Phuong phap day hoc ngu phap

Chia sẻ bởi Lộc Minh Thu | Ngày 21/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: phuong phap day hoc ngu phap thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TỔ 4 KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN!
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ PHÁP
I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
a, Vị trí.
Từ xưa tới nay, ở trường phổ thông trung học cơ sở ( trước đây gọi là trường phổ thông cấp II), phân môn ngữ pháp được dạy ở tất cả các lớp và được xác định là trọng tâm của môn Tiếng Việt.
b, Vai trò.
Phân môn ngữ pháp được coi trọng như thế là vì hai lẽ sau đây:
Ngữ pháp là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh.

I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
a, Vị trí.
b, Vai trò.
Ngữ pháp là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh.
+ muốn giao tiếp được với nhau con người phải kết hợp các từ theo quy tắc ngữ pháp thành ngữ, câu, các đơn vị trên câu.
+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh trong giao tiếp không thể hoàn thiện được nếu như không nắm vững các quy tăc ngữ pháp.
+ trong nhà trường, “ Giảng văn” là tiếp nhận văn bản, “tập làm văn” là tổng hợp sản sinh văn bản.
+ Đối với việc học tập môn tập làm văn”, phân môn ngữ pháp cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về dùng từ, đặt câu, dựng đoạn… để học sinh hình thành và củng cố kĩ năng làm văn.
I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
a, Vị trí.
b, Vai trò.
Ngữ pháp khơi dậy, phát triển, củng cố khả năng tư duy, óc sáng tạo cho học sinh.
+ Tính khái quát cao độ của ngữ pháp giúp cho học sinh có thể học một biết mười. Từ một quy tắc ngữ pháp học sinh có thể sáng tạo ra hàng loạt những câu cụ thể để biểu đạt ý tưởng.
+ Sự phân tích cú pháp và ngữ pháp văn bản chính là sự phân tích kết cấu logic – ngữ nghĩa của lời nói. Đó là sự rèn luyện trực tiếp năng lực tư duy.
I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
a, Vị trí.
b, Vai trò.
 Bởi những lẽ trên, môn ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho học sinh. Nó là trung tâm của môn Tiếng Việt.
I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
a, Vị trí.
b, Vai trò.
c, Nhiệm vụ.
Cung cấp cho học sinh một cách có hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết vừa sức về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đó một cách chủ động , sáng tạo hứng thú vào việc nói viết chuẩn mực, mạch lạc chặt chẽ.
Khơi dậy, phát triển, củng cố khả năng tư duy , óc sáng tạo cho học sinh.
Bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu thẩm mĩ, lòng tự hào, yêu quý, tôn trọng tiếng mẹ đẻ.
I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
a, Vị trí.
b, Vai trò.
c, nhiệm vụ.
2, Nội dung của dạy học ngữ pháp.
2.1, Dạy học tri thức về ngư pháp.
a, Tri thức về ngữ pháp và kiểu bài “lí thuyết ngữ pháp”
a, Tri thức về ngữ pháp và kiểu bài “lí thuyết ngữ pháp”
Tri thức về ngữ pháp.
+ Tri thức về ngữ pháp bao gồm tri thức về cấu tạo từ, từ loại, cụm từ, câu và các đơn vị ngữ pháp trên câu. Đó là những vấn đề lí luận ( lí thuyết) về cấu tạo từ, từ loại, cụm từ, câu và các đơn vị trên câu.
+ Trong chương trình Tiếng Việt ở trường trung học cơ sở, những tri thức về cấu tạo từ gắn liền với các đơn vị từ vựng nên được xếp vào phân môn từ ngữ, không xếp vào phân môn ngữ pháp.
+ Trong sách giáo khoa Tiếng Việt dùng cho học sinh trung học cơ sở, những tri thức về ngữ pháp cần dậy cho học sinh được cụ thể hóa thành một kiếu bài.
a, Tri thức về ngữ pháp và kiểu bài “lí thuyết ngữ pháp”
Tri thức về ngữ pháp.
về kiểu bài lí thuyết trong sách giáo khoa lớp 6,7,8,9.



