Phuong phap day bai thuc hanh

Chia sẻ bởi Caibapnt Caibapnt | Ngày 23/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: phuong phap day bai thuc hanh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phương pháp dạy học
các bài thực hành trongchươngtrình
hoá học phổ thông





NộI dung
i/ Mục tiêu của các bài thực hành vô cơ
Ii/ cấu trúc chương trình
Iii/ những nội dung mới và khó
Iv/ ppgd phần thực hành hữu cơ
i/ mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh phải nắm vững, củng cố khắc sâu tính chất hoá học của các đon chất và hợp chất của chúng
Học sinh phải nắm vững, củng cố và khắc sâu phương pháp điều chế các đon chất và các hợp chất của chúng
Học sinh khắc sâu các ứng dụng của các đon chất và hợp chất của chúng
Học sinh nắm được tính độc hại của các hoá chất và cách khử độc
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng lắp ráp sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
-Yêu cầu học sinh luyện tập để nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, bảo đảm thí nghiệm thành công, an toàn.
Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm khéo léo thành thạo trong ống nghiệm với lượng nhỏ hoá chất
Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét giải thích các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm
- Làm quen với việc giải một bài tập thực nghiệm ví dụ như phân biệt các hoá chất.
3. Về giáo dục tình cảm, thái độ
Qua nội dung thực hành giúp học sinh hứng thú với môn học, say mê khoa học, thích khám phá tìm tòi sáng tạo
Rèn tác phong làm việc khoa học chính xác, kĩ năng thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp.
Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để làm cơ sở cho nghiên cứu các kiến thức tiếp theo

ii/ cấu trúc chương trình
A/ Chương trình thcs
Lớp 8
Lớp 9
b/ chương trình thpt
Lớp 10 (ban cơ bản)
Lớp 11 (ban cơ bản)
Lớp 12 (ban cơ bản)
Ii/ NHữNG NộI DUNG MớI Và KHó PHầN THựC HàNH LớP 11:
1- Trong chương 1 về sự điện li có bài thực hành số 1: tính axit - bazơ, phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
So với chương trình cũ thì chương trình mới đưa ra thêm thí nghiệm thử tính axit bazơ của các chất nhằm củng cố kiến thức về axit bazơ.
Giúp học sinh có thể làm tốt dạng bài tập xác định môi trường của dung dịch muối hay các bài tập nhận biết
2. Trong chương Nitơ- Photpho
+ Chương trình cũ gồm 2 bài thực hành: Bài 1 về amoniac và axit nitric, Bài 2 phân bón hoá học
+ Chương trình mới có 1 bài thực hành: Tính chất của các hợp chất nitơ, photpho
Mặc dù số bài thực hành của 2 chương trình khác nhau nhưng nội dung thực hành không có nhiều sự thay đổi. Do bài thực hành chương trình mới có nội dung gồm 2 nội dung của bài thực hành cũ
3. Chương dại cương về hoá học hữu cơ cả 2 chương trình đều có bài thực hành về phân tích định tính nguyên tố. Chương trình mới đưa thêm điều chế và thử tính chất của metan.
Đây là một nội dung khó giúp học sinh xác định sự có mặt của C, H Halogen ở hợp chất hữu cơ và giúp học sinh tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành khó như nung nóng ống nghiệm chứa chất rắn, thử tính chất của chất khí
5. Do có sự thay đổi cấu trúc chương trình : phần các dẫn xuất của hiđrocacbon chương trình cũ nằm ở lớp 12, chương trình mới đưa vào lớp 11 do vậy trong chương trình mới đưa thêm các bài thực hành :
+ Thực hành thử tính chất của vài dẫn xuất halogen, ancol, phenol
+ Thực hành tính chất của anđehit, axit cacboxylic
4. Trong bài thực hành về Hiđrocacbon không no và aren
+ Chương trình cũ gồm điều chế metan, etilen, axetilen và thí nghiệm thử tính chất của benzen
+ Chương trình mới gồm điều chế và thử tính chất của axetilen, tính chất của toluen
Như vậy, so với chương trình cũ, chương trình mới có thêm phần thử tính chất của axetilen và toluen. Còn phần metan thì chương trình mới đã đưa vào bài thực hành trước.
III/pPDH các bài thực hành lớp 11:
Về mặt tổ chức của buổi thực hành:
Nên chia lớp thành các nhóm (có thể là các tổ )
Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho mỗi nhóm.
Yêu cầu học sinh phải đọc bài thực hành trước khi đến lớp.
Đảm bảo thực hiện đúng nội qui của phòng thí nghiệm (học sinh phải trật tự, giữ vệ sinh chung, không được tự động lấy hoá chất khác ngoài hoá chất dược sử dụng trong bài,không được làm các thí nghiệm không có trong bài thực hành )
Để đảm bảo học sinh thực hiện đúng nội qui của phòng thí nghiệm ,giáo viên có thể sử dụng thang điểm sau :
+Kỷ luật,giữ trật tự ,vệ sinh phòng thí nghiệm: 5 điểm
+Tiến trình làm thí nghiệm,kết quả thực hành : 3 điểm
+ Viết tường trình thí nghiệm : 2 điểm
(Bản tường trình có thể nộp sau buổi thực hành )

