Phương pháp dạy bài về chất

Chia sẻ bởi Trần Thị Tú Anh | Ngày 23/10/2018 | 139

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp dạy bài về chất thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GVHD: TS. Trịnh Văn Biều
HVCH: Lê Thị Mỹ Trang
Tài liệu tham khảo
Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo viên hóa học 10, NXB GD.
Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Sách giáo viên hóa học 11, NXB GD.
Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học hóa học phổ thông, Khoa hóa học ĐHSP HN.

1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ các bài giảng về chất và nguyên tố hóa học.
2. Sự sắp xếp các bài giảng về chất trong chương trình
3. Cấu trúc bài giảng
4. Thực trạng về việc dạy các bài về chất
5. Phương pháp giảng dạy
6. Giáo án minh họa
7. Một số bài học kinh nghiệm



`
1.1. Vị trí
Chương trình hóa học THCS:
- Lớp 8: 15/70 = 21,4%
- Lớp 9: 45/70 = 64,3%
Chương trình hóa học THPT:

1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của các bài giảng về nguyên tố và chất hóa học

1.2. Mục tiêu
1.2.1. Kiến thức
HS biết được:
- Vị trí các nguyên tố trong bảng HTTH.
- Tính chất của các đơn chất, hợp chất.
- Trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của các chất.
- Tiến hành các thí nghiệm đơn giản  quan sát, mô tả, giải thích và rút ra kết luận.

1. Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của các bài giảng về nguyên tố và chất hóa học

1.2. Mục tiêu
1.2.1. Kiến thức
HS hiểu được:
- Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử suy ra tính chất hóa học của các chất.
- Vì sao các chất lại thể hiện các tính chất: tính oxi hóa, tính khử, tính axit,…
1.2.2.Kỹ năng:
- Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các chất.
- Vận dụng lý thuyết cân bằng hóa học để đạt hiệu suất cao trong sản xuất hóa học.

- Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên bằng các kiến thức hóa học, giải thích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Nhận biết các chất, giải được các bài tập có liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng viết PT hóa học, kỹ năng tính toán, kỹ năng thực hành.

1.2.3. Về tình cảm, thái độ
- Học sinh tích cực, tự giác, hứng thú học tập.
- Rèn luyện năng lực tự học, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
- Yêu thích khoa học  hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn.
- Ý thức trách nhiệm với bản thân, xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan trung thực trên cơ sở khoa học.
- Ý thức vận dụng những tri thức hóa học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
- Bước đầu HS có định hướng chọn nghề nghiệp liên quan đến hóa học.

1.3. Nhiệm vụ
- Cung cấp các kiến thức cơ sở chuẩn bị cho học sinh tiếp thu các kiến thức lý thuyết, hiểu được cơ sở lý thuyết hoá học tạo điều kiện hình thành hệ thống kiến thức hoá học cơ bản.
Ví dụ: Các bài giảng về chất ở THCS vốn là kiến thức cơ sở để giúp học sinh hiểu được thuyết electron, hệ thống tuần hoàn được nghiên cứu ở lớp 10 THPT.
Hình thành, phát triển và hoàn thiện các khái niệm hóa học cơ bản: khái niệm chất, phản ứng hóa học, các loại chất vô cơ, hữu cơ, công thức cấu tao các chất, loại liên kết…

1.3. Nhiệm vụ
- Củng cố, phát triển và hoàn thiện các kiến thức về ngôn ngữ hóa học: cách gọi tên các chất, CTPT, CTCT…
- Hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng hóa học: kỹ năng thực hành, viết và cân bằng các phương trình hóa học, giải các bài tập hóa học,…
Trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức hóa học cơ bản để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và biết được vai trò quan trọng của hóa học đối với đời sống, sản xuất.
Vận dụng, củng cố, hoàn thiện, phát triển các lý thuyết...

