Phương pháp dạy học tập làm văn - bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ

Chia sẻ bởi Khúc Minh Đức | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: phương pháp dạy học tập làm văn - bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
Mục đích, yêu cầu của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ
- Kĩ năng:
+ Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
+ Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Thái độ:
Nâng cao ý thức trau dồi kĩ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.
II. Chuẩn bị
1.Phương pháp : Phân tích mẫu , thực hành ...
2. Phương tiện :
- GV: SGK, SGV, bài soạn, tài liệu tham khảo
- HS: Vở soạn, sgk,
3.Hình thức dạy học : Nhóm , hoạt động cá nhân.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1 – 12 – 2003” Câu hỏi:
- Bức thông điệp nêu lên vấn đề gì?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC


Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ , đoạn thơ .

Giáo viên cho học sinh tìm hiểu mẫu do mình chuẩn bị : Phân tích bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh .

Hỏi : Trong bài văn tác giả đã trình bày những gì ?
( Tác giả đã trình bày về hoàn cảnh ra đời , xuất xứ , tìm hiểu từ ngữ , hình ảnh , âm thanh , nhịp điệu , cấu tứ ,... của bài thơ . Qua đó giúp người đọc thấy giá trị về nội dung và nghệ thuật từ đó hiểu thêm về tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh . )

Hỏi : Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ?







- Em có nhận xét gì về đối tượng nghị luận về thơ? Xuất phát từ điều này, chúng ta cần phải thao tác như thế nào khi nghị luận?

-Văn bản có mấy phần ? Nội dung từng phần ?
( 3 phần : mở bài , thân bài , kết bài .
* Mở bài : tác giả trình bày xuất xứ , hoàn cảnh ra đời của bài thơ .
* Thân bài : tác giả phân tích từng câu thơ để người đọc thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
* Kết bài : tác giả đánh giá chung về bài thơ .









Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu và lập dàn ý cho 2 đề bài trong SGK .


- Khi tìm hiểu đề, ta cần xác định những vấn đề gì?
+Hoàn cảnh ra đời .
+ Yêu cầu đề bài và định hướng giải quyết .




- Vấn đề cần giải quyết, làm rõ trong bài viết là gì?

+ Từ phân tích vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh Việt Bắc thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, vẻ đẹp của thơ ca Hồ Chí Minh.
+ Từ vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, của cuộc kháng chiến để thấy được vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam – sự tất thắng của cuộc kháng chiến.

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

+ Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc.
+ Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của nhân dân ta.









- Phần mở bài ta cần giới thiệu những gì?


- Giới thiệu bài thơ (hoàn cảnh sáng tác)
- Nhận định chung về bài thơ (Định hướng giải quyết)

- Phần thân bài ta cần làm rõ điều gì trước tiên?
- Phân tích, chứng minh vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc:

- Vẻ đẹp của núi rừng trong đêm trăng khuya được miêu tả qua những thủ pháp nghệ thuật nào? Gợi lên những điều gì?
+ Thủ pháp so sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
( tiếng suối cộng hưởng với tiếng người, tiếng đời tươi trẻ, vang vọng tràn đầy niềm tin

- Hình ảnh nổi bật nhất trong bào thơ là hình ảnh gì?

+ Hình ảnh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
( Điệp từ lồng : tạo nên hình ảnh huyền ảo, lung linh, thơ mộng
=> Cảnh vật mang vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng ( tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khúc Minh Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)