Phương pháp DH

Chia sẻ bởi Vũ Trung Hiếu | Ngày 11/05/2019 | 190

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp DH thuộc Thể dục 10

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề 2
Phương pháp dạy học

Thời gian: 2 ngày
Nội dung
Dạy học tích cực
Học tập hợp tác
Một số kỹ thuật và phương pháp dạy học
I. Dạy học tích cực
05-03-09
HAI MÔ HÌNH CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
Đâu là sự khác biệt?
Giáo dục truyền thống tập trung vào sự truyền đạt kiến thức
hiệu quả học tập nông cạn, hời hợt
Dạy học tích cực tập trung vào giáo dục con người như một tổng thể
Học tập ở mức độ sâu

Học sâu
Học sâu hướng tới thay đổi con người, mở rộng cách mà bạn:
Nhìn nhận
Cảm thấy
Suy ngẫm
Xét đoán
Làm việc với người khác
Hành động



Điều kiện Học sâu :
Cảm giác thoải mái
Tham gia tích cực
Cảm giác thoải mái

Cảm giác tự tin
Cảm giác vừa sức
Cảm thấy dễ chịu
Cảm giác được tôn trọng


Tham gia tích cực
Hoạt động trí tuệ tích cực
Tập trung vào vấn đề/bài học/ môn học
Bạn muốn hành động
Bạn quên cả thời gian
….
5 yếu tố thúc đẩy sự tham gia của HS
1- Không khí và các mối quan hệ trong nhóm
2- Sự phù hợp với mức độ phát triển
3- Sự gần gũi với thực tế
4- Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
5- Phạm vi tự do sáng tạo
1- Không khí và các mối quan hệ trong nhóm

Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, mang tính kích thích sù tham gia cña HS
- Cách sắp xếp không gian lớp học
- Trang trí trên tường
- Cách sắp xếp bàn ghÕ
Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần

2- Sự phù hợp với trình độ phát triển
Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của HS
Tính tới sự phân hoá về nhịp độ học tập giữa các đối tượng HS khác nhau
Tính tới sự khác biệt về phong cách và sở thích học tập của từng em

Phát huy mọi tiềm năng của người học
Vấn đề không nằm ở chỗ HS thông minh tới mức nào, mà là các em thông minh THEO CÁCH NÀO?
Phát triển vận động thô
Phát triển vận động tinh
Giao tiếp
và ngôn ngữ
Nghệ thuật
tạo hình
Âm nhạc

Hiểu thế giới
vật chất
Tư duy trừu tượng và logic
Hiểu thế giới
con người
Năng lực hoạt động XH
Tự định hướng

Các phong cách học
HOẠT ĐỘNG
Trải nghiệm
QUAN SÁT
Suy ngẫm về các hoạt động đã thực hiện
ÁP DỤNG
Hoạt động có hỗ trợ
PHÂN TÍCH
Suy nghĩ
3- Sự gần gũi với thực tế
Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của HS với thế giới thực tại xung quanh
Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực
Sử dụng các phương tiện dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để “mang” HS lại gần đời sống thực tế
Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với HS là những nhiệm vụ vận dụng môn học

Khai thác những đề tài vượt lên trên những giới hạn của các môn học riêng rẽ
4- Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi
Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực
Tích hợp các hoạt động học mà chơi/các trò chơi giáo dục
Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập
5- Phạm vi tự do sáng tạo
HS thường xuyên được lựa chọn hoạt động
HS được lên kế hoach/đánh giá bài học, nhiệm vụ và hoạt động
HS được giao nhiệm vụ trên cơ sở thực tiễn nhà trường và thực tế nhóm
Động viên khuyến khích HS tự mình giải quyết vấn đề
Đặt các câu hỏi mở, yêu cầu tự luận- thay vì các câu hỏi đóng mang tính nhắc lại (cho phép HS đào sâu suy nghĩ sáng tạo)
Kết luận
Thực ra không có phương pháp dạy học tích cực theo nghĩa đen của cụm từ này. Tính tích cực là một thuộc tính tâm lý của con người (trong dạy học: Người học là chủ thể của quá trình học tập).