2. Sự sắp xếp các bài giảng về chất trong chương trình
Căn cứ vào vị trí của lý thuyết chủ đạo và nhiệm vụ của các đơn chất, hợp chất được lựa chọn mà sắp xếp theo sự phát triển của các khái niệm hoá học cơ bản.
 2.1. Một số chất được nghiên cứu trước lý thuyết chủ đạo ở THCS
Nhiệm vụ hình thành khái niệm hoá học cơ bản đầu tiên và cung cấp các sự kiện hóa học làm cơ sở để tiếp thu lý thuyết chủ đạo của chương trình. Vd: oxi, hiđro, nước…
 2.2. Một số nguyên tố, chất được nghiên cứu sau lý thuyết chủ đạo ở THPT
- Mang tính chất vận dụng, hoàn thiện, phát triển lý thuyết nên các chất được nghiên cứu theo nhóm nguyên tố (nhóm halogen, nhóm oxi, nhóm nitơ...)
- Các chất hữu cơ nghiên cứu theo các loại hợp chất hữu cơ từ đơn giản đến phức tạp trên cơ sở lý thuyết eletrron và thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ.
4. Thực trạng về việc dạy các bài về chất
PP thuyết trình vẫn được sử dụng thường xuyên do trình độ HS, nội dung kiến thức nhiều, chưa đổi mới pp dạy học.
Phương tiện trực quan (thí nghiệm, tranh ảnh, hình vẽ…)ít được sử dụng thường xuyên vì:
Tâm lí GV sợ cháy giáo án.
Không có chính sách ưu tiên.
Trang thiết bị chưa đầy đủ.
Thời gian nghỉ giữa các tiết học quá ít.
GV chưa thấy rõ tầm quan trọng của lí thuyết chủ đạo  phương pháp giảng dạy mang tính chất thông báo, ép buộc.
- HS chưa quen với phương pháp giảng dạy mới.
Sỉ số lớp đông, bàn ghế cố định, diện tích lớp học nhỏ nên khó tổ chức hoạt động thảo luận nhóm.
Chưa phát huy được thế mạnh của phương tiện trực quan trong quá trình dạy.
Phần trạng thái tự nhiên và ứng dụng GV thường cho HS tự nghiên cứu.


4. Thực trạng về việc dạy các bài về chất
3. Cấu trúc bài giảng
4.1. Giảng dạy các chất – nguyên tố hóa học trước lý thuyết chủ đạo
Sử dụng thường xuyên phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp dùng lời.
- Sự phối hợp thường trực các phương pháp này theo hình thức minh họa hoặc nghiên cứu để tích cực hoá hoạt động nhận thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh.
- Thí nghiệm hoá học, phương tiện trực quan được coi là nguồn kiến thức nên rất quan trọng, không thể thiếu được trong các bài dạy về chất.

4.1. Giảng dạy các chất – nguyên tố hóa học trước lý thuyết chủ đạo
Dùng phương pháp quy nạp .
- Từ các sự kiện cụ thể về trạng thái, màu sắc, các tính chất lý học, hoá học thông qua các thí nghiệm cụ thể và phương tiện trực quan để  các kết luận về tính chất của các đơn chất và hợp chất cụ thể.
- Từ tính chất của một số đơn chất cụ thể đi đến tính chất chung của các loại đơn chất: kim loại, phi kim hoặc các hợp chất.
Ví dụ: Từ oxi, hiđro đi đến tính chất của phi kim
   
Phương pháp suy diễn: đi từ tính chất chung của loại hợp chất để nghiên cứu tính chất của một số chất cụ thể.
VD: - Từ định nghĩa, phân loại, gọi tên, tính chất hoá học chung của oxit để nghiên cứu chất cụ thể: CaO...
- Từ tính chất chung của kim loại, dãy hoạt động hoá học để nghiên cứu tính chất của nhôm, sắt.
       

4.2. Giảng dạy các chất – nguyên tố hóa học sau lý thuyết chủ đạo
Phương pháp trực quan được sử dụng thường xuyên trong các bài giảng về chất có kết hợp chặt chẽ với phương pháp dùng lời. Việc sử dụng phương pháp trực quan ngoài nhiệm vụ tích luỹ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thí nghiệm hoá học và các phương tiện trực quan còn giúp học sinh kiểm tra các giả thuyết, các dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hoá các khái niệm, quy luật hoá học.
        Ví dụ: -Thí nghiệm  Cu tác dụng với H2SO4 đặc …
Như vậy thí nghiệm hoá học được sử dụng chủ yếu để minh hoạ, kiểm tra, đánh giá tính xác thực của giả thuyết,.


