Phuong phap dạy hoc lop 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Phương | Ngày 11/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Phuong phap dạy hoc lop 1 thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

Xỏc d?nh tr?ng tõm chuong trỡnh
Trọng tâm cốt lõi là dạy đọc và dạy viết: Suốt cuộc đòi ta phải giao tiếp và tư duy bằng tiếng Việt. Điều này chỉ được thực hiện bắt đầu từ lớp 1
Muốn dạy tốt phải xác định đúng m. tiêu trọng tâm về chuẩn KT-KN. Đây là vần đề không dễ nhưng không thể bỏ qua hoặc làm chiếu lệ. Mục tiêu môn học đã có trong chương trình. Còn M.tiêu bài có trong SGV.
QTDH là sự tương tác giữa thầy và trò nhằm hướng tới m. tiêu bài học
Sách giáo khoa và SGV
1. Sách GK: có 2 phần cơ bản: Học vần và luyện tập tổng hợp. Mỗi phần có m.tiêu riêng
a) Phần học vần: chia thành 2 giai đoạn
G. đoạn làm quen (6 bài ): HS nhận biết và sử dụng được các nét cơ bản của chữ viết thường, các dấu thanh. GV chú ý sửa các lỗi phát âm (qua dấu thanh), lỗi thao tác và cấu tạo các nét con chữ
Giai đoạn học vần: Trọng tâm là:
+ Kĩ năng đọc: HS phát âm chuẩn đựoc các âm, vần; dọc trơn thành thạo các chữ ghi tiếng Việt
+ Kĩ năng viết: Viết đúng con chữ (cở chữ, mẫu chữ); biết liên kết các con chữ ghi tiếng, khongả cách các chữ; tư thế và thao tác viết
+ các kĩ năng nghe, nói cũng được chú ý rèn luyện nhưng không phải là trọng tâm
b) Luyện tập tổng hợp: Chia thành các chủ điểm. Mỗi tuần có TĐ, TV, CTả. Trọng tâm:
- Rèn KN đọc trơn tiếng trong câu. Cuối năm có thể đọc trơn đoạn văn có độ dài khoảng 30 tiếng/ phút. Có các KN: cầm sách đúng tư thế, đọc to, rõ ràng các tiếng, đọc trơn các từ có nhiều tiếng

Viết thành thạo bằng cở chữ vừa với hình thức nhìn viết đạt tốc độ 30 chữ/15 phút. Bứoc đàu làm quen với chữ Hoa (tập tô). Yêu cầu cụ thể: Ngồi viết đúng tư thế, hợp VS, cầm bút đúng; viết đúng cở chữ, mẫu chữ, liên kết các con chữ ghi tiếng, viết đếu khoảng cáhc, nắm dựoc quy tác viết các tiếng có phụ âm đầu bằng c.k. g. gh. ng, ngh; viết đúng các dấu câu
- KN nghe, nói y/c mức cao hơn: có KN nghe, nói đàm thoại; bước đầu làm quen HĐ nói đọc thoại ( kể lại câu chuyện) kể về người thân, đồ vật.. Bằng đoạn văn ngắn 2-3 câu
2. Sách GV: Một bài học vần 2 tiết bị dàn đều cho các HĐ
Tiết 1: dạy âm(vần) mới; dạy tiếng khoá, từ khoá; đọc ứng dụng, viết ứng dụng
Tiết 2: Dạy luyện đọc, luyện viết và luyện nói
Trong mỗi HĐ thiết kế nhiều thao tác nhỏ buộc GV phảit tuân theo quy trình đó. VD: dạy âm(vần) mới có các thao tác: Nhận biết cấu trúc chữ ghi âm (vần) mới phát âm, đánh vần, ghép vần mới (trên bảng cài) chuẩn bị cho dạy tiếng mới. Việc chia nhỏ tạo nên sự vụn vặt, học sinh ít đựoc rèn luyện KN trọng tâm là đọc, viết
Với quy trình trên. ở tiết 1, GV và HS phải làm việc vội vàng mới hoàn thành được ND bài dạy nhưng hiệu quả không cao vì trọng tâm không đựoc chú ý rèn luyện. Sang tiết 2, việc luyện tập gặp khó khăn vì KN đọc viết chưa đựoc hình thành vững chắc. Sang gia đoạn LTTH việc thực hiện y/c đọc trơn tiếng trong câu, đoạn hết sức khó khăn vì KN tự động hoá chưa được hình thành.
Quy trình dạy học vần
1. Xác địnhm.tiêu:
-KN đọc: có 2 mức độ cần đạt:Mức độ 1: đánh vần, đọc trơn thành thạo tất cả các tiếng, từ chưa âm, vần mới.Mức độ 2: đọc trơn được tiếng trong câu khoá, bài khoá
Trong 2 mức độ đó mức độ 1 phải xem là y/c chính, cơ bản nhất cần thực hiện một cách vững chắc. Khi đó HS mới thực hiện được y/c mức độ 2.
- KN viết: viết được chữ ghi âm, vần, chữ chứa âm vần mới (đúng mẫu, cở chữ, biết cách liên kết các con chữ)
2. Các hoạt động dạy học
Tiết 1: D¹y ®äc tiÕng chøa ©m, vÇn míi
Kiểm ta bài cũ: Thông thường KT cả đọc và viết
Đọc: có thể đọc lại âm, vần, câu khoá, bài khoá đã học bài trước. Sau bài 28 có thể cho HS đọc thêm các tiếng ngoài SGK
Viết: GV phải dùng bảng cài biểu diễn hoặc bảng ohụ viết sẵn con chữ hoặc tiếng cần viết để HS viết vào bảng con. Sang cuối giai đoạn HV có thể kết hợp với hình thức nghe viết một số tiếng có vần đơn giản

