Phương pháp dạy học

Chia sẻ bởi Vũ Trung Hiếu | Ngày 11/05/2019 | 143

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp dạy học thuộc Thể dục 10

Nội dung tài liệu:

1
Chuyên đề II
Phương pháp dạy học (tiếp theo)
2
Lý luận dạy học
PHƯƠNG PHÁP DẠY
PHƯƠNG PHÁP HỌC
DẠY
HỌC
3
MÔ HÌNH BA BÌNH DIỆN CỦA PPDH
(Bernd MEIER)

Quan điểm DH
PPDH
Kĩ thuật DH
PP vĩ mô
PP vi mô
PP cụ thể
Bình diện vĩ mô
Bình diện trung gian
Bình diện vi mô
4
Quan điểm dạy học (QĐDH): là những định hướng tổng thể cho các hành động PP, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý thuyết của LLDH, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình DH.
QĐDH là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của PPDH.


QUAN ĐIỂM DẠY HỌC
Concept
QUAN ĐIỂM DH
PPDH (nghĩa hẹp)
KTDH
5
Phương pháp dạy học (c? th?) : Khái niệm PPDH ở đây được hiểu với nghĩa hẹp, là những hỡnh th?c, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện DH cụ thể.
PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS.
Cỏc PPDH du?c th? hi?n trong cỏc hỡnh th?c t? ch?c v� cỏc ti?n trỡnh PP.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (CỤ THỂ)
6
Kỹ thuật dạy học (KTDH): là những bi?n phỏp, cách thức hành động của của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, m� l� nh?ng th�nh ph?n c?a PPDH.
KTDH du?c hi?u l� don v? nh? nh?t c?a PPDH.
S? phõn bi?t gi?a k? thu?t v� PP d?y hoc nhi?u khi khụng rừ r�ng.
KỸ THUẬT DẠY HỌC
Technik
7
Ví dụ về các tầng bậc của
phương pháp
8
Học hợp tác
Thảo luận nhóm
Học theo
dự án
Học theo
góc
….
Học theo
Hợp đồng
Khăn trải bàn
Mảnh ghép



9
Thảo luận nhóm
1. Quy mô nhóm
Quy mô nhóm HS để học tập hợp tác có thể là:
Nhóm 2 người (cặp)
Nhóm 3 người (bộ ba)
Nhóm 4- 6 người (nhóm nhỏ)
Trên 6 người (nhóm lớn - thường ít được sử dụng)
Tuỳ từng nhiệm vụ học tập, thời gian, đồ dùng học tập, yêu cầu kỹ năng,... mà GV quyết định số thành viên trong nhóm cho phù hợp.
10
2. Cách chia nhóm HS
Có 4 cách chia nhóm phổ biến:
2.1. Nhóm có kỹ năng và trình độ tương đương
Thuận lợi:
HS cảm thấy thoải mái hơn, ít sức ép
GV xử lý dễ dàng hơn
Hạn chế: Đối với những nhóm có toàn HS kém, dẫn đến kết quả kém. Làm giảm mức độ tự tôn của HS (tôi không làm được vì tôi thuộc nhóm kém).
2.2. Nhóm có kỹ năng và trình độ đa dạng
Làm cho "tài nguyên của nhóm" trở nên phong phú. Nhóm có thể đáp ứng những nhiệm vụ khác nhau.
Tất cả HS đều được hưởng lợi khi có HS giỏi trong các nhóm trình độ khác nhau (ngay cả những HS kém và HS giỏi)
2.3. Cho HS tự chọn nhóm (đáp ứng nhu cầu tình cảm, sở thích).
2.4. Chia nhóm ngẫu nhiên.
11
3. Vai trò của các thành viên trong nhóm

Tuỳ số thành viên và nhiệm vụ học tập GV có thể yêu cầu HS thực hiện các vai trò khác nhau trong nhóm. Ví dụ:
12
Nhóm trưởng
Bạn cần theo dõi để các thành viên tập trung làm việc trong nhóm
Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề không có trong bài tập, bạn phải yêu cầu họ quay trở lại nội dung làm việc
Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các thành viên còn lại chú ý lắng nghe
Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và tham gia
Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục.
13
Thư ký

Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc
Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cẩn thận và rõ ràng
14
Người giám sát về thời gian

Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm
Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian cho phép.
Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác thôi, nếu không toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được”
Trong quá trình thảo luận, bạn có thể thông báo về thời gian còn lại.
Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn thành bài tập.
15
Người giữ trật tự

Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm không thảo luận quá to.
Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nói một cách nhẹ nhàng hơn.
Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn.
16
Người cổ vũ

Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc. Ví dụ “Nào các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!”
Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ như “Hãy cố gắng lên, tôi biết bạn có thể làm được”
Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm ra cách làm”
17
Người hậu cần

Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài liệu đó ở đâu.
Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc
Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó.
Khi nhiệm vụ của nhóm đã hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu.
18
4. Đánh giá quá trình và kết quả làm việc nhóm
Đánh giá đồng đẳng trong nhóm và tự đánh giá là một trong 5 yếu tố của học hợp tác. Dưới đây là một số phiếu đánh giá có thể tham khảo:
Ví dụ 1: Phiếu "Đánh giá không khí và sự tham gia hoạt động nhóm " (tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng)
19
20
Một số kỹ thuật dạy học
21
động não
Mô tả ki thu?t
động não là ki thu?t giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
22
Cách tiến hành
Có thể tiến hành theo các bước sau :
Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
23
Phân loại các ý kiến.
Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
Tổng hợp ý kiến của học sinh, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không.

24
Những yêu cầu sư phạm của kỹ thuật động não
Kỹ thuật động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào, song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của học sinh.
Kỹ thuật này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở.
Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn.
25
Tất cả mọi ý kiến đều cần được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận mà không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay.
Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh.
26
Đọc hợp tác
© Trường đại học Queensland 2007
27
Đọc hợp tác
1. Mục đích: giúp học sinh thực hành xem
truớc một đoạn văn, xác định khái niệm mà
các em cần tìm hiểu và tóm tắt đoạn văn.
2. Kĩ thuật:
Xem trước
Đánh dấu
Rút ra ý chính
Tổng kết
28
Đã bao giờ bạn nghĩ về …?
1. Xem trước
Chúng ta biết gì?
Chúng ta lưu ý thấy gì?
Chúng ta cho rằng chuyện gì sẽ xảy ra?
Trợ giúp!

Đã bao giờ bạn nghĩ về …?
1. Xem trước (một bài hoặc một đoạn văn)
Đọc nhan đề và các tiêu đề.
Xem tranh vẽ và hình minh hoạ.
Đọc lướt văn bản (những từ ngữ chính trong đoạn văn đầu và cuối).


Trước khi đọc:
29
Trong khi đọc:
2. Đánh dấu
Ý hay (đánh dấu bên lề)
Ô không! (đánh dấu)
Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề?





3. Rút ra ý chính
Hãy thảo luận nội dung chúng ta đã đọc và diễn đạt ý chính bằng lời của mình.
2. Đánh dấu (Có thể)
Chúng ta có biết ý nghĩa không?
CÓ / KHÔNG
Nếu không, chúng ta có thể xác định ý nghĩa trong bối cảnh không?
CÓ / KHÔNG
Có dấu hiệu nhận biết nào trong cấu trúc từ không?
CÓ / KHÔNG
Tra từ điển hay hỏi giáo viên.

3. Rút ra ý chính
Điều gì quan trọng nhất, ai hay cái gì?
Điều quan trọng nhất về người hay vật/việc đó là gì?
30
Sau khi đọc:
4. Tổng kết
Hãy đặt một số câu hỏi về những ý chính trong bài.
Chúng ta học được điều gì?
(Viết ra. Chia sẻ)
4. Tổng kết (Khôn ngoan)
Đặt một số câu hỏi để chứng minh bạn hiểu thông tin.
Ghi lại những thông tin quan trọng.
Chia sẻ với nhóm và lớp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)