Phương pháp chủ yếu là phương pháp suy lý - diễn dịch:
       + Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử (cấu hình electron ), dạng liên kết hoá học trong phân tử  yêu cầu học sinh dự đoán tính chất lý học, hoá học cơ bản.
        + Dùng phản ứng hoá học xác nhận giả thuyết, khẳng định tính đúng đắn của dự đoán   →  kết luận về tính chất của chất nghiên cứu.
         + Từ tính chất →  cách sử dụng, bảo quản ; ứng dụng thực tiễn; trạng thái tự nhiên; phương pháp điều chế. →  Rèn luyện cho học sinh các phán đoán, suy lý, lập luận trong việc giải quyết các vấn đề học tập, góp phần phát triển năng lực nhận thức cho học sinh.

Khi sử dụng các phương pháp dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề cần sử dụng tích cực các phương pháp rèn luyện các thao tác tư duy đặc biệt là so sánh đối chiếu. Cụ thể:
        + So sánh các nguyên tố, các chất với các nguyên tố, chất cùng loại.
        + So sánh các nhóm nguyên tố đã nghiên cứu, tìm ra những điểm giống và khác nhau, giải thích nguyên nhân sự giống và khác nhau đó trên cơ sở lý thuyết chủ đạo.
VD: - So sánh tính chất hóa học của xicloankan và anken
- So sánh tính oxi hóa của các halogen.
- So sánh khả năng hoạt động hóa học của N2 và P ở đk thường.

Trong bài dạy về chất cần chú ý vận dụng các nội dung định lượng như: nhiệt phản ứng, độ âm điện, năng lượng hoạt hoá, độ tan, hằng số điện ly, hằng số cân bằng… để rèn kỹ năng tính toán, giải bài tập định lượng có liên quan đến các biến đổi hoá học của các chất.
Trong bài giảng về chất cần nghiên cứu sự vận động, chu trình biến hóa của các chất trong tự nhiên để có những hiểu biết về cách bảo vệ môi trường thiên nhiên, xử lý sản phẩm thừa trong quá trình sản xuất chúng.


Kết hợp với việc sử dụng sách giáo khoa.
Tổ chức hoạt động nhóm và dùng phiếu học tập.
Tổ chức dạy học theo dự án đối với những bài có liên hệ nhiều tới đời sống: vai trò của tầng ozon, vai trò và tác hại của phân bón hóa học đối với đời sống, chu trình nitơ trong tự nhiên.
5. Giáo án minh họa
VD: Bài “Amoniac”- ban nâng cao
Mục tiêu bài học
Kiến thức
- Biết được cấu tạo phân tử amoniac, tính chất vật lí của amoniac, vai trò quan trọng của NH3 trong đời sống và sản xuất, phương pháp điều chế NH3 trong phòng TN và CN.
Hiểu được tính chất hóa học của NH3.
2. Kỹ năng
Rèn luyện khả năng quan sát, giải thích hiện tượng.
Rèn luyện khả năng viết ptpư.
Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lý, tính chất hóa học của NH3.
Vận dụng lý thuyết chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất NH3.
3.Tình cảm, thái độ
Thấy được môn hóa học rất thiết thực; gắn liền với đời sống, sản xuất.
II. Phương pháp
Trực quan.
Đàm thoại nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị
Dụng cụ: ống nghiệm, chậu thủy tinh, bình cầu.
Hóa chất: NH3, H2O, HCl đặc, HCl loãng, dd NaCl, dd AlCl3, CuSO4, AgNO3

5. Giáo án minh họa
VD: Bài “Amoniac”- ban nâng cao
Để bài dạy về chất đạt hiệu quả tốt nhất, GV cần:


6. Kinh nghiệm
Nên sử dụng hợp lí các phương tiện trực quan, chuẩn bị kỹ thí nghiệm trước khi lên lớp.
Chuẩn bị phiếu học tập.
Phần ứng dụng nên cho HS trình bày, sau đó GV bổ sung.
Sử dụng sơ đồ về số oxi hóa khi nghiên cứu tính chất hóa học của các chất.

6. Kinh nghiệm
KẾT LUẬN
Các bài giảng về chất và ngyên tố hóa học chiếm phần lớn nội dung chương trình hóa học ở phổ thông do đó mỗi GV cần phải:
Nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi bài giảng về chất.
Hiểu được sự lựa chọn và sắp xếp vị trí của các bài về chất trong  chương trình hóa học phổ thông.
Nắm vững một số nguyên tắc chung về phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hoá học.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Tú Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)