hợp, nêu cụ thể chỗ chưa phù hợp) hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.
5. GV kết luận, giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân.
IV/ Yêu cầu sư phạm
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục (chủ đề bài học), phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. (Cần phân biệt giữa phương pháp đóng vai để giải quyết tình huống với diễn tiểu phẩm để minh hoạ nội dung các câu chuyện trong SGK).
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
IV/ Yêu cầu sư phạm
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. GV không làm thay khi HS chưa thực hiện được.
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai (nếu có điều kiện).
V/ Thực hành phương pháp đóng vai.
Thực hành lập kế hoạch và dạy 1 hoạt động dạy học có sử dụng PP đóng vai
+ Môn Đạo đức lớp 5, bài 2. (2 nhóm)
N 1 : Sa Đéc + Thanh Bình + ½ Tam Nông (Mỹ, Tuyết)
N 2 : Châu Thành + Tân Hồng + NDTKT
+ Môn Tiếng Việt lớp 2. (3 nhóm)
N 3 : Lai vung + TX Hồng Ngự + ½ TP. Cao Lãnh (Uyên, Châu)
N 4 : Lấp Vò + H. Hồng Ngự + ½ Tam Nông (Chúc, Dung)
N 5 : H. Cao Lãnh + Tháp Mười + ½ TP. Cao Lãnh (Ngân, Mai)
(Ghi chú : Cần nêu rõ mục tiêu của hoạt động)
Đồng Tháp, 07/7/2009
I/ Thế nào là phương pháp đóng vai ?
Mô tả phương pháp
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
II/ Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm :
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; HS hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộc lộ cảm xúc.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh .
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
II/ Ưu điểm, nhược điểm
Nhược điểm :
HS nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít, khó thực hiện vai của mình.
* Gv phải động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho đối tượng hs này tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản.
III/ Cách tổ chức cho HS đóng vai
Tiến hành tổ chức HS đóng vai theo các bước sau :
1. GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
2. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai : phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện nhân vật, diễn thử.
3. Các nhóm lên đóng vai.
4. Lớp thảo luận, nhận xét : Thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể (phù hợp hay chưa phù hợp, nêu cụ thể chỗ chưa phù hợp) hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.
5. GV kết luận, giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân.
IV/ Yêu cầu sư phạm
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục (chủ đề bài học), phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. (Cần phân biệt giữa phương pháp đóng vai để giải quyết tình huống với diễn tiểu phẩm để minh hoạ nội dung các câu chuyện trong SGK).
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
IV/ Yêu cầu sư phạm
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. GV không làm thay khi HS chưa thực hiện được.
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai (nếu có điều kiện).
V/ Thực hành phương pháp đóng vai.
Thực hành lập kế hoạch và dạy 1 hoạt động dạy học có sử dụng PP đóng vai
+ Môn Đạo đức lớp 5, bài 2. (2 nhóm)
N 1 : Sa Đéc + Thanh Bình + ½ Tam Nông (Mỹ, Tuyết)
N 2 : Châu Thành + Tân Hồng + NDTKT
+ Môn Tiếng Việt lớp 2. (3 nhóm)
N 3 : Lai vung + TX Hồng Ngự + ½ TP. Cao Lãnh (Uyên, Châu)
N 4 : Lấp Vò + H. Hồng Ngự + ½ Tam Nông (Chúc, Dung)
N 5 : H. Cao Lãnh + Tháp Mười + ½ TP. Cao Lãnh (Ngân, Mai)
(Ghi chú : Cần nêu rõ mục tiêu của hoạt động)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tín
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)