Phương pháp dạy môn sinh học

Chia sẻ bởi Ngô Văn Hội | Ngày 10/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: phương pháp dạy môn sinh học thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

TàI LiệU TậP HUấN GIáO ViêN CốT CáN - 2006

Giảng viên:
-Giới thiệu những điểm mới về nội dung của SGK, định hướng cách dạy và học môn sinh học, đổi mới về kiểm tra đánh giá.


nguyên tắc làm việc
-Giải đáp các thắc mắc của học viên liên quan đến nội dung, đến đổi mới cách dạy và học môn sinh học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
-Hình thức làm việc: toạ đàm trao đổi, giảng viên cùng học viên thực hiện cái gọi là : "Hoạt động học tập hay các
nhiệm vụ học viên cần thực hiện" như đã nêu trong từng
chủ đề của tài liệu bồi dưỡng giáo viên.



Học viên chủ động đề xuất những vấn đề mà mình quan
tâm, những vấn đề mà mình có thể sẽ gặp khi đi bồi dưỡng
giáo viên để cùng bàn bạc giải quyết.
2. Học viên:
- Chủ động nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng, SGK 10, SGV.

- Hợp tác cùng giảng viên thực hiện các hoạt động trên lớp nhằm đạt mục tiêu của khóa bồi dưỡng.






*Mục tiêu của đợt tập huấn
- Dạy cách học - học cách dạy
- D¹y th«ng qua hµnh ®éng
- Ba ng­êi ®i cïng ta lu«n cã ng­êi lµ thÇy cña ta ( Khæng Tö).
Chủ đề cần trao đổi
* Giải thích những vấn đề mới và khó trong phần III .

* Giảng viên sẽ trình bày những vấn đề gì?
* Nêu sự khác biệt giữa chương trình cũ và chương trình mới.

*Nêu sự khác biệt giữa sách giáo khoa cũ và sách giáo
khoa mới.
* Giải thích sự khác biệt giữa chương trình và SGK
ban Chuẩn và ban NÂNG CAO.
* Gi¶i thÝch nh÷ng vÊn ®Ò míi vµ khã trong phÇn I vµ phÇn II.


* Giới thiệu đổi mới cách dạy và học môn sinh học ở bậc THPT nói chung, cũng như giới thiệu một số bài học cụ thể.
* Giới thiệu cách biên soạn bài giảng ra sao để phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh (giới thiệu một số bài khó) .
* Giới thiệu về vai trò của giáo viên và học sinh trong cách dạy học tích cực.
* Giới thiệu cách kiểm tra, đánh giá mới (cách ra câu hỏi kiểm tra, thi vv.

* Nêu sự khác biệt giữa cách dạy và học cũ với cách dạy và học mới.

Thách thức đối với giáo viên khi dạy sgk mới

* Phải có kiến thức tổng hợp, vừa rộng vừa sâu.
* Phải biết cách xây dựng các hoạt động học tập nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đó là rèn luyện các kĩ năng, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

1.Những vấn đề chung về đổi mới
cấp trung học phổ thông
- Vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ?
- Đổi mới giáo dục phổ thông bắt đầu từ đâu ?
- Đổi mới giáo dục phổ thông bắt đầu từ ai ?
- Đối với giáo viên đổi mới bắt đầu từ vấn đề gì ?
Tại sao phải Đổi mới giáo dục?
*Chương trình đào tạo bất cập?
*Sách giáo khoa lạc hậu, thậm chí còn nhiều chỗ
sai sót?


*Quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức nên dẫn đến cách dạy và học lạc hậu?

*Cách kiểm tra đánh giá thiên về hướng đánh giá khả năng nhớ kiến thức (học vẹt)?

Đổi mới giáo dục

- Chương trình đào tạo?

Bắt đầu từ đâu?
- Sách giáo khoa?

- Trang thiết bị hỗ trợ đào tạo?


- Cách dạy và học?

- Cách kiểm tra đánh giá?

- ...?
Đổi mới giáo dục
- Giáo viên?
Bắt đầu từ ai?

- Häc sinh?

- Các nhà quản lí giáo dục các cấp (trường, sở, Bộ GD&ĐT)?

- Nhà hoạch định chính sách?


- .?


đổi mới giáo dục
Bắt đầu đổi mới từ quan niệm về giáo dục của những người tham gia vào quá trình đào tạo.

-Giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức?
-Giáo dục là qui trình công nghệ?
-Giáo dục là quá trình phát triển năng lực tiềm ẩn ở người học?

