Phuong phap day hoc tich cuc

Chia sẻ bởi Lâm Hồng Dũng | Ngày 11/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: phuong phap day hoc tich cuc thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐỘNG
TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP NĂM
Thảo luận:
Trao đổi những kinh nghiệm thực hiện phương pháp chủ động có hiệu quả trong giảng dạy TV và đề xuất những nội dung mong muốn được giới thiệu trong hội thảo.
NỘI DUNG
Các PP hỗ trợ dạy phân môn LT & C.
Các PP hỗ trợ dạy đọc hiểu của HS.
Các PP hỗ trợ học sinh viết văn Miêu tả, Văn kể chuyện, viết văn đối thoại, Tranh luận & các thể lọai khác.
Việc đánh giá bài viết của HS theo phương pháp tích cực.
PHẦN 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THẺ TỪ VÀ THẺ Ý NGHĨA SỬ DỤNG VỚI BẢNG CÀI
Mục tiêu:
- Giới thiệu hay củng cố các từ mới, các từ khó sau mỗi bài đọc trong SGK.
GIỚI THIỆU CÁC TỪ MỚI
Cách thực hiện:
GV gắn các thẻ từ vào bảng cài.
GV yêu cầu HS cùng đọc các thẻ từ với mình.
HS xung phong lần lượt đọc lại.
GV gắn các thẻ ý nghĩa và HS cùng đọc các thẻ này.
GV yêu cầu HS lần lượt gắn các thẻ ý nghĩa cạnh các thẻ từ trên bảng cài cho phù hợp.
CỦNG CỐ CÁC TỪ MỚI
Cách thực hiện:
GV thay đổi vị trí một vài thẻ từ hay thẻ ý nghĩa trên bảng cài.
GV yêu cầu HS nhận xét và xung phong lần lượt đặt lại các thẻ từ và thẻ ý nghĩa sao cho phù hợp.
CHƠI TẬP TRUNG
(Hoạt động nhóm)
Mục tiêu : Phát triển và củng cố kiến thức về từ trái nghĩa qua việc ghép các thẻ từ sao cho phù hợp.
�Hoạt động vận dụng cho loại bài :
"Từ trái nghĩa "

