Phương pháp dạy học môn toán

Chia sẻ bởi nguyễn thị cẩm tú | Ngày 18/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: phương pháp dạy học môn toán thuộc Giáo dục học

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN
1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

a/ Khái niệm:
Phương pháp thường được hiểu là con đường, là cách thức để đạt những mục tiêu nhất định.
Phương pháp dạy học liên hệ với quá trình dạy học, trong đó việc dạy ( hoạt động và giao lưu của thầy) điều khiển việc học (hoạt động và giao lưu của trò). Hình ảnh khái quát những hoạt động và giao lưu nào đó thể hiện một cách thức làm việc của thầy trong quá trình dạy học.
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học.


b/ Đặc điểm của khái niệm phương pháp dạy học:
2. TỔNG THỂ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1/ Những chức năng điều hành quá trình dạy học
2/ Những con đường nhận thức
3/ Những hình thức hoạt động bên ngoài của thầy và trò
4/ Những mức độ tìm tòi, khám phá
5/ Những hình thức tổ chức dạy học
6/ Những phương tiện dạy học
7/ Những tình huống dạy học điển hình
8/ Những hình thức tự học
a. NHỮNG CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH QUÁ TRÌNH DẠY HỌC:
Đảm bảo trình độ xuất phát
Hướng đích và gợi động cơ
Làm việc với nội dung mới
Củng cố: luyện tập, đào sâu, hệ thống hóa, ứng dụng và ôn tập
Kiểm tra và đánh giá
Hướng dẫn công việc ở nhà
b. NHỮNG CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC:
Suy diễn
Qui nạp
c. NHỮNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG BÊN NGOÀI CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Giáo viên thuyết trình
Thầy, trò vấn đáp
Học sinh hoạt động độc lập
d. NHỮNG MỨC ĐỘ TÌM TÒI KHÁM PHÁ:
Truyền thụ tri thức dưới dạng có sẵn
Dạy học phát hiện giải quyết vấn đề
e. NHỮNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
* Căn cứ vào số lượng học sinh:
Dạy học theo lớp
Dạy học theo nhóm
Dạy học theo từng cặp
* Căn cứ vào quá trình dạy học có khác nhau đối với từng loại đối tượng học sinh:
Dạy học đồng loạt
Dạy học phân hóa
f. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Sử dụng phương tiện nghe nhìn
Sử dụng phương tiện chương trình hóa
Làm việc với sách giáo khoa
Làm việc với bảng treo tường
Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ dạy học
g. NHỮNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐIỂN HÌNH:
Dạy học những khái niệm toán học
Dạy học những định lý toán học
Dạy học những qui tắc, phương pháp
Dạy học giải bài tập toán học
h. NHỮNG HÌNH THỨC TỰ HỌC:
Đọc sách
Tự học trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông
Hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi chuyên gia
3.NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Những phương pháp dạy học truyền thống:
Nhóm các phương pháp dùng lời: thuyết trình, vấn đáp,…
Nhóm các phương pháp trực quan: biếu diễn bằng hình ảnh thật, hình vẽ, đồ thị, sơ đồ,…
Giao BTVN cho học sinh luyện tập
Nhóm các phương pháp thực hành: ôn tập, luyện tập, thực nghiệm,…
Một số lưu ý khi vận dụng các phương pháp này vào quá trình dạy học môn toán
Thứ nhất, tùy theo nội dung bài dạy, tùy theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn cách dạy phù hợp, nhưng điều kiện cốt yếu quyết định kết quả học tập là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Học sinh phải là chủ thể của quá trình học tập. Lời nói, câu hỏi của thầy, phương tiện nghe nhìn,… không thay thế mà chỉ khơi dậy hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của trò.
Thứ hai, hình thức thuyết trình hay gặp trong môn toán là giảng giải. Trong hình thức này, lời nói thường dùng để lập luận, dẫn dắt tìm tòi, giải thích, chứng minh, đặc biệt trong môn Toán, giáo viên cần quan tâm tính chính xác, logic của lời nói.
Thứ ba, trong môn Toán, trực quan là chỗ dựa để khám phá chứ không phải là phương pháp để xác nhận tri thức. Hình thức trực quan được sử dụng rộng rãi trong môn toán là hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, bảng, kí hiệu,…
Trong quá trình dạy học môn Toán, phải chú trọng dạy học ”các nguyên tắc ngữ pháp” của các ngôn ngữ trực quan tượng trưng, tập phiên dịch xuôi, ngược từ ngôn ngữ thường ngày sang ngôn ngữ Toán học.
Ví dụ
Sử dụng các bộ mô hình: khối đa diện, khối đa diện đều, khối tròn xoay (Toán 12), cho học sinh được thao tác trực tiếp trên các mô hình này để các em được tiếp cận các khái niệm .Yêu cầu hs sử dụng các mô hình để trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức của phần này, như số đỉnh, số cạnh, số mặt,... của khối đa diện, đa diện đều.
Thứ tư, củng cố có một vai trò rất quan trọng trong môn Toán. Các tri thức, kĩ năng toán học được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ về mặt logic, nếu người học bị một lỗ hổng nào trong hệ thống đó thì rất khó hoặc thậm chí không thể tiếp thu những phần còn lại.
 Việc củng cố phải diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để đảm bảo lấp kín hết các lỗ hổng, làm cho học sinh nắm vững hệ thống các mắt xích tri thức
Sơ đồ tư duy
Ví dụ
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị cẩm tú
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)