DHTC là một khái niệm làm việc, nhằm nhấn mạnh hoạt động HỌC của người học trong dạy học.

DHTC nhằm hướng vào việc tích cực hoá hoat động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó, các hoạt động học tập được thực hiên và điều khiển, người học không thụ động mà cần tự lực lĩnh hội nội dung học tập.
Hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở sự hợp tác và sự tham gia của người học ở mức độ cao.

DHTC không phải một PPDH cụ thể, mà là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều PP, hình thức, kỹ thuật cụ thể khác nhau.
II. Học hợp tác
Thế nào là học hợp tác?
Học hợp tác là hình thức HS làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau.
Khi làm việc cùng nhau, HS học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
Đây là hình thức học tập giúp HS ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập.

Quá trình học hợp tác của HS được giải thích dựa trên cơ sở của 2 lý thuyết về quá trình học tập:
Theo "Quan điểm phát triển cá nhân" (Piaget - 1950 và các tác giả khác): Trong quá trình học hợp tác, HS sẽ được phát triển cá nhân khi các em tiếp thu ý kiến khác với ý kiến của bản thân và các em phải tìm ra một cách hiểu mới nhằm giảm căng thẳng trong tư duy nhưng liên kết được thông tin mới với kiến thức của riêng bản thân.

Theo "Quan điểm phát triển xã hội" (Vygotsky - 1978):
Bằng cách trao đổi, thảo luận, lắng nghe trong học hợp tác, HS biết được ý kiến mới, cách tư duy mới từ những người khác có năng lực hơn. Sau nhiều quá trình trao đổi, những thông tin và cách tư duy mới từ người khác được HS hấp thụ dần dần trở thành kiến thức riêng của mình. Những thành viên khá hơn cũng được hưởng lợi khi giúp các thành viên kém hơn vì khi giải thích, HS phải tổ chức lại kiến thức của mình và quá trình này giúp các em tăng khả năng tư duy.
Cơ sở lý thuyết của học hợp tác
Thang Bloom về mức độ ghi nhớ
Phân biệt "học hợp tác có tổ chức chặt chẽ" và "học hợp tác không có tổ chức":
Học hợp tác không có tổ chức:
Chỉ đơn thuần chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu các em làm việc chung không có nghĩa là hình thành học hợp tác.
Quan hệ phụ thuộc không tồn tại nên các thành viên làm việc riêng lẻ và cạnh tranh với nhau để đạt mục đích riêng, không nỗ lực cùng giải quyết vấn đề cũng như không chia sẻ ý kiến và giúp nhau học tập.
Học hợp tác có tổ chức: đảm bảo đủ 5 yếu tố:
Quan hệ phụ thuộc tích cực: Cả nhóm cùng giải quyết một nhiệm vụ chung.Thành quả của nhóm là công sức của mỗi thành viên.
Kỹ năng trao đổi: tham gia thảo luận; lắng nghe tích cực; đưa ra các ý tưởng; phản hồi mang tính xây dựng.
Trách nhiệm cá nhân: Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được công nhận thành tích nếu có đóng góp cho nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm: giao tiếp có hiệu quả; chia sẻ nguồn tài liệu …
Đánh giá quá trình làm việc nhóm:
Nhóm đang làm việc như thế nào?
Có cách nào khác hiệu quả hơn?

