PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TLV
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Huyền |
Ngày 21/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TLV thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Phương pháp dạy học Tập Làm Văn ở THCS
Nhóm 1
1. Vị trí
- Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của phân môn Văn và Tiếng Việt.
- Dạy Tập Làm Văn ở THCS là dạy cho học sinh nắm văn bản, biết xây dựng các loại văn bản thông thường.
- Rèn luyện cho học sinh những thao tác, những cách thức, nhưng bước đi trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Mục đích
- Giúp học sinh nắm được các thể loại trong chương trình Tập Làm Văn ở THCS: miêu tả, trần thuật, tường thuật….
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng, vận dụng sáng tạo, tổng hợp…
- Tham gia rèn luyện một số đức tính tốt như lòng nhân ái, tính trung thực.
3. Yêu cầu
a, Giáo dục: người giáo viên phải nắm được ưu thế của phân môn Tập Làm Văn để phát huy những khả năng của học sinh, qua đó có dịp uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc của học sinh.
b, Giáo dưỡng : bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để học sinh biết cách rung động trước các đẹp, hướng học sinh đến nhu cầu phát triển thẩm mĩ.
c, Kĩ năng: giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
d, Tư duy: giúp học sinh biết tích lũy vốn tri thức, biết huy động vốn tri thức, biết đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề, biết trình bày kết quả tư duy của mình một cách rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục.
4. Nguyên tắc dạy học Tập Làm Văn
Phải xuất phát từ chủ thể học sinh.
Phải là một quá trình từ thực hành rút ra lí thuyết để vận dụng ở mức độ cao.
Phải có hệ thống bài tập phong phú, đa dạng.
5. Quy trình dạy học Tập Làm Văn
- Bước 1: Tìm hiểu chung về thể loại văn.
+ Đây là bước mở đầu khi học bất cứ thể loại văn học nào, bao gồm các mẫu văn được chọn trong chương trình văn học lớp 6, 7,8, 9.
Bước 2: Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Tìm hiểu đề thông qua hệ thống đề văn cho trước.
+ Tìm ý là quá trình cụ thể hóa nội dung của đề, là tìm các luận điểm, luận cứ để hướng về luận đề chính.
Bước 3: Lập dàn ý
+ Dàn bài là nội dung chính của bài văn, là hệ thống các ý lớn, các khái niệm nhận xét và kết luận của người viết về vấn đề sẽ giải quyết.
+ Có 2 loại dàn bài: dàn bài đại cương và dàn bài chi tiết.
Bước 4: Dựng đoạn và liên kết đoạn văn
+ Sau khi có dàn ý bước tiếp theo là cho học sinh dựng đoạn văn từ các ý và liên kết đoạn với các phương pháp quy nạp, diễn dịch…
Bước 5: Tập miệng(văn nói)
+ Bước này giúp học sinh rèn luyện năng lực diễn đạt, trình bày một vấn đề bằng lời nói tại lớp.
Bước 6: Làm bài viết
+ Đây là bước cuối cùng của quá trình, rèn cho học sinh các thao tác và kĩ năng làm văn đến làm bài văn hoàn chỉnh
+ Có 2 hình thức làm bài văn viết là làm ở lớp và làm ở nhà
=> 6 thao tác này là những công đoạn thao tác được xắp xếp theo trình tự hợp lí. Vậy khi dạy phân môn này giáo viên cần tuân thủ chặt chẽ quy trình này để bài dạy đạt được kết quả tốt nhất
6. Phương pháp dạy học lý thuyết
Lý thuyết làm văn không phải là tất cả, là quyết định nhưng không thể không dạy lý thuyết. Việc dạy lý thuyết cung cấp lý thuyết cho học sinh, thông qua 2 phương pháp cụ thể là: diễn dịch và quy nạp.
- Phương pháp quy nạp
+ Nội dung: bất đầu từ việc phân tích các ví dụ, các mẫu văn rồi rút ra kiến thức thuộc nội dung lý thuyết.
+ Các thao tác cơ bản:
Chọn mẫu văn.
Tổ chức, hướng dẫn học sinh phân tích mẫu văn đó.
+ Ưu điểm:
Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tránh được sự áp đặt của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh văn bản.
Học sinh có thể vừa quan sát vừa tư duy.
Học sinh tiếp thu dễ dàng, tự nhiên, chủ động.
Phương pháp diễn dịch:
+ Nội dung: là đưa học sinh thẳng tứi khái niệm, giáo viên truyền thụ trực tiếp lí thuyết cho học sinh trước khi tiếp xúc với mẫu văn.
+ Các thao tác cơ bản:
Giáo viên cung cấp kiến thức lí thuyết làm văn
Minh họa khắc sâu lí thuyết bằng mẫu văn
+ Ưu điểm: tiết kiệm thời gian
7. Phương pháp dạy học thực hành
Thực hành làm văn phải trên cơ sở thông hiểu lý thuyết làm văn.
Thực hành làm văn phải trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn.
Thực hành làm văn phải hướng tới hình thành kĩ năng làm văn.