*Vậy quan niệm nào về GD sau đây được coi là đổi mới.
*Vậy:
Chìa khoá vạn năng cho đổi mới giáo dục là ở đâu ?
*Hoạt động 1:

Đổi mới chương trình
Đổi mới SGK
Đổi mới phương pháp
Đổi mới phương tiện dạy học
Đổi mới kiểm tra đánh giá
Đổi mới quản lý giáo dục
Đổi mới cách học
Đổi mới .?
Nếu điều kiện thời gian không cho phép, thầy(cô) chỉ được
chọn một trong số nội dung/ chủ đề trên thì thầy(cô)
chọn chủ đề nào? Tại sao.
Đổi mới giáo dục

2.Tìm hiểu chương trình sinh học ở THPT
*Hoat động 2: (20 phút)
Quan điểm xây dựng chương trình và cấu trúc
chương trình sinh học ở THPT.
( Hoạt động cá nhân và trả lời 2 câu hỏi sau: )
1- Chương trình sinh học mới ở bậc phổ thông có gì mới ?
2- Chương trình sinh học mới có ưu điểm gì ?

Chương trình sinh học ở THPT
Chương trình sinh học mới ở bậc THPT có gì mới ?
*Đào tạo theo phân ban: Ban Cơ bản, ban KHTN và ban KHXH.
*Đưa thêm sinh lý thực vật và sinh lý động vật vào lớp 11.
*Cô đọng nội dung di truyền, tiến hoá và đưa sinh thái học lên lớp 12.
*Chương trình sinh học ở THPT thể hiện tính khái quát hoá về hệ thống sống như là một hệ mở, có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc


* Cấu trúc theo mức độ tổ chức của thế giới sống: Từ phân tử đến tế bào đến sinh học cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Vì vậy cái logic là ta phải lần lượt phân bố theo trật tự:
* Lớp 10: Bắt đầu từ sinh học tế bào sau đó đến vi sinh vật học.
* Lớp 11: sinh lý thực vật và sinh lý động vật
* Lớp 12: sinh học quần thể, quần xã, hệ sinh thái cùng đặc tính DT và tiến hoá của cả hệ thống sống.
* Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm.
* Các kiến thức được trình bày trong chương trình là các kiến thức sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những quy luật vận động chung cho giới sinh vật.
Chương trình đào tạo mới có ưu điểm gì?
*Đã phần nào tiếp cận được với chương trình đào tạo của khu vực và quốc tế.
* Đã đưa tế bào học thành một phần riêng với thời
lượng hợp lí và được bắt đầu ngay từ lớp 10.
Đây là một bước tiến mới, vì tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thế giới sống. Do vậy, nếu nắm chắc được sinh học tế bào sẽ dễ dàng học về sinh học cơ thể cũng như ở các cấp tổ chức cao hơn như quần thể, quần xã và hệ sinh thái.


* Chú trọng tới tính hệ thống.
* Bổ sung rất nhiều kiến thức mới vì sinh học trong những năm qua phát triển rất nhanh.
* Thực hiện tốt chủ trương phân ban, tạo sự phân hoá và phân công hợp lý trong xã hội.
* Chương trình sinh học THPT đã kế thừa chương trình PTTH cải cách giáo dục (1990), và chương trình thí điểm PTTH chuyên ban (1993 - 2000). Có tham khảo chương trình một số nước để đảm bảo tính cập nhật và hiện đại song vẫn phù hợp với thực tiễn GD ở VN.
3.Tìm hiểu SGK sinh học 10
Các yêu cầu cần đổi mới SGK THPT (32- 34 TLBD)
Một số điểm mới của SGK môn học (34-35 TLBD)
*Đặc điểm của SGK mới
*Sách được biên soạn theo kiểu giúp học sinh tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức, hơn là cho sẵn thông tin để học sinh ghi nhớ.


Ví dụ: Hình 1 trang 7- Các cấp tổ chức của thế giới sống
(?): Quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.




*Chú ý tới tính logic và khái quát hoá cao về nguyên lí mà không quá nặng về thông tin chi tiết. Để HS khi biết được nguyên lí có khả năng suy luận cũng như áp dụng giải quyết các tình huống chưa được dạy.



-Ví dụ: Bài 17 - Hô hấp tế bào
HS chỉ cần hiểu được 3 giai đoạn chính của quá trình hô hấp với sản phẩm của mỗi giai đoạn( đặc biệt là sản phẩm về năng lượng), từ đó các em suy luận để hoàn thiện (?): Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể.




*Chú trọng tới mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng để học sinh dễ học, dễ nhớ.