LƯU Ý KHI THỰC HIỆN

Dành thời gian ít phút cho HS đọc các thẻ từ.
Tất cả HS trong nhóm đều phải đọc được cặp thẻ khi chúng được lật lên.
Nếu hai thẻ không phù hợp, người chơi đặt hai thẻ này vào chỗ cũ.
BỘ THẺ CÁC DẤU CÂU
Nhận biết
Có giá trị về mặt y �nghĩa
như các chữ cái và từ.
Cách sử dụng
Để làm rõ các ý tưởng
của mình qua một câu
một đoạn văn hay
một bài viết.
TẬP SÁCH ĐỐ " TỪ TRÁI NGHĨA TRONG THƠ CA"
Mục tiêu:
- Giúp HS nâng cao vốn từ trái nghĩa (trong ca dao và tục ngữ).
CÁCH SỬ DỤNG TẬP SÁCH
- Mỗi trang là hai câu ca dao.
- Một câu có một từ được khoanh tròn còn câu kia có một từ được được che lại bằng một mảnh giấy.
- HS tìm từ trái nghĩa của từ được khoanh tròn - Nhận xét - GV lật thẻ lên để cả lớp kiểm tra.
- Cả lớp cùng đọc lại hai câu ca dao có đủ các từ.
TỪ ĐIỂN TỪ NHIỀU NGHĨA
Mục tiêu :
*Phát triển kiến thức và nâng cao vốn từ ngữ.
*Tác dụng như một sưu tập từ.
*Phát triển kĩ năng sử dụng tự điển.
CÁCH SỬ DỤNG TỰ ĐIỂN
VIẾT THÊM TỪ MỚI VÀO TỰ ĐIỂN
Tìm và viết ra các từ mới có trong bài đọc.Cả lớp thảo luận về ý nghĩa của các từ và chọn ra từ có nhiều nghĩa.
Gợi ý cho HS cách viết các từ này vào tự điển bằng cách sử dụng các câu hỏi:
Chúng ta sẽ viết các từ này vào trang nào?
Hãy xem chúng ta có cần phải viết thêm ví dụ, định nghĩa hay từ loại của từ này ?
CÁCH SỬ DỤNG TỰ ĐIỂN
VIẾT THÊM TỪ MỚI VÀO TỰ ĐIỂN
GV và HS tìm nghĩa của các từ mới trong từ điển giải nghĩa.
Cả lớp thảo luận các từ nhiều nghĩa để xếp đặt các nghĩa trong tự điển sau cho phù hợp (nghĩa nào được sử dụng nhiều nhất thường được viết đầu tiên)
BẢNG PHÂN LOẠI TỪ TRONG BÀI MRVT : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Mục tiêu:
- Giúp HS phân biệt hành động bảo vệ môi trường với hành động phá hại môi trường.
PHÂN BIỆT TỪ THỂ HIỆN SỰ SO SÁNH VỚI TỪ THỂ HIỆN SỰ NHÂN HÓA.
Mục tiêu:
- Giúp HS phân biệt từ thể hiện sự so sánh với từ thể hiện sự nhân hóa.
CÁCH THỰC HIỆN
GV và cả lớp đọc bài đọc lớn " Bầu trời mùa thu" được gắn trên bảng.
HS xung phong gạch dưới các từ ngữ thể hiện sự so sánh - Lớp nhận xét - HS viết các từ ngữ trên bảng (vào cột phù hợp).
Tương tự thực hiện gạch dưới các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa .
HS đọc lại bảng từ sau khi hoàn tất.
TRÒ CHƠI CÂU CÁ :
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu:
- Giúp HS phát triển và củng cố từ ngữ về một chủ đề cụ thể.
CÁCH THỰC HIỆN
Thực hiện một Mạng ý nghĩa về "Hành động bảo vệ môi trường" trên bảng lớp
Mỗi nhóm nhận một bộ cá, cần câu và chậu cá.
HS đọc các thẻ từ trên mình cá.
HS xáo đều và đặt úp lưng có gắn các thẻ của cá trên bàn.
HS trong nhóm lần lượt câu cá .
PHÂN BIỆT TỪ LOẠI
* Mục tiêu:
- Giúp HS phát triển và củng cố kiến thức về từ lọai.
- Giúp HS nhận thức mối quan hệ của từ loại trong câu.
PHÂN BIỆT TỪ LOẠI
* Cách thực hiện:
- Viết đoạn văn trên bảng và yêu cầu cả lớp cùng đọc.
- Phát mỗi nhóm 3 hình túi có tên Động từ - Tính từ - Danh từ.
- HS thảo luận tìm từ viết trên mỗi hình.
- Các nhóm trình bày - Lớp nhận xét.
VIẾT CÂU GHÉP
* Mục tiêu:
- Giúp HS phát triển và củng cố ki nang vi?t câu ghép với các cặp quan hệ từ.
- Phát triển kĩ năng viết của HS qua việc sử dụng tranh/ảnh minh họa.
Cách thực hiện:
GV phát hình/tranh ảnh cho các nhóm. HS xung phong trình bày các suy nghĩ của mình.
HS thảo luận và viết câu ghép về hình/tranh ảnh có sử dụng cặp quan hệ trên tờ giấy lớn.
Các nhóm đọc lại và sửa các câu.
Các nhóm trình bày cho cả lớp đọc và nhận xét.
GHÉP CÂU CA DAO
* Mục tiêu:
- Giúp HS phát triển và củng cố kiến thức về tục ngữ, thành ngữ, ca dao.
- Giúp HS nhận thức mối quan hệ của các vế câu trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao.
Cách thực hiện:
Trong nhóm, HS đặt các mảnh ngửa trên bàn, xáo đều và xếp thành hai dãy.
Từng em trong nhóm lần lượt chọn hai mảnh từ sao cho hai mảnh này thành một câu ca dao có nội dung phù hợp.
HS dán các thẻ câu ca dao trên tờ giấy lớn và trình bày trên tường.
PHẦN 2
VẬN DỤNG CÂU HỎI BLOOM HỖ TRỢ CHO VIỆC ĐỌC HIỂU
PHẦN 3
CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KĨ NĂNG ĐỌC, NÓI
TẬP SÁCH LỚN
(Bài đọc " Người công dân số một"
Thực hiện cho nhóm hay cả lớp)
Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng đọc diễn cảm thể hiện tính cách nhân vật.
- Giúp HS phát triển kĩ năng đọc và viết lời thoai cho nhân vật.
- Giúp HS trở nên tích cực và sôi nổi.
TẬP SÁCH LỚN
( Thực hiện cho nhóm hay cả lớp)
- Bài đọc bao gồm các lời thoại giữa các nhân vật (trình bày trong từng bong bóng cho từng nhân vật).
- Trình tự xuất hiện của mỗi nhân vật được ghi chú bằng số.
SẮM VAI
Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng nói qua việc dùng ngôn ngữ của chính mình.
- Tạo cho việc phân vai và đọc diễn cảm trong các tiết Tập đọc trở nên sinh động và lý thú.
- Nâng kĩ năng đọc hiểu của HS.
SẮM VAI
BƯỚC 1 : Thảo luận theo nhóm
*Trình tự xuất hiện của các nhân vật, nơi chốn xuất hiện và mối quan hệ giữa các nhân vật.
* Điều gì xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện.
* Lời thoại và hành động phù hợp với từng nhân vật.
SẮM VAI
BƯỚC 2 : Mỗi nhóm nhận một bộ mặt nạ và phân công các vai gồm cả người dẫn chuyện.