b) Dạy bài mới:
HĐ1: Dạy âm, vần mới:
+ m.tiêu: -HS nhận diện đựoc chữ ghi âm (chữ in thường, chữ viết thường); cáu tạo chữ ghi vần (tên các âm, vị trí các âm tạo thành vần)
Phát âm chuẩn các âm, vần mới (đánh vần, đọc trơn) qua mẫu phát âm chuẩn của GV ( không y/c phân tích cấu âm: Không phân tích vị trí, phụ âm, âm đầu)
+ Các HĐ dạy học chủ yếu:
- Giới thiệu âm, vần sẽ học: GV vữa giứo thiệu vừa viết chữ ghi âm, vần lên bảng( học âm,vần nào thì ghi âm, vần đó không không tất cả âm, vần sẽ học lên cùng một lúc) ghi cả chữ in thường và viết thường
Dạy phát âm: GV phải phát âm chậm, chuẩn. Nếu cả lớp phát â chuẩn rồi thì không nhất thiết phải dạy kĩ. Ở phần dạy vần, GV cần HD HS đánh vần, phát âm (đọc trơn) đúng vần
Dạy nhận chữ ghi âm, nhận diện cấu trúc vần: Khi dạy phần âm, GV phân tích để HS nhận diện đựơc các nét tạo nên con chữ ghi âm, độ cao con chữ bằng cách lấy chữ e làm chuẩn. Bài dạy vần, GV HD để HS phân tích cấu tạo vần (Gồm mấy âm, vị trí các âm). Lưu ý những âm đôi không phân tích theo mô hình âm đôi
Củng cố kí năng đánh vần, đọc trơn: Đồng thanh, cá nhân, nhóm
Hoạt động 2: Dạy tiếng khoá
+ M.tiêu: HS phát âm đúng tiếng, phân tích đựoc các yếu tố (âm đầu, vần, thanh). Không nên đặt y/c nắm nghĩa trong HĐ dạy tiếng. Mặc dù tiếng đó có nghĩa từ vựng,
+ Các HĐ dạy học chủ yếu
- Dạy đánh vần, đọc trơn tiếng:Theo các yếu tố cấu tạo tiếng(âm đầu, vần, thanh)
Lưu ý: Nếu HS yếu có thể cho HS đánh vần theo hình thức âm đầu, các âm, thanh. Nhưng cần chú ý cho HS đọc trơn được vần để khi đánh vần đúng theo quy trình trên
Dạy phân tích tiếng dựa theo 3 yếu tố tạo tiếng
Dạy ghép tiếng khoá trên bảng cài: trước đây làm như thế nào?( Lần thứ nhất trong HĐ dạy vàn mới, sau đó giữ nguyên và ghép thêm âm đầu và dấu thanh để toạ tiếng khoá
Bây giờ chỉ cho HS ghép chữ 1 lần sau khi đánh vần, đọc trơn và phân tích tiếng.