Nhận xét:
I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
2, Nội dung của dạy học ngữ pháp.
2.1, Dạy học tri thức về ngư pháp.
2.2, Rèn luyện năng lực ngữ pháp.
Dạy ngữ pháp ở bậc trung học cơ sở phải làm cho học sinh nắm vững bản chất của các từ loại, hệ thống các quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt.
Dạy ngữ pháp ở trường trung học cơ sở phải coi trọng thực hành luyện tập.
+ Dạy lí thuyết nhằm mục đích thực hành chứ không phải đào tạo nhà Việt ngữ học
+ Rút ngắn thời gian giành cho bước hình thành khái niệm ngữ pháp, tăng thời gian cho thực hành vận dụng khái niệm ngữ pháp vào một tình huống nói năng cụ thể.
+ Việc thực hành luyện tập phải được quán triệt ở tất cả các kiểu bài chứ không chỉ ở kiểu bài luyện tập. Thực hành.
+ Khi thực hành luyện tập thì coi trọng hơn việc thực hành ứng dụng các quy tắc ngữ pháp vào việc sản sinh câu, đoạn văn, văn bản.
- Dạy ngữ pháp ở bậc trung học cơ sở phải làm cho học sinh nắm vững bản chất của các từ loại, hệ thống các quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt.
- Dạy ngữ pháp ở trường trung học cơ sở phải coi trọng thực hành luyện tập.
Dạy ngữ pháp ở trường trung học cơ sở phải chú ý đến việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
+ Khi dạy học ngữ pháp cần làm cho học sinh thấy được : Tiếng Việt có hệ thống từ loại rõ ràng, quy tắc cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, cấu tạo văn bản,… chặt chẽ.
+ tiếng Việt phản ánh tâm hồn, tình cảm, tri tuệ của người Việt cho nên tiếng Việt có tác dụng làm cho học sinh hiểu được, học được, cái đẹp, cái giàu 7 trong tâm hồn tình cảm của con người Việt.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, có tổ chức. Có kỉ luật là đức tính quý báu cần có ở học sinh.
+ Chịu khó tìm tòi suy nghĩ, sáng tạo thì đó là một trong những biện pháp thực hiện nội dung giáo dục tư tưởng trong giờ học ngữ pháp.
Dạy ngữ pháp cần làm sáng tỏ tác dụng của chức năng thẩm mĩ tiếng nói dân tộc đối với học sinh.
+ Khi dạy ngữ pháp cần chọn những câu văn câu thơ, đoạn văn đoạn thơ đạt đến trình độ cao về nghệ thuật làm ví dụ cho học sinh phân tích để qua đó hình thành những khái niệm ngữ pháp đồng thời cũng bồi dưỡng cho các em khả năng cảm thụ cái đẹp cái hay của ngôn ngữ nghệ thuật từ đó mà rèn luyện cho các em thói quen dùng chữ, lời đẹp, nhẹ nhàng, lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
Dạy học ngữ pháp ở trường trung học cơ sở phải chú ý rèn luyện tư duy cho học sinh.
+ Việc phát triển tư duy của học sinh chủ yếu được thực hiện ở hai bước: bước phân tích thực tế ngôn ngữ cụ thể để nắm chắc các quy tắc ngữ pháp và bước vận dụng quy tắc ngữ pháp, chuyển quy tắc ngữ pháp thành kĩ năng kĩ xảo.
I- VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN NGỮ PHÁP.
1, Vị trí, vai trò.
2, Nội dung của dạy học ngữ pháp
3, Tổ chức dạy học ngữ pháp.
3.1, Dạy kiểu bài lí thuyết ngữ pháp.
3, Tổ chức dạy học ngữ pháp.
3.1, Dạy kiểu bài lí thuyết ngữ pháp.
Dựa vào lí luận dạy học hiện đại, dựa vào những quan điểm chỉ đạo việc dạy - Học tiếng việt ở trường trung học cơ sở trong Cải Cách giáo dục dự vào mục đích, nội dung, cấu trúc của bài lí thuyết, dựa vào đặc điểm của học sinh trung học cơ sở ở Việt Nam, quy trình dạy kiểu bài lí thuyết gồm 4 bước:
Bước 1: ổn định tổ chức lớp.
Bước 2: giới thiệu bài mới.
Bước 3: dạy bài mới.
Bước 4: củng cố dặn dò
* Chú ý: Mỗi bước đều có nhiều công đoạn
* Bước một: ổn định tổ chức lớp.
- Mục đích: tạo tâm thế cho người học, có thể là kiểm tra bài cũ hoặc là sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
- Ý nghĩa sư phạm của việc kiểm tra bài cũ.
+ Là cơ sở, nền tảng của sự điều khiển tối ưu quá trình dạy học. Bởi vì nó giúp thầy giáo biết được kết quả lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học của mình đồng thời nó giúp cho học sinh biết được kết quả học tập của mình từ đó mà điều chỉnh việc tiếp thu nội dung học tập, phương pháp học tập… làm cho mục đích học tập được tốt nhất.
- Nội dung kiểm ta bài cũ.
- Mỗi bài học thường gồm hai phần: phần lí thuyết và phần thực hành vì vậy nội dung kiểm tra bài cũ thường là:
+ Kiểm tra trình độ lĩnh hội lí thuyết.
+ kiểm tra trình độ thực hành.
Trình độ thực hành có hai mức:
+ Mức 1: Vận dụng tri thức lí thuyết vào một tình huống quen thuộc.
+ Mức hai: Vận dụng tri thức lí thuyết vào tình huống mới.

