Phương pháp dạy học hiện đại ngành học lịch sử

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Khiêm | Ngày 26/04/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp dạy học hiện đại ngành học lịch sử thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS - LOAN No1718-VIE (SF)
(
HOÀNG ANH KHIÊM







THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
NGÀNH HỌC LỊCH SỬ

(Sách trợ giúp giảng viên CĐSP)








NHÀ XUÂT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI 2007




PHẦN MỞ ĐẦU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
(

“Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm”
Albert Einstein

Đổi mới căn bản các hoạt động giáo dục hiện nay là một yêu cầu cấp thiết trong xu thế hội nhập, phát triển. Sự đổi mới toàn diện về nội dung chương trình, đội ngũ giảng dạy, phương pháp, kỹ thuật và phương thức tư duy của người học là một cuộc cách mạng của ngành giáo dục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong bối cảnh mới của thời đại. Đó là một thời đại với sự thay đổi lớn lao về tri thức về hình thức và nội dung, về ý nghĩa tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục.
“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” vẫn luôn là trọng tâm của sự đổi mới phương pháp dạy học hiện đại. Ở nước ta từ thập niên 60 của thế kỷ XX đã thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực chất, quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” cũng đã được xác định từ các thập niên 70, 80, 90 và đến năm 2000 đã chính thức trở thành chủ trương của nhà nước (NQ40/2000/QH10). Đó là quan điểm “thày chủ đạo, trò chủ động” hay “dạy học phát huy tính tích cực của học sinh”. Vấn đề là bằng cách nào gắn được những lý luận hết sức đúng đắn đó vào thực trạng nền giáo dục hiện nay ở tất cả các bậc học.
Ngay từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nêu ra những vấn đề bất cập về vị trí, vai trò của khoa học xã hội trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo: từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay, đa số học sinh, sinh viên thích các ngành khoa học kĩ thuật, khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Chỉ có một số ngành của khoa học xã hội liên quan đến kinh tế, đối ngoại như thương nghiệp, kinh tế kế hoạch, quan hệ quốc tế, ngoại giao… được sinh viên quan tâm. Còn các ngành như kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học thì chưa thu hút được học sinh, sinh viên vì chưa thực sự đổi mới chương trình và đội ngũ giảng dạy các ngành khoa học xã hội còn khá bảo thủ, ảnh hưởng của một giai đoạn dài của thời kỳ bao cấp, duy ý chí. Chúng ta muốn hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa nhưng uy tín của khoa học lý luận đang giảm sút, thiếu bổ sung, còn nặng tính hàn lâm, giáo điều và minh họa. Thậm chí, theo một số nhà nghiên cứu thì thực trạng khoa học xã hội hiện nay đã là một vấn đề trầm trọng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, xã hội đòi hỏi bức xúc về cải cách chính trị, cải cách hành chính nhưng trong các hệ thống trường học lại ngán ngại môn học chính trị, và khoa học xã hội nói chung. Khoa học lịch sử và văn học cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Trong thực tế hiện nay, vị trí bộ môn lịch sử ở bậc học phổ thông, chế độ tuyển sinh và chính sách ngành nghề đối với các ngành khoa học xã hội cũng tác động không nhỏ đến việc xác định mục đích, động cơ học tập và chất lượng đào tạo của đa số học sinh, sinh viên…
Dư luận, báo chí một vài năm gần đây cũng đã có những diễn đàn bày tỏ sự quan ngại về chất lượng dạy và học lịch sử nhất là về lịch sử dân tộc của học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học. Thế hệ trẻ ngày nay tự khẳng định mình bằng tri thức thời đại và nền văn hoá dân tộc, song còn nhiều hạn chế về phương pháp tư duy trừu tượng mang tính sáng tạo, khám phá. Sinh viên cần biến những tri thức hàn lâm sách vở, kiến thức thời đại thành vốn tri thức của riêng mình mà không phải chỉ là sự sao chép, thừa hưởng. Hiểu sâu, biết rộng những kiến thức lịch sử và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn phải là nhu cầu tự thân của tuổi trẻ trong hành trang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Khiêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)