PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - HỌC VẦN HỌC SINH TIỂU HỌC

Chia sẻ bởi Trương Định | Ngày 10/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - HỌC VẦN HỌC SINH TIỂU HỌC thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Chủ đề 2
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỌC VẦN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Hoạt động 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân
môn Học vần
Thông tin cơ bản
Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học chi phối việc lựa chọn, sắp xếp các nội dung
dạy học vào việc phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học.
Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của môn Tiếng Việt được cụ thể hoá thành
mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của các phân môn.
1. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng đọc,
nghe, nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc và
viết được đặc biệt ưu tiên. Điều này có nguyên nhân từ mục tiêu của phân
môn là dạy chữ - một phương tiện biểu đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học
sinh lớp 1 hầu như chưa biết tới.
2. Phân môn Học vần có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Trang bị cho học sinh cả 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết.
- Phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em viết đúng mẫu các câu
ngắn, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn cho các em. Ngoài ra, Học vần còn
góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho học sinh; giáo dục
nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm hồn cho các em.
Hoạt động xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Học vần có hai nhiệm vụ:
- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần
- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Học vần
Nhiệm vụ của hoạt động 1
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần
1. Làm việc cá nhân: Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và các tài liệu
tham khảo (TLTK) sau đây, tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần.
- Tiếng Việt 1 - sách giáo viên (phần giới thiệu chung)
- Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1 (phần giải đáp về phân môn Học vần)
2. Hoạt động tập thể:
- Sinh viên thảo luận nhóm về mục tiêu cuả phân môn Học vần.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên chốt lại những thông tin cơ bản về mục tiêu của phân môn Học
vần.
Nhiệm vụ 2. Xác định nhiệm vụ của phân môn Học vần
1. Làm việc cá nhân:
- Đọc các tài liệu tham khảo đã nêu ở nhiệm vụ 1 và tìm hiểu nhiệm vụ của
phân môn Học vần.
2. Hoạt động tập thể:
- Sinh viên thảo luận nhóm về các nhiệm vụ của phân môn Học vần.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, chốt lại các nhiệm vụ của phân môn Học
vần.
Đánh giá hoạt động 1
Sinh viên thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định mục tiêu của phân môn Học vần.
2. Xác định các nhiệm vụ cơ bản của phân môn Học vần, lấy ví dụ minh
hoạ cho mỗi nhiệm vụ.
3. Thực hành xác định mục đích, yêu cầu của một bài học vần cụ thể.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguyên tắc dạy Học vần
thông tin cơ bản
Nguyên tắc dạy học Học vần là sự vận dụng các nguyên tắc dạy học tiếng
Việt nói chung cho phù hợp với đặc trưng của phân môn. Do vậy, phân
môn Học vần phải tuân thủ ba nguyên tắc dạy học tiếng Việt đặc thù ở Tiểu
học: phát triển lời nói, phát triển tư duy, và tính đến đặc điểm (tâm sinh lí
và ngôn ngữ) của học sinh.
Ngoài ra, do đặc trưng riêng về nội dung dạy học và đặc trưng tâm sinh lí,
nhận thức của học sinh, trong dạy học Học vần cần đặc biệt chú ý tới
nguyên tắc trực quan. Hầu hết học sinh lớp 1 đã biết nghe, nói tương đối
thành thạo tiếng Việt từ trước khi đi học, nhưng đại đa số các em khi đến
trường mới bắt đầu học chữ. Đối với các em, đây là một nhiệm vụ tuy hấp
dẫn nhưng rất khó khăn. Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi, nhận thức của học
sinh lớp 1 thiên về cụ thể nên muốn hoạt động dạy Học vần đạt kết quả tốt,
giáo viên cần chú ý sử dụng thường xuyên các phương tiện trực quan để cụ
thể hoá nội dung dạy học và tăng cường tính hấp dẫn của giờ học. Hình
thức trực quan trong Học vần là tranh ảnh, mô hình, vật thật, cũng có thể là
lời nói, như chữ mẫu, câu nói mẫu, giọng đọc mẫu của giáo viên…
Hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Định
Dung lượng: 22,85KB| Lượt tài: 0
Loại file: 7z
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)