Ví dụ : Cấu trúc phân tử và siêu hiển vi của ti thể hay lục lạp thể hiện chúc năng chuyển hoá năng lượng của tế bào, hay cấu trúc màng xenlulôzơ có liên quan tới đặc tính của thực vật là sống tự dưỡng quang hợp, cố định, thân và cành cứng chắc để vươn cao , toả rộng lấy ánh sáng và nước là yếu tố sống còn của chúng.
* Sinh học 10 chủ yếu đề cập đến sinh học tế bào nhưng có phần sinh học VSV. Thực chất SHVSV cũng là sinh học tế bào vì VSV tồn tại chủ yếu ở dạng đơn bào, nhưng đồng thời chúng cũng là những cơ thể ( cơ thể nguyên thuỷ), điều này rất thuận lợi cho việc tiếp nhận các kiến thức về sinh học cơ thể ở lớp 11.




* SGK sinh học 10 xây dựng trên quan điểm tiến hoá


- Ví dụ: Mỗi cấu trúc, chức năng, hiện tượng, cơ chế đều thể hiện quá trình tiến hoá qua lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật thể hiện ở tất cả các cấp độ tổ chức.
- Nguyên nhân của tiến hoá không do một lực lượng phi vật chất thần bí nào quyết định mà do sự vận động của bản thân hệ thống sống trong mối tương tác hai chiều với môi trường sống của chúng trong thời gian và không gian nhất định.
Chú ý tới việc tích hợp kiến thức (giữa các môn học và giữa các phân môn của sinh học). Ví dụ, tích hợp sinh với hoá, lí và toán học; tích hợp sinh học tế bào với sinh học cơ thể, quần thể vv..


Tăng kênh hình và chủ yếu là hình màu.
Đưa hình ảnh thực, chụp dưới kính hiển vi quang học và điện tử, kèm theo các hình vẽ minh hoạ.

* Trình bày hình đi từ tổng thể tới chi tiết:
- Ví dụ, từ ảnh chụp tổng thể tế bào cho thấy vị trí tương đối của bào quan trong tế bào sau đó có hình phóng to chụp bào quan với cấu trúc chi tiết.

Tất cả những điểm mới trên đều nhằm mục đích định hướng cách dạy và học; giúp học sinh dễ học, dễ nhớ và nhớ tốt hơn vì tăng tính hấp dẫn, tăng lượng thông tin.


* Chú trọng tới việc hướng dẫn cách dạy và học.
- Ví dụ đưa ra các câu hỏi, các vấn đề thực tiễn để HS học cách suy luận, cách áp dụng kiến thức.


CấU TRúC của Sgk mới
*Mỗi bài học thường được bắt đầu với việc nêu ra
các tình huống, câu hỏi liên quan đến những vấn
đề sẽ trình bày trong bài mới (có đánh dấu tam giác trong SGK) để đánh giá xem HS đã biết được những gì về vấn đề sẽ dạy, cũng như kích thích tính tò mò, ưa đương đầu với sự thách đố của HS.


.* Sau ®ã míi cung cÊp th«ng tin (gi¶ng bµi míi)
nh»m bæ sung vµ hoµn thiÖn c¸ch gi¶i quyÕt
c¸c t×nh huèng nªu ra.


*Cấu trúc của từng bài tương ứng với từng tiết học.



*Cuối mỗi bài, thường có phần củng cố, vận dụng kiến thức nhằm tạo cho học sinh thói quen liên hệ kiến thức đã học với việc giải quyết các thực tiễn.
*Trong tất cả các bài học đều có phần tóm tắt kiến thức cốt lõi của bài được in nghiêng và đóng khung để học sinh dễ ghi nhớ.







*Kết thúc mỗi bài đều có các câu hỏi để học sinh tự ôn tập. Các câu hỏi thường được xếp từ dễ đến khó. Có câu cần ghi nhớ kiến thức, nhưng cũng có câu để học sinh suy luận thậm chí cần thời gian suy ngẫm để đề ra cách giải quyết




*Đối với ban chuẩn những câu hỏi khó thường được
lược bớt nhưng những câu hỏi liên hệ với kiến
thức xã hội và đời sống vẫn được khai thác.




*Phần lớn các bài học đều có mục: "Em có biết?" trình bày những thông tin hiện đại, sống động của thực tiễn với cách viết dí dỏm gần gũi với lứa tuổi học trò, nhằm tăng thêm lòng yêu thích khám phá và tìm hiểu về thế giới sống.









* Vận dụng:
Hãy chỉ ra những điểm khác nhau của sinh học 10 cũ và sinh học 10 mới ở bài enzim.

Ví dụ về Sự khác nhau giữa
Sgk cũ và mới
*Bài học về enzim: SGK cũ trình bày chưa hệ thống, chưa đi vào cơ chế thậm chí có chỗ còn chưa thật chính xác.





*SGK cũ trình bày phần: "các đặc tính của enzim" có nêu sự phối hợp hoạt động giữa các enzim như một đặc tính của enzim. Điều này là chỉ đúng với các enzym dị lập thể. Các enzim chỉ có thể "phối hợp" được với nhau để hoàn thành một chuỗi phản ứng (một con đường chuyển hoá) khi chúng được bố trí liền kề nhau trên màng các bào quan.



