PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN HỌC SINH TIỂU HỌC
Chia sẻ bởi Trương Định |
Ngày 10/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN HỌC SINH TIỂU HỌC thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Chủ đề 8
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. Hoạt động
Hoạt động 1. Phân tích vị trí, nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện
Thông tin cơ bản
1. Kể chuyện là gì?
Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) giải
thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi ở vị trí một thuật
ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
a) Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) –
còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
b) Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
c) Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
d) Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học.
ở phạm trù ngữ nghĩa a) Văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết.
Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trưng cơ bản
của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với
ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng.
ở phạm trù ngữ nghĩa b) Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời
nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe,
người ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể
chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát
minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học...
ở phạm trù ngữ nghĩa c) Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải được luyện tập
diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy tắc nhất định. Vì tính
chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thành loại hình cần
được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận.
ở phạm trù ngữ nghĩa d) Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu học trường Phổ
thông. Có người hiểu đơn giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân gian, kể chuyện cổ
tích. Thực ra không hẳn như vậy, kể chuyện ở đây bao gồm việc kể nhiều loại truyện
khác nhau, kể cả truyện cổ và truyện hiện đại, nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng,
rèn kĩ năng nhiều mặt của một con người.
Sở dĩ có thể xác định “kể chuyện” là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn
định, một phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định. Lâu nay, thuật ngữ
“kể chuyện” vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể cả câu
chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được in trên sách báo.
(Xem Chu Huy, Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục, 2000, trang 11-
12)
2. Vai trò của truyện và kể chuyện trong cuộc sống con người
Nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người. Con người
không chỉ muốn biết những gì đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, mà còn muốn hiểu biết
những gì đã xảy ra trong quá khứ (quá khứ gần, quá khứ xa và rất xa trong lịch sử).
Hàng ngày, do vô tình hay cố ý, ta được thông tin về đủ mọi chuyện trong nhà, ngoài
ngõ, rộng hơn là trong vùng, trong nước và trên thế giới ngày nay hay ngày xưa. Từ
những chuyện lớn, chuyện nhỏ ta nghe kể từ tuổi ấu thơ bên bếp lửa của bà, đến
những điều nghe thầy cô, bạn bè kể, bình giảng ở trường, nhờ đó sự hiểu biết về thế
giới và con người cứ tăng dần lên theo năm tháng.
Thuở hồng hoang của lịch sử loài người cũng vậy. Những bộ tộc nguyên thủy tập hợp
lại ngày này sang tháng khác nghe kể cổ tích (kể khan như người Tây Nguyên hiện
nay), cúng mo (người Mường), sau này nghe những người hát rong kể chuyện phiêu
lưu, ma quái... ở Trung Quốc ngày xưa có những người kể chuyện lấy tiền (thuyết
thoại nhân) ở xó chợ, quán xá...
ở vùng sa mạc Tây á, Bắc Phi, những truyện kể suốt ngày này qua ngày khác trên
lưng lạc đà của các thương nhân, sau này thành bộ truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm,
những truyện trào tiếu dân gian thời Trung cổ ở Tây Âu được nhiều người sưu tập lại,
trong đó có những truyện trong sách của Rabelais, Boccacio...
Cuối cùng, do nghề in ấn phát
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. Hoạt động
Hoạt động 1. Phân tích vị trí, nhiệm vụ của dạy học Kể chuyện
Thông tin cơ bản
1. Kể chuyện là gì?
Kể là một động từ biểu thị hành động nói. Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên) giải
thích kể là nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi ở vị trí một thuật
ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
a) Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) –
còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
b) Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
c) Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
d) Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học.
ở phạm trù ngữ nghĩa a) Văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết.
Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trưng cơ bản
của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với
ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng.
ở phạm trù ngữ nghĩa b) Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời
nói. Khi cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe,
người ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể
chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình phát
minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học...
ở phạm trù ngữ nghĩa c) Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải được luyện tập
diễn đạt bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy tắc nhất định. Vì tính
chất phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thành loại hình cần
được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận.
ở phạm trù ngữ nghĩa d) Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu học trường Phổ
thông. Có người hiểu đơn giản kể chuyện chỉ là kể chuyện dân gian, kể chuyện cổ
tích. Thực ra không hẳn như vậy, kể chuyện ở đây bao gồm việc kể nhiều loại truyện
khác nhau, kể cả truyện cổ và truyện hiện đại, nhằm mục đích giáo dục, giáo dưỡng,
rèn kĩ năng nhiều mặt của một con người.
Sở dĩ có thể xác định “kể chuyện” là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn
định, một phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định. Lâu nay, thuật ngữ
“kể chuyện” vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể cả câu
chuyện có hình thức hoàn chỉnh, được in trên sách báo.
(Xem Chu Huy, Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục, 2000, trang 11-
12)
2. Vai trò của truyện và kể chuyện trong cuộc sống con người
Nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người. Con người
không chỉ muốn biết những gì đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, mà còn muốn hiểu biết
những gì đã xảy ra trong quá khứ (quá khứ gần, quá khứ xa và rất xa trong lịch sử).
Hàng ngày, do vô tình hay cố ý, ta được thông tin về đủ mọi chuyện trong nhà, ngoài
ngõ, rộng hơn là trong vùng, trong nước và trên thế giới ngày nay hay ngày xưa. Từ
những chuyện lớn, chuyện nhỏ ta nghe kể từ tuổi ấu thơ bên bếp lửa của bà, đến
những điều nghe thầy cô, bạn bè kể, bình giảng ở trường, nhờ đó sự hiểu biết về thế
giới và con người cứ tăng dần lên theo năm tháng.
Thuở hồng hoang của lịch sử loài người cũng vậy. Những bộ tộc nguyên thủy tập hợp
lại ngày này sang tháng khác nghe kể cổ tích (kể khan như người Tây Nguyên hiện
nay), cúng mo (người Mường), sau này nghe những người hát rong kể chuyện phiêu
lưu, ma quái... ở Trung Quốc ngày xưa có những người kể chuyện lấy tiền (thuyết
thoại nhân) ở xó chợ, quán xá...
ở vùng sa mạc Tây á, Bắc Phi, những truyện kể suốt ngày này qua ngày khác trên
lưng lạc đà của các thương nhân, sau này thành bộ truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm,
những truyện trào tiếu dân gian thời Trung cổ ở Tây Âu được nhiều người sưu tập lại,
trong đó có những truyện trong sách của Rabelais, Boccacio...
Cuối cùng, do nghề in ấn phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Định
Dung lượng: 17,29KB|
Lượt tài: 0
Loại file: 7z
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)