BƯỚC 3 : Mỗi nhóm tập vai các nhân vật dựa theo nội dung thảo luận của nhóm.

BƯỚC 4 : Mỗi nhóm xung phong trình bày.
Cả lớp xem và đánh giá (đầy đủ các sự kiện và theo đúng trình tự không ? ..)
ĐIỀU GÌ XẢY RA TIẾP THEO
Mục đích: Phát huy khả năng phỏng đoán về nội dung của câu chuyện.
Thời gian: 15phút
Ngữ liệu : những câu chuyện cổ tích
Tiêu chí đánh giá: HS có khả năng phỏng đoán điều gì xảy ra dựa trên tựa đề và diễn tiến của câu chuyện.
BỘ THẺ ĐỌC
* Mục đích :
Cung cấp cho HS tài liệu đọc về các nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
* Phạm vi sử dụng :
Trong các tiết ôn tập hoặc trong phần củng cố của giờ tập đọc.
PHẦN 4
CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ HỌC SINH VIẾT VĂN
QUY TRÌNH VIẾT VĂN
Trước khi viết
Viết nháp
Hội ý
Đọc sửa
Đánh giá, viết lại
Trình bày cho người khác đoc
LƯU Ý KHI VẬN DỤNG QUY TRÌNH VIẾT VĂN
1. Dành cho học sinh :
Mạng từ ? Đặt câu ? Viết đoạn ? Viết bài.
2. Dành cho giáo viên :
Ngữ liệu ? Nhận diện đặc điểm thể loại, kiểu văn ? Rút ra cách thực hiện.
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ KỸ NĂNG VIẾT
1. Tranh ảnh
2. Vật thật
3. Mô hình
4. Chiếc hộp bí mật.
5. Giới thiệu các bài văn hay.
THỰC HÀNH
Viết câu mở đoạn.
Viết câu phát triển đoạn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Hồng Dũng
Dung lượng: 2,59MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)