*Trong phần các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim, SGK cũ đã có sự nhầm lẫn cơ bản khi nêu nhu cầu về năng lượng như một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim.


*Enzim làm tăng tốc độ của phản ứng theo cả hai chiều thuận và nghịch và nó không quyết định chiều của phản ứng. Điều này là đúng. Tuy nhiên, nếu nói để chiều nghịch (tổng hợp) được xẩy ra thì cần cung cấp năng lượng thì lại không hoàn toàn đúng.





*Ví dụ: A ? C 1 + C2
*Phản ứng sẽ được xúc tác theo chiều tạo thành sản phẩm C khi nồng độ các chất A tham gia phản ứng còn dư thừa so với nồng độ sản phẩm.



*Trên hình minh hoạ của SGK mới, ta thấy các enzim được bố trí liền kề trên màng nên sản phẩm của phản ứng này ngay lập tức trở thành cơ chất của phản ứng tiếp theo. Do sản phẩm của phản ứng không được tích lại nên phản ứng nghịch (tổng hợp) không xẩy ra.


*Xin lưu ý SGK mới không dùng từ hoạt động mà thay vào đó là từ hoạt tính.





-Phần I- enzim gồm:
1. Cấu trúc của enzim,
2. Cơ chế tác động (trình bày enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng ra sao?)
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim




-Phần II- vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá
vật chất.

*SGK mới trình bày bài enzim thành 2 phần:



Phần II cho HS thấy tế bào là một hệ thống tự điều chỉnh và enzim là một công cụ quan trọng điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất.
Khái niệm CHVC (metabolism) được hiểu là tập hợp tất cả các phản ứng hoá sinh xẩy ra bên trong tế bào. Các phản ứng này gồm 2 loại phân giải và tổng hợp các chất.




Mặc dầu nội dung có vẻ nhiều nhưng ở phần kết luận yêu cầu học sinh ghi nhớ lại rất ngắn gọn.




Enzim là chất xúc tác có thành phần cơ bản là prôtêin.
Enzim làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách liên kết đặc thù với cơ chất và làm giảm năng lượng hoạt hoá của chúng.
Hoạt tính của enzim bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường như nhiệt độ, pH, các chất ức chế .





Có thể tóm tắt nội dung chính của bài như sau:



Khi cần tăng tổng hợp một chất nào đó tế bào có thể tăng cường tổng hợp enzim tương ứng hoặc hoạt hoá các enzim đã được tổng hợp sẵn vv.
Như vậy, enzim là công cụ của tế bào trong việc điều hoà trao đổi chất giúp tế bào và cơ thể tồn tại như một hệ thống mở, tự điều chỉnh.





Sự khác nhau giữa SGK của hai ban
Trong bài về enzim, SGK chuẩn không giới thiệu về năng lượng hoạt hoá và cách thức enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá ra sao để tăng tốc độ phản ứng nhưng đối với SGK nâng cao thì lại cần đề cập tới vấn đề này.
Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim lại cần trình bày kĩ ở SGK nâng cao vì qua đó học sinh mới nắm được tế bào có thể điều hoà trao đổi chất nhờ enzim như thế nào.







SGK cho ban chuẩn không yêu cầu đi sâu vào cơ chế, mà nặng về những nguyên lí chung. Trong khi đó, SGK nâng cao có đi sâu hơn về cơ chế cũng như những câu hỏi và tình huống phức tạp hơn để học sinh giải quyết.





Ví dụ : Giải thích ăn kỹ no lâu ?
?. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách nào ? Thế nào là năng lượng hoạt hoá ?
?. Hãy lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh nhờ enzim ?
Sự khác nhau giữa SGK của hai ban
Trong phần thành phần hoá học của tế bào, những công thức hoá học phức tạp không yêu cầu học sinh ban chuẩn phải ghi nhớ.
Phần mở rộng và nâng cao kiến thức ở mỗi bài, đối với ban chuẩn thường gắn với các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ vv.