* Bước một: ổn định tổ chức lớp.
Nội dung kiểm ta bài cũ.
Hình thức kiểm tra.
Có nhiều hình thức thức kiểm tra đã được áp dụng trong thực tế dạy học ở trường trung học cơ sở những hình thức hay được dùng là:

+ Kiểm tra miệng.
+ Kiểm tra viết.
+ Xem vở bài tập.
+ Học sinh tự đánh giá.

Trong những hình thức trên thì hình thức thứ 4 ít được chú ý hơn. Nhưng lại là hình thức không kém phần quan trọng và lí thú. Bởi vì trong qus trình dạy – học học sinh cũng là một chủ thể.
* Bước một: ổn định tổ chức lớp.
- Nội dung kiểm ta bài cũ.
Hình thức kiểm tra.
Quy trình kiểm tra đánh giá;
+ Quy trình kiểm tra bài cũ ở trường trung học cơ sở từ xưa đến nay thường là: kiểm tra trình độ lĩnh hội lí thuyeetsb rồi mới kiểm tra thực hành. Việc đánh giá kết qur học tập của học sinh nghiêng về trình độ lĩnh hội lí thuyết

3, Tổ chức dạy học ngữ pháp.
3.1, Dạy kiểu bài lí thuyết ngữ pháp

Bước một: ổn định tổ chức lớp.
Bước hai: giới thiệu bài mới.
Có thể giới thiệu theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp ( dùng phương pháp thông, giải thích để giới thiệu bài mới)
Cần căn cứ vào các đơn vị kiến thức đã có của học sinh khi tiến hành giới thiệu bài mới.
Bước 3: Dạy bài mới.
Mục đích: nhằm hình thành khái niệm, quy tắc ngữ pháp cho học sinh “ thầy thiết kế và trò thi công”
3.1: Hình thành khái niệm quy tắc ngữ pháp.
Chọn ngữ liệu có chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần học để giới thiệu cho học sinh ( giới thiệu bằng bảng phụ, máy chiếu, đọc sách giáo khoa).
Thời lượng: từ 15 đến 20 phút.
Cách thức thực hiện: giáo viên chọn các ngữ liệu, thao tác chọn ngữ liệu cần chú ý:
+ Phải chứa các hiện tượng ngôn ngữ cần tìm, mẫu phải đảm bảo tính ngắn gọn, có tần số sử dụng cao, đảm bảo tính thẩm mĩ giáo dục.
Học sinh quan sát ngữ liệu:
+ Học sinh phân tích ngữ liệu qua hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng do giáo viên đưa ra.
+ Học sinh hoặc giáo viên gọi tên các hiện tượng ngôn ngữ vừa phân tích.
+ Học sinh khái quát hóa vấn đề rút ra khái niệm, quy tắc ngôn ngữ cần học.
- Học sinh đọc mục ghi nhớ sách giáo khoa.
- Dạy bài mới là bước chủ yếu nhất trong quy trình dạy “kiểu bài lí thuyết”. Bước này gồm có 4 công đoạn:

- Cho học sinh tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ.
- Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề.
-Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích thực tế ngôn ngữ, tổng họp hóa, khái quát hóa rút ra những tri thức lí thuyết.
- Tổ chức cho học sinh luyện tập.
1, Khái niệm thực tế ngôn ngữ.
Thực tế ngôn ngữ hiểu một các chung nhất , là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ tồn tại đươi dạng viết hoặc nói.
2, Lựa chọn thực tế ngôn ngữ.
a, Ý nghĩa của vấn đề.
Phải lựa chọn ngôn ngữ tối ưu tạo điều kiện cho học sinh hiểu rút ra khái niệm ngữ pháp và là điều kiện gây hứng thú học tập cho học sinh và thực hiện các yêu cầu khác của việc dạy học ngữ pháp. Mặt khác việc lựa chọn tốt thực tế ngôn ngữ còn là điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ hiểu biết của mình về bản chất của các hiện tượng ngữ pháp.
Khi soạn giảng thầy giáo có thể thêm, bớt, thay đổi các ví dụ trong sách giáo khoa cho phù hợp với học sinh và phong tục tập quán địa phương. Để làm tốt việc này thầy phải hiểu sâu sắc ý nghĩa sư phậm của việc lựa chọn và phương pháp lựa chọn thực té ngôn ngữ.

