Phương pháp dạy thực hành

Chia sẻ bởi Lê Đình Hiển | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp dạy thực hành thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

DANH SÁCH NHÓM 6

LÊ ĐÌNH HIỂN 109325233
ĐỖ MỘNG CẦM 109325231
NGÔ THỊ HƠN 109325234
NGUYỄN VĂN MỘT 109325235
HÀ THỊ NGỌC NHI 109325185
BÙI TIẾN PHƯƠNG 109325213
LÊ THỊ XUÂN THẢO 109325230
LÊ THỊ TRIỀU TIÊN 109325186
NGUYỄN VĂN PHÚC 109325218
BÙI THỊ BÍCH THUY 109325195
CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN
PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH
I/ Định nghĩa
Nhóm phương pháp dạy thực hành là nhóm phương pháp tổ chức cho hs hoạt động để tìm tòi kiến thức mới hay vận dụng những điều đã học vào thực tiễn, vừa để cũng cố tri thức vừa tạo nên hệ thống các kĩ năng, kĩ xảo thực hành.
Bao gồm : Phương pháp luyện tập
Phương pháp thực hành thí nghiệm
Phương pháp tổ chức thực hiện các bài tập sáng tạo
Phương pháp trò chơi
II/ Đặc điểm
1. PP luyện tập
c) Ý nghĩa – tác dụng
Giúp hs hiểu kĩ, hiểu sâu những điều đã học, biết vận dụng chúng để thực hiện có kết quả công việc, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, tìm tòi các phương án tối ưu giải quyết các loại bài tập
b) Phương tiện
Hệ thống các bài tập và phương án tối ưu giải quyết các bài tập, các tình huống trong thực tế
a) Định nghĩa
Giáo viên tổ chức cho hs vận dụng lí thuyết đã học để làm các bài tập, giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống.
d) Về PP luyện tập

Khi vận dụng các pp luyện tập, cận chuẩn bị hệ thống các bài tập chu đáo, đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:

-Bài tập phải đa dạng

-Bài tập có nhiều mức độ khác nhau và được sắp
xếp theo trình tự từ dễ đến khó

-Bài tập có nhiều cách giải quyết
* Luyện tập trên lớp, cần theo đúng quy trình :
-Làm mẫu một phần bài tập hoặc 1 ví dụ.

-Học sinh tự lực giải tiếp phần còn lại.
*Bài tập ở nhà thì có thể:
-Giải miệng trên lớp, về nhà HS tự viết thành bài giải.

-Hoặc hướng dẫn cho tìm ra hướng giải ngay trên lớp, còn về nhà hs tự giải lấy.
2. PP thực hành thí nghiệm
c) Ý nghĩa tác – tác dụng
-Tạo lập cho hs thói quen sử dụng pp nghiên cứu khoa học để giải quyết các công việc thực tế. Kiểm tra lại lí thuyết , khẳng định những điều đã học.
-Hình thành ý thức tìm tòi, óc quan sát, lòng yêu thích khoa học.
-Thường được sử dụng ớ các môn khoa học tự nhiên
b) Phương tiện
Phương tiện, thiết bị và nguyên vật liệu, địa điểm.
a) Định nghĩa
Giáo viên tổ chức cho hs trực tiếp tiến hành các thí nghiệm trên lớp trong phòng thí nghiệm hoặc thực hiện ngoài vườn trường.
d) Về pp thực hành thí nghiệm


-Giúp hs trực tiếp tiến hành các pp khoa học để kiểm tra lại lí thuyết, khẳng định điều đã học.
-PP này được sử dụng ở các môn khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh vật học, v.v. Đối với cấp tiểu học thì pp này ít sử dụng, thường thì thực hiện được ở môn tìm hiểu Tự nhiên – xã hội.
3.PP tổ chức thực hiện các bài tập sáng tạo
a) Định nghĩa
Giáo viên tổ chức cho hs vận dụng tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện các bài tập sáng tạo
b) Phương tiện
Các chủ đề, các thể loại phù hợp trình độ học sinh.
c) Ý nghĩa – tác dụng
- Thường được sử dung trong các môn văn học, nghệ thuật và các môn khoa học tự nhiên.
- Giúp hs nẩy nở nhu cầu tìm tòi cái mới, luyện tập phát triển năng lực sáng tạo
d) Về pp tổ chúc thực hiện các bài tập sáng tạo

- Các bài tập sáng tạo đòi hỏi hs vận dụng kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm sống, vốn có để giải quyết 1 tình huống mới.
- Kích thích hs tìm tòi cái mới , năng lực sáng tạo
- PP này áp dụng trong sáng tác văn học, cảm thụ văn học nghệ thuật. Cụ thể là ở phân môn Tập làm văn
4. PP trò chơi
a) Đình nghĩa
Hình thức dạy học nhạ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn hs vào học tập tích cực
b) Phương tiện
Các loại trò chơi học tập có nội dung bài học phù hợp đặc điểm lứa tuổi
c) Ý nghĩa – tác dụng
HS vừa chơi vừa học có hiệu quả
Giúp hs vận dụng các kiến thức vào thực tiễn một cách hứng thú, đầy sáng tạo.
d) Về pp trò chơi
-Về nội dung

Trò chơi phải thực hiện được nội dung kiến thức cơ bản, kĩ năng cơ bản của bài học quy định trong chương trình
-Về tính chất

+ Trò chơi phải đảm bảo được tính hứng thú, hấp dẫn với người chơi cũng như người chứng kiến. Đã chơi thì phải vui
+ Thực hiện trong không gian chật hẹp của lớp học, trong một thời gian có giới hạn của tiết học
+ Trò chơi phải tổ chức được cho số người chơi đông, lôi cuốn được nhiều người cùng tham gia.
Về cách tổ : Trò chơi học tập cần tiến hành theo 2 bước :

+ Bước 1: Tổ chức chơi cho vui
+ Bước 2: Rút ra bài học
Cần thực hiện 1 cách nhanh nhẹn về thới gian , khéo léo, nhe nhàng về cách thức.

Về thời điểm tổ chức trò chơi

Có thể tổ chức trò chơi ở bất cứ khâu nào trong qua trình dạy học. Có thể tổ chức chơi mà kiểm tra bài cũ. Có thể tổ chức chơi mà hình thành kiến thức mới. Cũng có thể cũng cố bài học thông qua trò chơi v.v…

CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN THEO DÕI
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đình Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)