*SGK ban nâng cao yêu cầu đi sâu vào cơ chế, còn ban chuẩn chỉ yêu cầu HS nắm nguyên lý , sau đó vận dụng các nguyên lý để giải thích thực tiễn .
Ví dụ : ở SGK nâng cao , có các câu hỏi đòi hỏi sự đào sâu kiến thức:
?. §iÒu g× sÏ x¶y ra nÕu TB kh«ng ®­îc cung cÊp oxy ?
( Bµi 24- H2 TB)
?. Nguyªn nh©n cña sù xuÊt hiÖn v¸ch ng¨n trong qu¸ tr×nh ph©n chia tÕ bµo chÊt ë TBTV ®­îc gi¶i thÝch nh­ thÕ nµo?( Bµi 29- Nguyªn ph©n)
a.Yêu cầu về đổi mới cách dạy
*Dạy học sinh cách học:
Học tập là một quá trình bao gồm:
a.Thu thập thông tin
b. Xử lí thông tin
c. Lưu trữ thông tin.
4.Đổi mới phương pháp dạy học
Vì vậy, cần dạy học sinh các kĩ năng thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin ( kỹ năng suy luận, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức vv.).




*Chú trọng tới nhu cầu và lợi ích của người học.
*Dạy học sinh cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
*Dạy học sinh cách suy luận và cách thức nghiên cứu của các nhà khoa học.

*Thông qua nội dung kiến thức rèn luyện và phát triển các kĩ năng và năng lực cơ bản cho người học.
Ví dụ, thông qua một bài giảng sinh học GV cần rèn cho HS cả các kĩ năng diễn đạt bằng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng viết , kỹ năng hợp tác vv.


Yêu cầu về đổi mới cách dạy


b.Rèn năng lực tự học cho học sinh
Kiến thức sinh học đang ngày một bùng nổ với khối lượng
thông tin rất lớn, đa dạng và nhanh chóng, vì vậy:

*Cách tốt nhất là dạy HS cách học để HS không ngừng tự học, tự phát triển vốn kiến thức về sinh học nói riêng
cũng như hình thành một ý thức học tập suốt đời .


* Năng lực tự học được thể hiện qua các khâu:

-Năng lực thu thập thông tin.
-Năng lực xử lý thông tin.
-Khả năng lưu trữ thông tin (ghi nhớ).


3.Rèn luyện cho học sinh kỹ năng
Kiến thức sinh học mà HS học đựơc hôm nay có thể lạc hậu hoặc HS có thể quên đi nhưng nếu hàng ngày qua
các tiết học của từng môn học ví dụ như Sinh học, HS được
rèn luyện các kỹ năng cơ bản như:

-kỹ năng giao tiếp
-kĩ năngViết bằng tiếng Việt ,
-kĩ năng suy luận
-kĩ năng phân loại
-kĩ năng khái quát hoá vấn đề.
thì những kĩ năng đó sẽ theo các em suốt đời và giúp các em thành đạt trong cuộc sống tốt hơn.


4.Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
-Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập
của học sinh
-Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
-Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
-Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
5.Những phương pháp dạy học tích cực cần được
phát triển ở trưòng THPT:
5.1- Phương pháp vấn đáp ( Đàm thoại)
*Vấn đáp (đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh
luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó HS lĩnh hội
được nội dung bài học

*Có ba phương pháp (mức độ) vấn đáp :
-Vấn đáp tái hiện
-Vấn đáp giải thích - minh hoạ
- Vấn đáp tìm tòi
5.2-Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
5.3-Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ
5.4-Dạy và học theo dự án





*Khái niệm dự án ngày nay đựơc hiểu là một dự định ,một
kế hoạch , trong đó cần xác định rõ mục tiêu , thời gian,
phương tiện tài chính , điều kiện vật chất ,nhân lực và cần
được thực hiện đạt mục tiêu đề ra.


*Dự án đựơc thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, có thể cần sự tham gia của GV nhiều môn học.


*Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó
HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với
thực tiễn , kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế
hoạch , thực hiện và đánh giá kết quả.


*Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án
là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết,
tập tranh ảnh sưu tầm ,chương trình hành động cụ thể ,.


Quan sát băng hình ghi một tiết dạy lý thuyết và một
tiết dạy thực hành , ghi ý kiến nhận xét đánh giá về cách
dạy và học trên băng đã thực sự đổi mới chưa ?



-Nêu những gì chưa đạt theo yêu cầu của đổi mới phương
pháp dạy và học.
-Hãy đưa ra "kịch bản " mà anh chị cho là tối ưu để dạy
bài học trên băng hình.

*Hoạt động 3( hoạt động nhóm- 45 phút)

* Hoạt động 4 (hoạt động nhóm - 45`)
Anh chị hãy cùng nhóm mình thiết kế 1 giáo án cho một bài cụ thể trong SGK sinh học 10 theo tinh thần đổi mới
giảng dạy hiện nay ?

