Phuong phap day hoc tich cuc

Chia sẻ bởi Trần Tác | Ngày 21/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: phuong phap day hoc tich cuc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Phần I



Một số vấn đề chung về dạy học tích cực



Dự án Việt - Bỉ

Phong cách học
Phong cách dạy
Phong cách học tập
HOẠT ĐỘNG
Trải nghiệm
QUAN SÁT
Suy ngẫm về các hoạt động đã thực hiện
ÁP DỤNG
Hoạt động có hỗ trợ
PHÂN TÍCH
Suy nghĩ

Nguyên nhân những khác biệt trong hiệu quả học tập

Hành vi Chăm chỉ

Năng lực Có năng lực


Niềm tin Có động cơ

Bản sắc Có cảm giác kết nối

Tác động tới tâm can, bản thể
Học sinh
Học tích cực
HS có thể làm được gì?
HS tích cực như thế nào?
Các động từ tích cực dành cho HS
Tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm…
So sánh, phân tích, kiểm tra
Thực hành, xây dựng…
Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn…
Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc…
Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ…
Tính toán…
Học sinh
Học độc lập
HS có được tạo điều kiện để sáng tạo không?
HS có thể hoạt động độc lập tách khỏi GV không?
HS có được đưa ra những giải pháp của mình không?
HS có thể xây dựng con đường/quá trình học tập cho mình không?
Học sinh
Học độc lập
HS có thể tự học?
HS có thể lựa chọn các chủ đề, bài tập/nhiệm vụ khác nhau không?
HS có thể tự đánh giá không?
HS có được tự chủ không?
Các phong cách dạy
Kích thích tính chủ động làm chủ
Kích thích khả năng quan sát
Kích thích năng
lực áp dụng
Kích thích nhạy cảm
phân tích và suy ngẫm

Vai trò của người giáo viên
Tạo môi trường học tập phong phú
Hướng dẫn
Kèm cặp/hướng dẫn
Phản hồi
Tạo đà thúc đẩy
Điều chỉnh nếu cần thiết


Để kích hoạt quá trình học tập

Mục tiêu & nội dung
Giáo viên
học sinh/người học
Môi trường
Tương tác
Phương pháp
Vai trò của GV trong việc tổ chức lớp học
Có nhiều hình thức tổ chức lớp học
Tất cả HS nhận được cùng bài tập/nhiệm vụ giống nhau
Ở cùng thời điểm nhưng có nhiều bài tập khác nhau
Theo vòng tròn
Mở

Có nhiều hình thức tạo nhóm cho những bài tập khác nhau
Cá nhân
Theo cặp
Theo nhóm
Hệ thống sửa lỗi
Tự sửa
Sửa cho bạn
Bàn hỗ trợ
Tổ chức một hệ thống để hỗ trợ
HS dạy kèm cho bạn

Kết luận về vai trò của GV
Kết quả nghiên cứu cho thấy GV là yếu tố quan trọng trong chất lượng giáo dục
Nhận thức được việc ‘tiên đoán theo cảm tính’
(Trách nhiệm và lương tâm của người thầy – Có cảm nhận sư phạm)
Có thái độ tích cực đối với HS
Nhạy cảm
Giáo dục theo khả năng/năng khiếu của HS
Cần đáp ứng sự đa dạng theo phương pháp mới
Hiểu biết về các phương pháp này
Khả năng áp dụng các phương pháp này
Luôn có thái độ coi trọng sự khác biệt

Học sâu
Chúng ta nhớ được chừng nào ?
Những điều ta nghe

Những gì ta đọc

Những gì ta áp dụng

Từ các buổi trình bày, trình diễn
Từ các hoạt động thảo luận

Từ hành động và giải thích cho người khác
5 %
10 %
20 %
30 %
50 %
85%
Tại sao phải áp dụng D&HTC ?
Lợi ích của việc áp dụng D&HTC
Học có hiệu quả hơn – bài học sinh động hơn
Quan hệ với HS tốt hơn
Hoạt động học tập phong phú hơn; HS hoạt động nhiều hơn
GV có nhiều cơ hội giúp đỡ HS hơn
Phát triển tính độc lập, sáng tạo của HS
...
Điều kiện