b, Phương pháp lựa chọn.
Chọn loại thực tế ngôn ngữ nào?
Khi lựa chọn mẫu, vấn đề không phải chọn loại này, không chọn laoij kia mà ở chỗ sao cho phù hợp với đối tượng dạy và nội dung dạy… và sao không cho đơn điệu nhàm chán.
Tiêu chuẩn lựa chọn.
Đối với loại thực tế ngôn ngữ chuẩn mực.
+ Phải tiêu biểu.
+ phải có tính thẩm mĩ và giáo dục.
+ Phải ngắn gon, vưà đủ, có tần số sử dụng cao.
+ Chủ yếu là tiếng việt hiện đại.
Đối với loại thực tế ngôn ngữ không chuẩn mực’
+ Phải chứa lỗi vận dụng quy tắc ngữ pháp mà học sinh cần nắm trong giờ học.
+ Học sinh có thể dễ dàng nhận ra những lỗi đó.
+ Ngắn gon, vừa đủ.
+ Chủ yếu là sản phẩm hoạt động ngôn ngữ của học sinh trường trung học cơ sở.


3, Cách tổ chức học sinh tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ.
a, Cách tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ có sẵn.
Có nhiều cách tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ có sẵn. Cách tốt nhất là dùng bảng phụ, có những ưu điểm sau:
Thực hiện được nguyên tắc trực quan.
Tiết kiệm thời gian, rút ngắn được quãng đường đi từ “ cái cụ thể”, cảm tính” đến cái “ trừu tượng”.
Tập trung được sự chú ý của học sinh góp phần làm cho lớp học sinh động.
Có tác dụng gây hứng thú học tập cho học sinh
b, Cách tổ chức cho học sinh tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ do chính các em tạo ra trong giờ học.
- Thầy giáo thường cho học sinh thực hành ra giấy, rồi lần lượt gọi một số em lên đọc cho cả lớp nghe, thầy vừa nghe vừa chọn, rồi dựa vào bản nháp của các em mà chép lên bảng.
*Công đoạn 1: cho học sinh tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ.
Công đoạn 2: đặt học sinh vào tình huống có vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức.
a, Thế nào là tình huống có vấn đề.
- “Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi sáng tạo lời giải nhưng chủ thể đã sẵn có mọt phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào sự tìm tòi đó.

Tình huống có vấn đề: Đó là tình huống gây ra cho học sinh một sự khó khăn tự giác cần tìm ra đường vượt qua nó.
b, Cách tạo ra tình huống có vấn đề.
Cách 1: nêu ra một hiện tượng ngôn ngữ yêu cầu học sinh tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó.
Cách 2: nêu ra một hiện tượng ngôn ngữ và những ý kiến khác nhau về hiện tượng ngôn ngữ đó rồi yêu cầu học sinh tỏ thái độ với từng ý kiến.
Cách 3; nêu một số hiện tượng ngứ pháp lí tưởng như phi lí nhưng lại rất có lí.
Cách 4: nêu nhận xét, đánh giá về một hiện tượng ngữ pháp rồi yêu cầu học sinh chứng minh, giải thích nhận xét đó.
Cách 5: nêu một loạt đối tượng và yêu cầu học sinh tìm đặc điểm chung của đối tượng ấy.

* Công đoạn 1: cho học sinh tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ.
Công đoạn 2: đặt học sinh vào tình huống có vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức.
Công đoạn 3: Điều khiển học sinh tìm hiểu thực tế ngôn ngữ để hình thành khái niệm ngữ pháp.

1, nội dung điều khiển.

Thầy giáo điều khiển học sinh thực hiện một số thao tác tư duy để nhận thức những tri thức ngữ pháp mà học sinh cần biết từ thực tế ngôn ngữ.

2, Cách thức điều khiển.

a, Điều khiển bằng hệ thống câu hỏi.

Là cách điều khiển tốt nhất, hệ thống câu hỏi chia làm 5 loại lớn: câu hỏi định hướng, câu hỏi nhận biết, câu hỏi miêu tả, câu hỏi đối chiếu so sánh, câu hỏi tổng ợp khái quát hóa.

b, Điều khiển bằng “ Kế hoạch tìm tòi”
- Thầy vạch kế hoạch tìm tòi, còn học sinh thì thực hiện kế hoạc ấy dưới sự giám sát, giúp đỡ của thầy.