Từ giáo án trên hãy làm rõ :
a. Để viết tốt MT thì GV cần lưu ý về vấn đề gì ?
b. Quy trình thiết kế một bài giảng hay giáo án ?
*HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN .
?Bạn có đồng tình với quan niệm nào dưới đây về MỤC TIÊU dạy học:
Mục tiêu là cái đích GV phải đạt trong khi dạy.
Mục tiêu là cái đích HS phải đạt trong khi học .
Mục tiêu xác định các kiến thức trọng tâm của bài học.
Mục tiêu là căn cứ để đánh giá kết quả bài học .
A. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG
1. Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu phải được xác định cho người học: Sau khi học xong bài này , HS phải đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ gì ?
Mục tiêu phải cụ thể, phù hợp để HS có thể đạt được và GV,HS có thể đánh giá và tự đánh giá được sau khi học xong bài .
2. Một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu.
a. Về kiến thức :
Biết: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gọi tên, vẽ ra, mô tả, nêu tên/ nêu đặc điểm/ nêu ví dụ, xác định, chỉ ra, định nghĩa, giải thích, chứng minh, cho vài ví dụ…
Hiểu: Giải thích, minh hoạ, nhận biết, phán đoán…
Áp dụng: Xử lý tình huống, phân biệt, chỉ rõ, giải quyết vấn đề…
Phân tích:Xác định, phân biệt, so sánh, phân loại…
Tổng hợp: Tóm tắt, kết luận…
Đánh giá: Tìm ưu điểm, nhược điểm, tự đánh giá và đánh giá bạn qua phiếu học tập…
b. Về kỹ năng :
Quan sát, thí nghiệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, sắp xếp, phân loại, báo cáo, trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí,diễn giải, phê phán , đánh giá …
c. Về thái độ :
Có ý thức , tự giác, giúp đỡ, bảo vệ, tán thành, tham gia, phản đối, phán xét…
vai trò của giáo viên
*Giáo viên phải am hiểu thấu đáo nội dung bài học.







*Chủ động trong việc trình bày bài giảng, không nhất thiết phải trình bày đúng như trình tự của sách giáo khoa.
*Đối với những bài hoặc những phần của bài có nội dung đơn giản có thể yêu cầu HS tự học để dành thời gian giảng giải những phần khó hiểu.



Yêu cầu đối với học sinh
*Học sinh phải chủ động trong việc học bằng cách đọc kĩ bài trong sách giáo khoa, tự mình trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài và mỗi chương.








*Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp (thảo luận, trả lời các câu hỏi).





5.Đổi mới kiểm tra đánh giá
*Hoạt động1.
+Mục đích của kiểm tra ,đánh giá
+Thầy(Cô)suy nghĩ gì khi hầu hết HS làm bài tốt.
+ Hầu hết HS không làm được bài hoặc bị điểm thấp.
+ Thầy(Cô) thích loại đề thi nào :
-Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Đề tự luận
- Ra đề thi cho HS mang về nhà làm và nộp vào (tiết sau).





+ Thầy(Cô ) quan tâm chủ yếu đến đánh giá cái gì trong:
*Kiểm tra miệng( khi bắt đầu bài mới)
*Kiểm tra 15 phút
*Kiểm tra 1 tiết

+ Sau khi chấm bài xong, thầy( cô) thường làm gì? nhằm mục đích gì?


+ NhËn xÐt c¸c lÖnh tam gi¸c trong s¸ch gi¸o khoa nh»m ®Ó kiÓm tra g×?




*Hoạt động 2.
Thầy( Cô) hãy xây dựng một số câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm đánh giá khả năng suy luận và năng lực vận dụng kiến thức của HS cho một bài kiểm tra 45 phút
Hướng dẫn:
+ Lập ma trận cho bài kiểm tra.
+Xây dựng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.




*Những lệnh (có dấu tam giác) trong SGK nêu ra các tình huống hoặc câu hỏi để HS suy nghĩ là loại câu hỏi mở có thể có nhiều phương án trả lời.
-Mục tiêu của các tình huống (câu hỏi) này nhằm đánh giá cách lập luận logic, tìm kiếm các ý tưởng độc đáo, đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề của HS nên GV không nên đánh giá HS này trả lời đúng HS kia trả lời sai.


* Ngoài ra còn có lệnh tam giác để kiểm tra sự vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số sự vật, hiện tượng .




*Khi chấm bài viết các thầy (cô) cũng nên chấm cả cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ tiếng Việt và các từ chuyên môn sao cho chuẩn xác, trong sáng.
-Không nên chỉ chăm chú chấm những ý chuyên môn mà bỏ qua các lỗi sử dụng tiếng Việt cũng như lỗi chữ viết cẩu thả, xấu và viết tắt tràn lan bằng mọi kí hiệu.







*Tóm lại :

a.Mục đích đánh giá trong dạy học:

-Đánh giá năng lực học tập của HS.
-Phát hiện những sai lệch về nhận thức, cách học của HS.