Cảm giác thoải mái
Tham gia tích cực





Cảm giác thoải mái

Cảm giác tự tin
Cảm giác vừa sức
Cảm thấy dễ chịu
Cảm giác được tôn trọng


Sự tham gia tích cực và cảm giác thoải mái là những điều kiện cơ bản của học tập




Sự tham gia tích cực của học sinh:
Không khí và mối quan hệ
Phù hợp với khả năng
Nhiệm vụ có liên hệ chặt chẽ với thực tế
Cơ hội để hoạt động tích cực
Phạm vi để tự do đóng góp, thể hiện sáng kiến





Tham gia tích cực
Hoạt động trí tuệ tích cực, tập trung vào vấn đề
Môn học/bài học có liên quan tới những mối quan tâm của bản thân
Những điều xảy ra có ý nghĩa
Bạn muốn hành động
Bạn quên cả thời gian

Học sâu
Học sâu hướng tới thay đổi con người, mở rộng cách mà bạn:
Nhìn nhận
Cảm thấy
Suy ngẫm
Xét đoán
Làm việc với người khác
Hành động



5 yếu tố thúc đẩy
dạy và học tích cực
5 yếu tố
Không khí và các mối quan hệ trong nhóm
Sự phù hợp với mức độ phát triển
Sự gần gũi với thực tế
Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
Phạm vi tự do sáng tạo
1. Không khí và các mối quan hệ trong nhóm

Xây dựng môi trường lớp học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học…)

Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần

Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực


Tạo cơ hội để HS giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh nghiệm,.. và hợp tác trong các hoạt động tổ chức và học tập

Tạo ra môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiền nhiễu

Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, hài hước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

2. Sự phù hợp với trình độ phát triển
Tính tới sự phân hoá về nhịp độ học tập giữa các đối tượng HS khác nhau
Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của HS
Trình bày sáng rõ về những mong đợi của thày ở trò (nhất trí thoả thuận)
Đưa ra các yêu cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa

Khuyến khích HS giúp đỡ lẫn nhau

Quan sát HS học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em

Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu HS động não và hỗ trợ từng em

Tạo điều kiện trao đổi về nhiệm vụ với HS (vòng tròn đánh giá)
3. Sự gần gũi với thực tế
Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của HS với thế giới thực tại xung quanh
Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực
Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để “mang” HS lại gần đời sống thực tế

Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với HS là những nhiệm vụ vận dụng môn học

Khai thác những đề tài vượt lên trên những giới hạn của các môn học riêng rẽ

4. Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi
Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực
Tích hợp các hoạt động học mà chơi/các trò chơi giáo dục
Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập

Tăng cường các trải nghiệm thành công
Tăng cường sự tham gia tích cực
Đảm bảo hỗ trợ đúng mức (HS hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ từ GV)
Đảm bảo đủ thời gian thực hành

Mọi người đều sẽ được
thày hỗ trợ đúng mức
Mối quan hệ giữa các mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS
5. Phạm vi tự do sáng tạo
1. HS có thường xuyên được lựa chọn hoạt động hay không?
2. HS có được lên kế hoạch/đánh giá bài học, thực hiện nhiệm vụ và hoạt động hay không?
3. Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất định, HS có được tự do xác định quá trình thực hiện và xác định sản phẩm hay không?
4. HS có được giao nhiệm vụ trên cơ sở thực tiễn của nhà trường và thực tế của nhóm hay không?
Động viên khuyến khích HS tự giải quyết vấn đề

Đặt các câu hỏi mở, yêu cầu tự luận- thay vì các câu hỏi đóng mang tính nhắc lại (cho phép HS đào sâu suy nghĩ sáng tạo).

Tạo điều kiện và cơ hội để HS tham gia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tác
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)