Phương pháp dạy học
Chia sẻ bởi Caibapnt Caibapnt |
Ngày 23/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: phương pháp dạy học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
* Học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Học theo hợp đồng cho phép phân hóa trình độ người học, tạo điều kiện cho người học thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển của cá nhân người học. Người dạy, xây dựng nội dung học tập theo hình thức phiếu học tập – hợp đồng có cam kết, gồm các nhiệm vụ bắt buộc (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng) và nhiệm vụ tự chọn (nội dung mở rộng và nâng cao) nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Học theo hợp đồng hướng tới củng cố tính độc lập và tăng cường hợp tác trong học tập của người học, đồng thời tạo điều kiện cho người học được tham gia hoạt động và lựa chon nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả. học theo hợp đồng có thể tổ chức 2 hình thức: Hợp đồng cá nhân và hợp đồng nhóm. Hợp đồng các nhân – các nhân kí kết hợp đồng với người dạy. Tuy nhiên, trong hợp đồng các nhân có nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, nhưng nhiệm vụ chủ yếu là các nhân hoàn thành sau đó có sự trao đổi, kiểm tra chéo theo cặp hoặc theo nhóm. Hợp đồng nhóm – đại diện nhóm kí kết hợp đồng. Trong hợp đồng nhóm có nhiệm vụ các nhân và nhiệm vụ của nhóm.Ví vụ: cá nhân làm việc độc lập sau đó trao đổi trong nhóm, kết quả, y kiến cuối cùng là chung của nhóm, trong thảo luận nhóm có thể kết hợp các kỹ thuật dạy học như kỹ thuật khăn trải bàn...
Trong học theo hợp đồng các nhiệm vụ cần có đáp án và các phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau để người học thực hiện đáp ứng các trình độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ. Đáp án và phiếu hỗ trợ chỉ cho phép người học nhận khi đã hoàn thành gói hợp đồng theo kí kết để đối chiếu, so sánh, trao đổi và đánh giá kết quả nhiệm vụ.
Học theo hợp đồng trong dạy học nghệ thuật sẽ khuyến khích được năng lực, sở trường và hứng thú học tập của từng cá nhân trong các nhiệm vụ học tập cụ thể. Điều này sẽ tránh sự gò bó, rập khuôn, máy móc trong học tập, đảm bảo cho người học phát huy được năng lực phù hợp với khả năng, nhận thức của cá nhân, hạn chế việc đánh giá cào bằng, cứng nhắc trong giáo dục nghệ thuật. Qua thực tế được quan sát, đánh giá các băng hình và kế hoạch bài học thiết kế theo phương pháp này cho thấy, học theo hợp đồng nên áp dụng vào dạng bài củng cố, ôn tập, ôn thi kết thúc chương, kết thúc học phần..., hạn chế áp dụng vào các bài hình thành kiến thức mới, bởi, học theo hợp đồng sẽ tạo cho học sinh học sâu và phù hợp với khả năng trình độ người học.
Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận...về nội dung chủ đề.
Dạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp và một số phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học khác. Ưu điểm của học theo góc trong dạy học nói chung và Mỹ thuật nói riêng là người dạy có thể giao nhiều nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập, mỗi cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ với sự tương tác của người dạy và thành viên trong nhóm. Mỗi góc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc cùng hướng tới mục tiêu bài học. Dạy học theo góc có thể áp dụng ở hầu hết các dạng bài học và các bài tập tích hợp kiến thức nhiều môn học.
Ví dụ: Vẽ theo mẫu – Vẽ tĩnh
Trong học theo hợp đồng các nhiệm vụ cần có đáp án và các phiếu hỗ trợ theo các mức độ khác nhau để người học thực hiện đáp ứng các trình độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ. Đáp án và phiếu hỗ trợ chỉ cho phép người học nhận khi đã hoàn thành gói hợp đồng theo kí kết để đối chiếu, so sánh, trao đổi và đánh giá kết quả nhiệm vụ.
Học theo hợp đồng trong dạy học nghệ thuật sẽ khuyến khích được năng lực, sở trường và hứng thú học tập của từng cá nhân trong các nhiệm vụ học tập cụ thể. Điều này sẽ tránh sự gò bó, rập khuôn, máy móc trong học tập, đảm bảo cho người học phát huy được năng lực phù hợp với khả năng, nhận thức của cá nhân, hạn chế việc đánh giá cào bằng, cứng nhắc trong giáo dục nghệ thuật. Qua thực tế được quan sát, đánh giá các băng hình và kế hoạch bài học thiết kế theo phương pháp này cho thấy, học theo hợp đồng nên áp dụng vào dạng bài củng cố, ôn tập, ôn thi kết thúc chương, kết thúc học phần..., hạn chế áp dụng vào các bài hình thành kiến thức mới, bởi, học theo hợp đồng sẽ tạo cho học sinh học sâu và phù hợp với khả năng trình độ người học.
Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận...về nội dung chủ đề.
Dạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp và một số phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học khác. Ưu điểm của học theo góc trong dạy học nói chung và Mỹ thuật nói riêng là người dạy có thể giao nhiều nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập, mỗi cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ với sự tương tác của người dạy và thành viên trong nhóm. Mỗi góc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc cùng hướng tới mục tiêu bài học. Dạy học theo góc có thể áp dụng ở hầu hết các dạng bài học và các bài tập tích hợp kiến thức nhiều môn học.
Ví dụ: Vẽ theo mẫu – Vẽ tĩnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Caibapnt Caibapnt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)