-Ph¸t hiÖn nh÷ng sai sãt( nh÷ng h¹n chÕ) vÒ c¸ch d¹y cña GV ®Ó ®­a ra c¸c biÖn ph¸p kh¾c phôc .

b.Hình thức kiểm tra đánh giá
+Trong líp: KiÓm tra miÖng, kiÓm tra 15 phót, kiÓm tra 1 tiÕt, kiÓm tra ®Þnh kú, kiÓm tra cuèi cÊp…
+Ngoµi líp: KiÓm tra trong c¸c ho¹t ®éng ngoµi giê, trong phßng thÝ nghiÖm…





d. Công cụ kiểm tra đánh giá

+ Phèi hîp tr¾c nghiÖm kh¸ch quan vµ tr¾c nghiÖm tù luËn víi tû lÖ 30/70 hay 40/60.
c.Phối hợp kiểm tra của Thầy và tự kiểm tra của trò





Yêu cầu đổi mới cách dạy và học lần này có nhấn mạnh đến cách đánh giá quá trình, đánh giá một cách toàn diện đối với HS ( nhấn mạnh vào năng lực thực tiễn, năng lực hành động), cụ thể:
- Bài học đưa ra các họat động, câu hỏi để HS thảo luận , phát biểu ý kiến cũng nhằm để GV có thể đánh giá nhiều mặt ở HS như : khả năng diễn đạt, cách sử dụng tiếng Việt, cách lập luận logic, đánh giá các ý tưởng.
*Kết luận




- Cũng qua các hoạt động ở lớp, GV cũng có thể đánh giá khả năng khái quát hoá vấn đề ở HS cùng nhiều kỹ năng khác cần phải rèn luyện cho HS như: kỹ năng quan sát, thực nghiệm, tư duy logic.

- Các câu hỏi cuối bài không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khả năng nhớ và hiểu các khái niệm mà còn nâng cao hơn ở mức vận dụng và liên hệ thực tiễn.


- Về mặt thái độ, GV cũng có thể dễ dàng đánh giá HS nào nhút nhát, ỷ lại không tham gia đóng góp ý kiến, từ đó GV có khả năng tiếp cận, uốn nắn từng HS.






- Việc cho điểm HS hàng ngày: không nhất thiết phải kiểm tra miệng ở đầu tiết học mà có thể đánh giá HS thông qua các hoạt động được tổ chức trong bài học như: thảo luận, đóng góp ý kiến, ghi chép, trình bày, trả lời câu hỏi.GV cho điểm chung cả nhóm, để HS tự chia điểm cho nhau theo mức độ làm việc và đóng góp của từng cá nhân, điều này vừa dạy cho HS phải tự giác làm việc , học tập, không ỷ lại vào người khác cũng như dạy HS cách làm việc tập thể.
- Việc đánh giá như trên sẽ giúp HS tự hoàn thiện mình và hoà nhập tốt hơn vào thực tiễn.




Làm thế nào để thực hiện tốt
chương trình và sgk mới?
1. Các kỹ năng HS có được từ việc tự lực nghiên cứu SGK:
1.1- Dạy HS kỹ năng thực hiện các lệnh trong SGK.
1.2- D¹y HS t¸ch ra néi dung chÝnh, b¶n chÊt tõ tµi liÖu ®· ®äc ®­îc.
Để đạt được kỹ năng này, sau khi HS đọc một đoạn, một phần, GV nên định hướng cho HS bằng những câu hỏi, để trả lời được những câu hỏi đó, GV yêu cầu HS diễn đạt nội dung chính đọc được, đặt tên đề mục cho phần.




1.3 - Dạy cách đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình trong SGK.

Để rèn được kỹ năng này, trong quá trình dạy học, GV phải tổ chức được những yêu cầu sau:

- Bảng biểu, sơ đồ, hình. phải chứa đựng và đủ một hay một số đơn vị kiến thức.

- Bảng biểu, sơ đồ. phải gọn gàng, không quá phức tạp và mang tính khái quát cao.

- Sử dụng phải đúng lúc, đúng nơi sao cho phát huy được TTC của HS ( qua sơ đồ HS phải mô tả bằng lời, chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố.).





1.4 - Dạy kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương
- Dàn bài là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản có trong bài học
-Đề cương là những ý cơ bản trong bài học được tóm tắt lại. Khi lập đề cương cũng vẫn theo trật tự của dàn bài nhưng trình bày các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu một cách ngắn gọn hơn
- Mỗi phần của dàn bài có giới hạn tương đối và chứa đựng một"liều lượng" nội dung trọn vẹn
- Để lập được dàn bài, cần tách ra các ý chính, sau đó thiết lập giữa chúng mối quan hệ và trên cơ sở đó lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ.