Hoạt động 3: Dạy từ khoá
+ M. tiêu: Làm cho HS có KN đọc trơn từ đơn, từ phức và bước đầu nắm được nghĩa của một số từ có nghĩa thực; Phát triển vốn từ cho HS
+ Các HĐ dạy học chủ yếu:
Dạy đọc từ khoá: GV đọc mẫu -> HS đọc (ĐT, nhóm, CN)
Lưu ý: HS phải sửa lỗi ngay tại chỗ khi HS đọc sai
- Dạy HS nắm nghiã từ khoá: Hầu hết từ khoá đều mang nghiã thực nên khi dạy GV cần sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật để giúp HS năm được nghĩa nhanh và vững chắc. Nếu giải ngiã bằng lời thì phải gọn nhẹ, dễ hiểu

HĐ 4: Dạy đọc ứng dụng:
+ m.tiêu: Giúp HS củng cố và phát triển KN đọc các từ ngữ chưa âm, vần mới; bước đầu nắm nghĩa một số từ ngữ đựơc đọc
HĐ này cần được chú trọng hơn
+ Các HĐ dạy học chủ yếu:
Dạy đọc từ trong SGK: GV đọc mẫu 1 lượt và lưu ý HS những từ khó đọc -> HS đọc (ĐT, N,CN)
Dạy nắm nghĩa một số từ: tương tự như dạy từ khoá. Không nhất thiết cung cấp nghiã của tất các từ ứng dụng, chỉ nên cung cấp nghĩa của những từ có nghĩa từ vựng đơn giản.
Lưu ý: HĐ này dạy sau khi dạy xong các âm, vần mới
Dạy phát triển kĩ năng đọc: Không y/ c dạy nghiã của từ, GV có thể đưa ra những tiếng, từ không có nghiã.
Cách thực hiện: GV chuẩn bị sẵn các các chữ chứa âm, vần mới (khoảng 10 tiếng,từ) lên bảng, bảng cài, sau đó thêm âm đầu, dấu thanh cho HS đọc. Không nên cho em sau đọc lại ngữ liệu của em trước. Có thể tổ chức theo hình thức trò chơi.
Cho HS tìm từ mới chứa âm, vần vừa học. HS đọc-> Gv ghi lên bảng-> HS đọc lại toàn bộ các từ vừa tìm được

Tiết 2: Dạy viết và luyện các kĩ năng
HĐ 1: Luyện đọc
+ M. tiêu:
HS đọc trơn được câu khoá, bài khoá là đoạn văn xuôi hoặc văn vần ngắn; Bước đầu năm được ND
+ Các HĐ chủ yếu:
- Đọc lại bài học tiết 1
Giới thiệu tranh minh hoạ ND câu, bài khoá. Có thể dùng các câu hỏi gợi mở để giới thiệu.VD tranh vẽ những ai… Hoặc giới thiêụ trực tiếp, nhưng phải ngắn gọn
Luyện đọc: GV đọc -> HS đọc (ĐT, N, CN) phải chú trọng đọc CN
Tìm đọc lại các tiếng có âm, vần vừa học: đánh vần, đọc trơn, có thể phân tích tiếng