Thực hành làm văn phải được kiểm nghiệm, được đánh giá.
Nhóm 1
1. Vị trí
- Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của phân môn Văn và Tiếng Việt.
- Dạy Tập Làm Văn ở THCS là dạy cho học sinh nắm văn bản, biết xây dựng các loại văn bản thông thường.
- Rèn luyện cho học sinh những thao tác, những cách thức, nhưng bước đi trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Mục đích
- Giúp học sinh nắm được các thể loại trong chương trình Tập Làm Văn ở THCS: miêu tả, trần thuật, tường thuật….
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng, vận dụng sáng tạo, tổng hợp…
- Tham gia rèn luyện một số đức tính tốt như lòng nhân ái, tính trung thực.
3. Yêu cầu
a, Giáo dục: người giáo viên phải nắm được ưu thế của phân môn Tập Làm Văn để phát huy những khả năng của học sinh, qua đó có dịp uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc của học sinh.
b, Giáo dưỡng : bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để học sinh biết cách rung động trước các đẹp, hướng học sinh đến nhu cầu phát triển thẩm mĩ.
c, Kĩ năng: giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
d, Tư duy: giúp học sinh biết tích lũy vốn tri thức, biết huy động vốn tri thức, biết đặt ra vấn đề và giải quyết vấn đề, biết trình bày kết quả tư duy của mình một cách rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục.
4. Nguyên tắc dạy học Tập Làm Văn
Phải xuất phát từ chủ thể học sinh.
Phải là một quá trình từ thực hành rút ra lí thuyết để vận dụng ở mức độ cao.
Phải có hệ thống bài tập phong phú, đa dạng.
5. Quy trình dạy học Tập Làm Văn
- Bước 1: Tìm hiểu chung về thể loại văn.
+ Đây là bước mở đầu khi học bất cứ thể loại văn học nào, bao gồm các mẫu văn được chọn trong chương trình văn học lớp 6, 7,8, 9.
Bước 2: Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Tìm hiểu đề thông qua hệ thống đề văn cho trước.
+ Tìm ý là quá trình cụ thể hóa nội dung của đề, là tìm các luận điểm, luận cứ để hướng về luận đề chính.
Bước 3: Lập dàn ý
+ Dàn bài là nội dung chính của bài văn, là hệ thống các ý lớn, các khái niệm nhận xét và kết luận của người viết về vấn đề sẽ giải quyết.
+ Có 2 loại dàn bài: dàn bài đại cương và dàn bài chi tiết.
Bước 4: Dựng đoạn và liên kết đoạn văn
+ Sau khi có dàn ý bước tiếp theo là cho học sinh dựng đoạn văn từ các ý và liên kết đoạn với các phương pháp quy nạp, diễn dịch…
Bước 5: Tập miệng(văn nói)
+ Bước này giúp học sinh rèn luyện năng lực diễn đạt, trình bày một vấn đề bằng lời nói tại lớp.
Bước 6: Làm bài viết
+ Đây là bước cuối cùng của quá trình, rèn cho học sinh các thao tác và kĩ năng làm văn đến làm bài văn hoàn chỉnh
+ Có 2 hình thức làm bài văn viết là làm ở lớp và làm ở nhà
=> 6 thao tác này là những công đoạn thao tác được xắp xếp theo trình tự hợp lí. Vậy khi dạy phân môn này giáo viên cần tuân thủ chặt chẽ quy trình này để bài dạy đạt được kết quả tốt nhất
6. Phương pháp dạy học lý thuyết
Lý thuyết làm văn không phải là tất cả, là quyết định nhưng không thể không dạy lý thuyết. Việc dạy lý thuyết cung cấp lý thuyết cho học sinh, thông qua 2 phương pháp cụ thể là: diễn dịch và quy nạp.
- Phương pháp quy nạp
+ Nội dung: bất đầu từ việc phân tích các ví dụ, các mẫu văn rồi rút ra kiến thức thuộc nội dung lý thuyết.
+ Các thao tác cơ bản:
Chọn mẫu văn.
Tổ chức, hướng dẫn học sinh phân tích mẫu văn đó.
+ Ưu điểm:
Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tránh được sự áp đặt của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh văn bản.
Học sinh có thể vừa quan sát vừa tư duy.
Học sinh tiếp thu dễ dàng, tự nhiên, chủ động.
Phương pháp diễn dịch:
+ Nội dung: là đưa học sinh thẳng tứi khái niệm, giáo viên truyền thụ trực tiếp lí thuyết cho học sinh trước khi tiếp xúc với mẫu văn.
+ Các thao tác cơ bản:
Giáo viên cung cấp kiến thức lí thuyết làm văn
Minh họa khắc sâu lí thuyết bằng mẫu văn
+ Ưu điểm: tiết kiệm thời gian
7. Phương pháp dạy học thực hành
Thực hành làm văn phải trên cơ sở thông hiểu lý thuyết làm văn.
Thực hành làm văn phải trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn.
Thực hành làm văn phải hướng tới hình thành kĩ năng làm văn.
Thực hành làm văn phải được kiểm nghiệm, được đánh giá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)