Để rèn được kỹ năng này, GV nên thực hiện được những yêu cầu sau:

* GV phải chỉ rõ yêu cầu HS sử dụng SGK với mục đích gì?( Tra cứu, ôn tập , hệ thống hoá, lập dàn bài, trả lời câu hỏi.)

* Có hệ thống câu hỏi định hướng HS làm việc độc lập với SGK

* GV phải tổ chức cho HS thảo luận, trả lời, thể hiện múc độ đạt được của kỹ năng và chính xác hoá kiến thúc.





2. Các biện pháp tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK nhằm phát huy TTC của HS.
2.1 - Sử dụng câu hỏi để tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK ( câu hỏi tìm tòi).
2.2 - Sử dụng các biểu đồ, bảng, sơ đồ để tổ chức , định hướng hoạt động nghiên cứu SGK
2.3 - Sử dụng phiếu học tập có chứa đựng những yêu cầu chủ yếu dưới dạng câu hỏi, bài toán nhận thức theo một hệ thống in sẵn và phát cho HS.
2.4 - Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
2.5 - Dạy học hợp tác nhóm nhỏ




3. D¹y HS c¸ch t­ duy l«gic:
Trong cách dạy này GV cần cho HS thấy được các nhà khoa học suy nghĩ ra sao ? Họ thu thập số liệu thông qua các nghiên cứu thực nghiệm? Họ lập luận như thế nào ?Cũng như Họ kế thừa và phát huy các kiến thức của những người đi trước như thế nào ?
Để rèn được cách tư duy lôgic , GV cần phải rèn cho HS cách làm việc như một nhà khoa học




*Thông thường một học thuyết khoa học được hình thành theo một trình tự sau :

Qua quan sát hoặc thực nghiệm, phát hiện ra vấn đề cần giải quyết.

Thử đưa ra những cách giải thích khác nhau về vấn đề mình vừa phát hiện( bằng những hiểu biết của mình).

Kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết mà mình nêu ra bằng các thí nghiệm.

- Hình thành học thuyết khoa học.





4. D¹y theo h­íng tÝch hîp:
Cách dạy học này cho phép HS thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực không những của Sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như : toán, lý , hoá.
Giữa các lĩnh vực có liên quan với nhau thường được thông qua một sợi dây khâu nối nào đó .
Sợi dây khâu nối các lĩnh vực của Sinh học lại với nhau có thể là chủ đề sinh thái - tiến hoá , vì vậy khi dạy các kiến thức Sinh học bất kể ở cấp độ tổ chức nào chúng ta đều có thể xem xét dưới góc độ tiến hoá




*Ví dụ: ở mức độ phân tử sinh vật giống nhau và khác nhau ở điểm nào ? Nguyên nhân của sự giống và khác nhau này là gì ?

Hay về phần các axit nuclêic GV có thể đặt vấn đề : Trong quá trình tiến hoá AND có trước hay ARN có trước? Bằng chứng cho lập luận của em là gì ?

Hoặc nếu gia tăng về số lượng NST đem lại nhiều lợi thế cho sinh vật thì tại sao mọi sinh vật lại không tiến hoá tất cả thành sinh vật lưỡng bội mà lại còn rất nhiều loài sinh vật nhân sơ đơn giản như vi khuẩn.?





Những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp các phần khác nhau của Sinh học bằng sợi dây tiến hoá sẽ làm cho HS phải chủ động tìm câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các sinh vật với nhau. Sinh giới tuy rất đa dạng về chủng loại nhưng lại rất thống nhất về kiểu tổ chức cơ thể, cách thức tổng hợp các chất cũng như thống nhất ở nhiều mặt khác.





Hoặc khi tích hợp các kiến thức toán học, lý học vào trong sinh học, chúng ta có thể giải thích một cách khoa hoc các cơ chế, các hiện tượng, các quá trình trong Sinh học

Ví dụ : Tại sao phần lớn các tế bào lại có kích thước nhỏ bé? Tại sao vi khuẩn lại có thể sinh sản rất nhanh? Tại sao người phương Bắc lại to cao hơn người ở vùng xích đạo?
Cần chú ý rằng GV phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt để giảng dạy theo cách tích hợp chứ không phải bung các kiến thức theo hướng tích hợp sẽ không đủ thời gian và đi quá xa so với kiến thức mà HS cần phải nắm.




5. Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm
- Liên hệ giữa khái niệm mới với khái niệm cũ.
- Liên hệ các khái niệm khác nhau.
- Liện hệ giữa cấu trúc và chức năng.
- Liện hệ với thực tiễn.
6. Dạy học thông qua thực hành hay các tình huống
- Dạy thực hành.
- Tăng cường các phim ảnh minh hoạ.
- D¹y häc th«ng qua t×nh huèng gi¶ ®Þnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Hội
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)