HĐ 2: Dạy viết
+ M. tiêu: Viết được các chữ ghi âm, vần, tiếng bắng con chữ viết thường theo mẫu, có thói quen ngồi viết, cầm bút đúng, hợp VS
+ Các HĐ chủ yếu:
Dạy viết vào bảng con
Phần học âm:
Bước 1: Cho HS quan sát mẫu chữ-> giới thiệu các nét ( giới thiệu nét nào thì viết nagy nét đó lên bảng)-> Giới thiệu độ cao, điểm đặt bút -> cách viết. Cần giứo thiệu tỷ mỉ.
Bước 2: Cho HS viết nháp lên bàn bắng ngón tay
Bước 3: HS viết vào bảng con. Chú ý chỉnh sửa ngay cho HS khi đang viết về tư thế, thao tác, cầm bút
Bước 4: Nhận xét và chỉnh sửa. Y/c những em viết sai phải sửa ngay tại lớp
Phần học vần: Tập trung vào chữ ghi vần, tiếng (không viết từ). Chú ý HD cách kết hợp các con chữ. Các bước: GV vừa giới thiệu vừa viết lên bảng
-> HS quan sát và viết lên bàn bằng ngón tay -> viết vào bảng con -> nhận xét
- Luyện viết vào vở: Thực hiện sau khi viết vào bảng con. GV không cần giới thiệu lại cấu tạo con chữ mà chỉ nhắc nhở, sửa chữa lỗi cho HS. Có thể chấm một số em viết đúng đẹp nhưng không chấm đồng loạt
HĐ3: Luyện nói
+M. tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên cho HS
Tranh vẽ trong sách chỉ là điểm tựa của chủ đề. HS có thể dựa vào đó để nói một cách tự nhiên. Không nhất thiết phải khai thác hết ND tranh hoặc nói thành bài văn hoàn chỉnh theo chủ đề của tranh. GV không được nói thay
+ Các HĐ chủ yếu:
- Khai thác tranh: Tranh vẽ chỉ là điểm tựa giúp HS hiểu về chủ đề mà nói đúng chủ đề. Vì vậy không nên mất nhiều thời gian để khai thác tranh một cách tỷ mỉ ND tranh. Có thể dùng tranh trong sách GK hoặc tranh khác nhưng đúng chủ đề và gần gũi với cuộc sống thường ngày của HS

- Luyện nói theo nhóm: Khoảng 4 em. Mỗi em có thể chọn một khía cạnh của chủ đề để nói chứ không nhất thiết phải phụ thuộc vào ND tranh.
Nói trước lớp: Các em nói những ND đã nói trong nhóm. Khuyến khích các em nói theo ngôn ngữ đời thường và có thái độ nói tự nhiên.
Khuyến KHích HS nói cho người thân trong nhà, bạn bè về ND đã nói trong lớp
Lưu ý: Không nên mở rộng chủ đề nhưng nếu có những em nói tốt có thể mở rông thêm chủ đề. Hãy khuyến khích các em nói những gì em biết theo gợi ý của GV
Một số điiểm lưu ý
Gọi âm tiết, âm vị ở cả 2 phương diện (âm thanh và kí hiệu - tiếng và chữ) bằng tên âm. Chưa đòi hỏi HS phân biệt được tên âm, tên chữ. VD: Không bắt buộc HS nói viết con chữ bê mà nói là viết chữ bờ hoặc âm bờ
Để HS dễ phân biệt cho HS đọc các âm c:cờ; k: ca; q: cu; qu: quờ; d: dờ; gi: di; i: I ngắn; y: y dài; ng: ngờ đơn; ngh: ngờ kép; Nậm Giải: gờ đơn; gh: gờ kép
Các nguyên âm đôi khi phân tích được dạy như một vần bình thường, không nói là nguyên âm đôi. VD: iên - Gồm có 3 âm, âm i đứng trước… Khi đánh vần là i-ê-nờ- iên
Phần Luyện tập tổng hợp
Mục tiêu: Củng cố và phát triển các kĩ năng trọng tâm (đọc, viết) và các KN khác ở mức cao hơn
Phân môn tập đọc
+ M. tiêu: Tiếp tục củng cố KN đọc trơn thành tiếng, cuối năm tốc độ tối thiểu 30 tiếng/ phút
Củng cố vững chắc thêm về KN đọc, phân tích một số vần khó, tiếng khó để giúp HS đọc, viết tiếng khó chính xác.
Phát triển vốn từ cho HS
Lưu ý: càn tập trung vào y/c 1 và 3
Một số biện pháp dạy học:
Đọc mẫu: có vai trò rất quan trọng về trực quan bằng ngôn ngữ âm thanh.Y/c là phải tái hiện được một cách trung thực về mặt âm thanh của tiếng.kết hợp các tiếng trong câu. Các y/c ngắt nghỉ nhấn giọng chưa cần phải thực hiện. Vì vậy cần đọc rõ ràng tiếng và kết hợp tiếng, chậm
ĐỌc đồng thanh theo mẫu: GV đọc câu hoặc cụm từ, HS đọc theo. Cần phải chú ý sửa lỗi phát âm về âm, vần, dấu thanh cho HS. Tuỳ trình độ HS để quyết định số lần đọc ĐT
Luyện đọc tiếng khó: Tiếng khó là tiếng mà đa số HS đọc còn sai do lỗi phát âm của vùng, là tiếng có chứa vần khó. Có thể tiến hành theo 2 cách sau:
+ GV đọc mẫu-> HS đọc ĐT -> những em đọc sai đọc
+ Cho HS đọc CN -> Y/c HS tìm các tiếng có vần hoặc yếu tố thanh khó đọc.
Đọc đồng thanh theo nhóm, bàn, tổ, cặp đôi…
Đọc CN: theo 2 cách: Đọc CN nhân cả lớp (đọc nhỏ) GV có thể gõ nhịp theo từng câu hoặc cho HS đọc tự do. Gọi từng em đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi

- Luyện đọc kế hợp với tìm hiểu ý đoạn văn: chưa đặt ra y/c tìm ý chính đoạn, bài mà chủ yếu tìm hiểu ý đoạn, bài qua một số từ chôt, cau chốt.
+ Tìm hiểu nghĩa từ mới: Cung cáp nghĩa của những từ mà HS có thể tri giác được. Từ chỉ sự vật, hiện tương, hành động. Một số từ trừu tượng, nếu cung cấp có thể so sánh với từ trái nghĩa, cùng nghĩa, hoặc đặt câu.
+ Tìm hiểu ý của câu: GV có thể đặt câu hỏi tìm câu chốt gợi ý cho HS tìm ý của câu hoặc khi đọc dến câu chốt GV dừng lại để hỏi ý của câu chốt. Câu hỏi ở mức độ tái hiện lại về đối tượng thông báo hoặc ND thông báo của câu đó. Nên tập trung vào cung cấp vốn từ cho HS. Cuối năm có thể hỏi thêm các câu hỏi về ND bài
- Luyện đọc lại đoạn văn: Một số em khá đọc -> những em khác đọc

Quy trình dạy
Tiết 1:
GV đọc mẫu
Luyện độc đồng thanh CL, tổ…: Theo câu -> đọc tiếng khó
Luyện đọc CN
Luyện đọc từ ngữ có tiếng khó: các từ ngữ mục “Đ” trong SGK y/c luyện đọclại những từ ngữ chứa tiếng khó hoặc vần khó. NHưng không nhất thiết phải theo SGK mà cần căn cứ vào thực tế để chon các từ k ngữ khác
Luyện đọc kết hợp tìm hiểu nghiã từ mới, tìm hiểu bài: Trong SGK có một số câu hỏi khó có thể thay câu hỏi hoặc chia nhỏ câu hỏi hoặc dưa ra các phương án trả lời để HS lựa chọn
Tiết 2: Luyện đọc
Tập trung vào luyện đọc CN: HS khá đọc-> những em khác đọc
Tìm các tiếng chưa vần đã cho trong bài
Nói câu chứa tiếng có vần vừa tìm được: Không y/c HS nói câu ngoài SGK
Luyện nói: y/c như luyện nói ở phần HV. GV không đựoc nói thay.
Lưu ý: tuỳ k/năng
Củng cố dặn dò:
Phân môn Tập viết
M. tiêu trọng tâm là viết chữ thường
Quy trình dạy học:
Viết mẫu: GV giới thiệu các âm (có thể dùng chữ mẫu đẻ giới thiệu lại cấu tậo chữ) , vần, từ ngữ sẽ viết vừa viết (chữ vừa lên bảng) vừa giới thiệu thao tác viết, kết nối, độ cao
Luyện viết bảng con: viết vần, từ ngữ. Nhưqngx em viết sai cần HD, y/c HS sửa chữa ngay
Luyện viết vào vở: GV nhắc lại y/c về tư thế, cách cầm bút, thao tác viết. Chỉnh sửa kịp thời những em viết sai
Chấm chữa bài: cần ghi nhận xét những lỗi của HS vào cuối bài và y/c HS về nhà viết lại
Củng cố dặn dò; Nhắc nhở những em viết còn sai về nhà viết lại, nhưng GV đưa ra y/c nhẹ nhàng và phải kiểm tra
Phân môn Chính tả
Quy trình thực hiện như SGV
Lưu ý: Đến gần cuối năm Nếu có nhiều em chưa nghe được để viết thì vẫn cho HS nhìn - viết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Phương
Dung lượng: 141,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)