Vai trò các thành viên trong nhóm
III.Một số kỹ thuật và phương pháp dạy học
Kĩ thuật dạy học “§¾p b«ng tuyÕt”


Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Viết ý kiến cá nhân
1
3
4
2
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn”
Mỗi thành viên trong nhóm nêu một biến đổi về thể chất và một biến đổi về cảm xúc (tâm lý) thường gặp ở tuổi dậy thì (không trùng nhau)? (5 phút)
Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt trả lời câu hỏi “Những điểm gì bạn thấy từ hào khi trở thành người lớn? Bạn có gặp khó khăn gì khi trở thành người lớn không? (5 phút)
Mỗi thành viên trong nhóm nêu 1 câu hỏi thường gặp ở tuổi dậy thì và bỏ các câu hỏi vào hộp câu hỏi trên lớp (ít nhất là 1 thành viên nhóm có 1 ý kiến) (5 phút).
Tổng kết làm việc nhóm (8 phút):
- Tóm tắt lại nội dung công việc mà nhóm đã hoàn thành (5 phút) dựa trên gợi ý sau:
Các thành viên trong nhóm nhắc đến cảm xúc (tâm lý) thường gặp ở tuổi dậy thì nào nhất?
Các thành viên trong nêu lý do mình tự hào khi cơ thể biến đổi ở tuổi dậy thì?
Nhóm có bao nhiêu câu hỏi để vào hộp câu hỏi.
- Chia sẻ Bảng đánh giá làm việc nhóm (3 phút)
Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”
Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”
VÒNG 1
Hoạt động theo nhóm 3 người
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C)

Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao

Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào

VÒNG 2
Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết

Lời giải được ghi rõ trên bảng
Ví dụ: Ngữ văn
Chủ đề: Các loại hình văn bản
Vòng 1: Xác định đặc điểm tính chất phong cách thông qua các văn bản khác nhau (tản văn, xã luận, nhật kí hành trình...)
Vòng 2: Dùng các văn bản với văn phong khác nhau trong một tờ báo. Mỗi thành viên trong nhóm giới thiệu về đặc trưng phong cách của một loại hình văn bản.
HỌC THEO GÓC
Một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể
Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể
Kích thích HS tích cực hoạt động, thông qua hoạt động mà học tập
Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động
Được tổ chức với mục đích để học sinh được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động
Cơ hội

Cho hoạt động độc lập (khám phá, thực hành,..)
Cho học sinh lựa chọn hoạt động
Các góc khác nhau – cơ hội khác nhau
Tránh tình trạng học sinh phải chờ đợi
Đối với giáo viên: nhiều thời gian hơn cho hoạt động hướng dẫn riêng từng học sinh hoặc hướng dẫn nhóm nhỏ học sinh
Học sinh có thể hợp tác học tập với nhau
Ưu điểm của học theo góc

Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở trẻ
Học sâu & hiệu quả bền vững
Tương tác mang tính cá nhân cao giữa thày và trò

Những điểm thuận lợi của học theo góc
Cho phép điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của HS (thuận lợi đối với HS)
Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực
Nhiều khả năng lựa chọn hơn
Nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân học sinh hơn
Tạo điều kiện cho HS tham gia hợp tác cùng học tập
Học theo hợp đồng
HỌC THEO HỢP ĐỒNG
Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó mỗi học sinh được giao một tập hợp các nhiệm vụ được miêu tả cụ thể trong một văn bản chính quy theo dạng hợp đồng.
Trong thời khoá biểu hàng tuần, học sinh có một khoảng thời gian nhât định (thời gian thực hiện hợp đồng) để thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách tương đối độc lập
Học sinh sẽ là người chủ động xác định khoảng thời gian và thứ tự của từng hoạt động trong hợp đồng cần thực hiện.
Ưu điểm của học theo hợp đồng
Cho phép phân hoá nhịp độ và trình độ của học sinh
Củng cố tính độc lập của HS
Tạo điều kiện cho học sinh được thày cô giáo hướng dẫn cá nhân
Tăng cường học tập hợp tác
Hoạt động phong phú hơn
Lựa chọn đa dạng hơn
Tránh chờ đợi
Tạo điều kiện cho HS được giao và thực hiện trách nhiệm
Hạn chế của học theo hợp đồng
Các nhiệm vụ, tài liệu học tập phải được chuẩn bị trước
Các tài liệu học tập phải được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng học sinh
Cả thày và trò đều cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với phương pháp dạy và học mới.
Học theo Dự án
Là hoạt động học tập sâu về một chủ đề cụ thể với mục tiêu tạo cơ hội để HS thực hiện nghiên cứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kỹ năng, giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến thức và phát triển khả năng và thái độ học tập suốt đời.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC THEO DỰ ÁN
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Ưu điểm
Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học
Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo
Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp
Phát triển năng lực cộng tác làm việc
Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
Phát triển năng lực đánh giá.
Giới hạn:
DHDA đòi hỏi nhiều thời gian, không thớch h?p trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết hệ thống.
Dòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Dự án đơn giản : KWL
KWL
Chủ đề
Tên
Ngày
K (Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L (Điều đã học được)


