Phương pháp dạy học theo các cụm bàiii

Chia sẻ bởi Phạm Thị Phương | Ngày 21/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: phương pháp dạy học theo các cụm bàiii thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CÁC CỤM BÀI CỤ THỂ
Nhóm 1
I. Văn bản văn học dân gian
1. Văn bản tự sự
- Cổ tích
- Thần thoại
- Truyền thuyết
2. Văn bản trữ tình
- Ca dao
- Vè
- Câu đố
II. Văn bản văn học trung đại
1. Tự sự trung đại
2. Trữ tình trung đại
III. Văn bản văn học hiện đại
1. Tự sự hiện đại
2. Trữ tình hiện đại
IV. Cụm văn bản văn học địa phương
V. Văn bản nhật dụng

I. Văn bản văn học dân gian
1. Văn bản tự sự: - Khái niệm: là loại tác phẩm văn chương dùng lời kể để diễn tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan nhằm dựng lại một dòng đời qua những sự việc, những biến cố, những con người. Qua đó bày tỏ cách hiểu, một thái độ nhất định. Bao gồm thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…
Tác phẩm tự sự giúp ta quan sát thế giới khách quan trong toàn bộ biểu hiện của nó trong toàn cảnh cũng như trong chi tiết. Ở cấp THCS các tác phẩm thường đơn giản: sự việc, biến cố, việc làm của nhân vật…giúp ta dễ thoi dõi và cảm nhận tác phẩm.

- Đặc trưng: Khi dạy học văn bản tự sự chúng ta cần quan tâm đặc trưng thi pháp và phương thức tiếp cận của tác phẩm đó là:
+ Tính diễn xướng: tác phẩm tự sự dân gian là một nghệ thuật tổng hợp vừa là nghệ thuật có tính diễn xướng.
VD: Truyện cổ tích “Tấm Cám” người ta có thể nói, kể lại chuyện, có thể ca chèo, diễn xướng.
+ Tính truyền miệng và tính diễn xướng: là 2 thuộc tính khác nhau của tác phẩm tự sự dân gian nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau.
+ Tính tập thể: do nhân dân sáng tác nhằm thể hiện một quan niệm, một cái nhìn về cuộc sống, về ước mơ mong muốn một xã hội công bằng.
Khi dạy một tác phẩm tự sự cụ thể ta cần chú ý đến những nét đặc trưng riêng của từng thể loại.
Với những truyện truyền thuyết, cổ tích ta hướng cho học sinh đến những yếu tố siêu nhiên thần kì, những sự việc kì lạ, những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.
VD: Truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” Ngữ văn 6- tập 1 có bao nhiêu điều lạ: Lê Thận được lưỡi gươm ở dưới nước, Lê Lợi được chuôi gươm ở trên rừng mà chắp lại rất khớp, lưỡi gươm sáng kì lạ, chuôi gươm có chữ “Thuận Thiên”…
VD: Truyện cổ tích “Cây bút thần”trong giấc ngủ Mã Lương mơ thấy thần hiện lên cho em một cây bút vàng sáng lấp lánh…
- Định hướng phương pháp giảng dạy:
+ Đọc – kể tóm tắt tác phẩm.
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện.
+ Hướng dẫn học sinh tim hiểu nhân vật, lời kể của tác giả.
-> Rút ra ý nghĩa, bài học.
+ Phác thảo diện mạo về măt lý thuyết của kiểu bài tự sự.
+ Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.






2. Trữ tình dân gian
- Khái niệm: là những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian qua các thể loại chủ yếu như ca dao, vè, câu đố.
- Đặc trưng:
+ Tác phẩm trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan con người.
+ Tác phẩm trữ tình phản ánh thế giớế khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan.
+ Tình cảm điển hình t rong tác phẩm trữ tình mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ.
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm gắn liền với nội dung tác phẩm, là đối tượnơg đẻ nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ…
+ Lời văn trong tác phẩm trữ tình: là lời của chủ thể trữ tình


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)