PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ HỌC SINH TIỂU HỌC

Chia sẻ bởi Trương Định | Ngày 10/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ HỌC SINH TIỂU HỌC thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Chủ đề 4
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Hoạt động 1. xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn
Chính tả
Thông tin cơ bản
Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính tả quy định nội dung và phương
pháp dạy học chính tả. Mức độ thành công trong dạy học chính tả sẽ được
đánh giá bằng cách đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ của
phân môn. Chính vì vậy, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính
tả là việc làm cần thiết trước khi tìm hiểu nguyên tắc, nội dung, phương
pháp dạy học Chính tả.
1. Mục tiêu của phân môn Chính tả là sự cụ thể hoá mục tiêu của môn
Tiếng Việt ở bậc Tiểu học: hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử
dụng tiếng Việt (đặc biệt là kĩ năng viết); góp phần rèn luyện cho học sinh
những thao tác tư duy cơ bản; cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ
giản về tự nhiên và xã hội để góp phần giáo dục và hình thành nhân cách
cho học sinh.
2. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ cơ bản là giúp học sinh nắm vững quy
tắc chính tả, hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, phân môn Chính tả còn
có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số phẩm chất tốt như: tính cẩn thận,
chính xác; bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của
tiếng Việt.
Hoạt động tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính tả gồm có hai
hoạt động cụ thể (2 nhiệm vụ):
- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Chính tả.
- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Chính tả.
Nhiệm vụ của hoạt động 1
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Chính tả
1. Làm việc cá nhân: Đọc thông tin cho hoạt động 1 và các TLTK sau đây
để tìm hiểu mục tiêu của phân môn Chính tả (sự cụ thể hoá các mục tiêu
của môn Tiếng Việt ở phân môn Chính tả):
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
- Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 (sách giáo viên - tập 1, phần lời giới thiệu)
- Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2
- Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3
2. Hoạt động tập thể
- Thảo luận nhóm về mục tiêu của phân môn Chính tả.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về mục tiêu của phân môn Chính tả.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Chính tả
1. Làm việc cá nhân: Đọc các tài liệu tham khảo như ở nhiệm vụ 1, tìm
hiểu về nhiệm vụ của phân môn Chính tả.
2. Hoạt động tập thể
- Thảo luận nhóm về nhiệm vụ của phân môn Chính tả.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nhiệm vụ của phân môn Chính tả.
Đánh giá hoạt động 1
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Nêu mục tiêu của phân môn Chính tả.
2. Phân tích sự thể hiện mục tiêu của phân môn Chính tả qua việc xác định
mục đích yêu cầu của một bài học chính tả cụ thể.
3. Xác định nhiệm vụ của phân môn Chính tả.
4. Phân tích nhiệm vụ của phân môn Chính tả thể hiện qua một bài chính tả
cụ thể.
Hoạt động 2. tìm hiểu các nguyên tắc dạy học Chính tả
thông tin cơ bản
Nguyên tắc dạy học Chính tả là sự vận dụng và cụ thể hoá các nguyên tắc
dạy học tiếng Việt nói chung cho phù hợp với nhiệm vụ của phân môn.
Trong dạy học Chính tả, cần chú ý tới ba nguyên tắc chung là: phát triển lời
nói, phát triển tư duy, tính đến đặc điểm của học sinh.
Ngoài ra, với riêng phân môn Chính tả, có thể kể tới một nguyên tắc đặc
thù là phối hợp phương pháp “tiêu cực” với phương pháp tích cực trong
dạy học Chính tả. Phương pháp tích cực là cách dạy giúp học sinh hình
thành một cách có ý thức hoặc không có ý thức những kĩ năng nói, viết
đúng ngay từ đầu. Phương pháp “tiêu cực” là cách dạy trong đó giáo viên
giúp học sinh phát hiện các lỗi sử dụng lời nói, phân tích lỗi, chữa lỗi, từ đó
giúp các em tránh được các lỗi sử dụng lời nói. ở phân môn Chính tả,
nguyên tắc này giữ vai trò quan trọng, vì có tác dụng rất cao trong việc
phòng ngừa lỗi chính tả cho học sinh.
Nhiệm vụ của hoạt động 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Định
Dung lượng: 22,12KB| Lượt tài: 0
Loại file: 7z
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)