Một dự án đơn giản: Sơ đồ KWL
Được Ogle xây dựng vào năm 1986
Học theo dự án là...
Tìm ra điều bạn đã biết
về một chủ đề
Tìm ra điều bạn muốn
biết về một chủ đề
Thực hiện nghiên cứu
và học tập
Ghi lại những điều bạn học được
Ba bước Học theo dự án
Lập kế hoạch
1.1. Lựa chọn chủ đề
1.2. Xây dựng tiểu chủ đề
1.3. Khơi gợi hứng thú
1.4. Lập kế hoạch các
nhiệm vụ học tập
2. Thực hiện dự án
2.1. Thu thập thông tin
2.2. Xử lý thông tin
2.3. Thảo luận với các
thành viên khác
2.4. Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn
3. Tổng hợp kết quả
3.1. Xây dựng sản phẩm
3.2. Trình bày sản phẩm
3.4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
Các yếu tố cơ bản trong Học theo dự án
Kết quả
III. MỘT SỐ KĨ NĂNG HỌC THEO DỰ ÁN






Tiểu chủ đề là các vấn đề nghiên cứu cụ thể
1. Kĩ năng lập kế hoạch
Ví dụ: Sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề
Chủ đề:
Trường học của tôi
Hoạt động này thường được thực hiện qua thảo luận nhóm
2. Kĩ năng thực hiện nghiên cứu
a. Tìm kiếm và thu thập dữ liệu
Làm thực nghiệm hoặc quan sát
Khi làm thực nghiệm hoặc quan sát, cần thiết kế
trước các hoạt động. Thực nghiệm nhằm mục
đích chứng minh hoặc phủ nhận một giả thiết.
Một thực nghiệm bao gồm:

Mục tiêu
Phương pháp
Đo lường hoặc quan sát
Kết quả và thảo luận
Kết luận
Điều tra hoặc phỏng vấn

Thiết kế câu hỏi hiệu quả:
Mỗi câu hỏi CHỈ HỎI một nội dung
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản
Thử nghiệm câu hỏi với bạn bè để điều
chỉnh nếu cần
b. Xử lí thông tin
Sau khi thu thập dữ liệu, cần tiến hành phân tích để có dữ liệu có ích và có ý nghĩa.
Các kết luận rút ra sau khi phân tích đầy đủ các dữ liệu là minh chứng cho các phát hiện của dự án
Một số cách phân tích dữ liệu tiêu biểu là:
2.1. Lập bảng, biểu đồ
2.2. So sánh và đối chiếu

3. Kĩ năng tổng hợp kết quả
a. Tổng hợp thông tin
Các dữ liệu thô cần được tổng hợp lại để chỉ đưa vào báo cáo các kết luận có liên quan và đã được phân tích.
b. Xây dựng sản phẩm dự án
Sau khi thu thập được các thông tin qua hoạt
động tìm kiếm, điều tra, phỏng vấn và phân tích,
HS có thể tập hợp lại thành một sản phẩm của dự án.
Bài trình bày bằng Powerpoint
Báo cáo văn bản
Kịch
Áp phích
Phim
Mô hình
Hội chợ
...
c. Các hình thức trình bày kết quả dự án:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)