* Công đoạn 1: cho học sinh tiếp xúc với thực tế ngôn ngữ.
* Công đoạn 2: đặt học sinh vào tình huống có vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức.
*Công đoạn 3: Điều khiển học sinh tìm hiểu thực tế ngôn ngữ để hình thành khái niệm ngữ pháp.
Bước 3: Luyện tập thực hành.
Mục đích:
+ Củng cố khái niệm vừa hình thành và rèn kĩ năng sử dụng các quy tắc về ngữ pháp.
Thời lượng từ 15 đến 20 phút.
Hình thức tiến hành:đa dạng (bảng phiếu trên phiếu học tập, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi học tập)
Cơ sở: dựa trên hệ thống bài tập có trong sách giáo khoa và bài tập thêm do học sinh tự đưa.
Tạo không khí thởi mái, hứng thú cho học sinh.
*Bước 4: Củng cố, dặn dò.
Nhấn mạnh lại nội dung cơ bản của bài học.
Hình thức ( bài tập, câu hỏi đánh giá)
Dặn dò học sinh những điều cần học trong bài, giao nhiệm vụ ở nhà.
Thời lượng: 3 phút.
Chú ý:
Phương pháp đặc thù: phân tích ngữ pháp.
Hệ thống câu hỏi:
+ Tiêu chí câu hỏi:
_ Mục đích: Gợi mở, củng cố, đánh giá, tổng kết, kiểm tra.
_ Tính chất nhận thức của học sinh: tái hiện, giải thích , minh họa.
_ Cấp độ nhận thức: biết=> hiểu=> vận dụng=> phân tích=> tổng hợp=> đánh giá.
_ Câu hỏi biết=> phân tích=> tổng hợp=> so sánh đối chiếu=> vận dụng=> đánh giá.
Ví dụ:
- Mục đích của câu hỏi biết:
+Bản chất của thao tác phân tích là thao tác mổ xẻ các ngữ liệu ở các khía cạnh khác nhau, mỗi câu hỏi có tác dụng định hướng đến môt thuộc tính
Mục đích của câu hỏi tổng hợp:
+ Tìm hiểu đối tượng một cách chọn vẹn tổng thể nhằm khái quát lên lí luận bao trùm đó. Chốt bằng khái niệm, ghi nhớ.
Mục đích của câu hỏi so sánh đối chiếu:
+ Giúp học sinh thông hiểu tri thức
+ Riêng với so sánh là thao tác tư duy để nhằm so sánh sự việc này với sự việc khác. Trên cơ sở thông hiểu lí thuyết.
3.2: Kiểu bài thực hành về từ ngữ.
Thế nào là thực hành ngữ pháp”?
Thực hành là các bài tập thực hành làm cho học sinh nắm vững khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm hơn.
Bằng thực hành học sinh được trực tiếp hoạt động, các em có hoạt động tự mình phát hiện tri thức, vận dụng tri thức vào lời nói: thông qua quá trình vận dụng và phát hiện này mà các tri thức của các em được chính xác, củng cố và khắc sâu.
Thực hành ngữ pháp bao gồm những kiểu bài có mục tiêu tiêu thực hành 100% ( 10% giành cho thực hành – thường ghi là luyện tập), dạng 2: những phần luyện tập có trong tất cả các tiết lí thuyết,…
*) Kết luận sư phạm;
Căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh có thể chia các bài tập luyện tập thực hành theo các cấp độ như sau:
+ Bài tập nhận diện=> bài tập thông hiểu=> bài tập vận dụng=> bài tập sáng tạo.
+ Bài tập ngữ pháp nên đưa về một hệ thống, dựa về số lượng, phù hợp với mục đích của bài học và trình độ của học sinh.
Việc chuẩn bị của giáo viên:
Xác định các dạng bài tập để biết được yêu cầu cần đạt của từng loại bài tập.
Giải trước cẩn thận tất cả các bài tập dự kiến sẽ luyện tập, dự kiến các tình huông sư phạm có thể xảy ra.
Kết luận sư phạm:
Vạch kế hoạch và biện pháp tiến hành các bài tập.
Tổ chức luyện tập trên lớp.
+ Cho học sinh đọc bài tập, cả lớp nắm được nội dung bài tập.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện
+ Học sinh giải bài tập
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá.
Giáo viên phải tạo các tình huống giao tiếp:
-Nắm được mục tiêu và nội dung chương trình, suy nghĩ để có những nhận xét.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lộc Minh Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)