1- Bài thực hành số 1 :
Chương trình mới bỏ thí nghiệm về phản ứng trung hoà,thay bằng thí nghiệm tính axit - bazo.
Đây là thí nghiệm rất cần thiết để học sinh củng cố kiến thức về axit -bazo, xác định pH của dung dịch
* TN1 : Tính axit-bazo. Giáo viên lưu ỷằng có thể thực hiện phản ứng trong các hõm nhỏ của đế sứ giá thí nghiệm cải tiến.

* TN2 : Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện ly.Giáo viên lưu ý: khi nhỏ dd NH3 đặc vào óng nghiệm có Cu(OH)2 vừa điều chế phải lắc nhẹ và yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra


2- Bài thực hành số 2 : Tính chất của các hợp chất của nitơ và photpho.
* TN1 : Điều chế khí amoniac
Chuẩn bị thí nghiệm như sách giáo khoa, giáo viên lưu ý:
+ Có thể dùng chất khác để điều chế amoniac trong ống nghiệm như từ hỗn hợp NH4Cl và vôi bột CaO, hoặc dd NH3 thấm ướt cát sạch.
+ Hướng dẫn học sinh đưa giấy chỉ thị màu vào miệng ống nghiệm úp ngược để nhận biết ống nghiệm đã chứ đầy NH3 .
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra
*TN2 : Tính oxihoá của axit HNO3
+ Giáo viên nhắc học sinh lấy lượng nhỏ hoá chất vì trong sản phaamr của phản ứng có những chất khí độc bay ra như NO và NO2
+ Sau khi phản ứng Cu với HNO3 kết thúc, ta dùng bông tẩm xút đã được cuốn sẵn vào đũa thuỷ tinh để hấp thụ hết khí NO2 trong ống nghiệm rồi tiếp tục bỏ mảnh Cu vào để thử tính oxihoá của HNO 3
+ Chú ý khi cho Cu vào có thể không thấy dd màu xanh mà thấy Cu(NO3) khan màu trắng ,cho thêm nước vào lắc lên sẽ thấy dd màu xanh


*TN 3 : Phân biệt 1 số loại phân bón đã học
a-Phân đạm amoni sunphat :
Giáo viên nhắc học sinh lấy 1 lượng amoniac nhỏ như hạt ngô ,nhỏ tiếp 20 giọt nước cất và lắc nhẹ cho đến khi hoá chất tan hết . Sau đó lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 5 giọt dd phân đạm vừa pha chế.
Chọn hoấ chất thích hợp là dd BaCl2 và dd NaOH để nhận biết sự có mặt của ion NH4+ và SO42- trong dung dịch
b- Phân kaliclorua và supephotphat kép:
Lấy vào ống nghiệm (1) một lượng kaliclorua nhỏ như hạt ngô.
Lấy vào ống nghiẹm (2) một lượng tương tự phân supephotphat kép, nhỏ tiếp vào mỗi ống 20 giọt nước cất lắc nhẹ cho đến khi tan hết,nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào mỗi ống.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra


3-Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính,điều chế và tính chất của metan
*Giúp học sinh xác định được sự cí mặt của C, H và halogen trong hợp chất hữu cơ
*Giúp học sinh biết phương pháp điều chế và nhận biết một số tính chất hoá học của mêtan.
*Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoấ chất ,quan sát,nhận xét và giải thích hiện tượng xảy ra.
*TN 1 : Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ
Giáo viên chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như sách giáo khoa hướng dãn,nhưng cần lưu ý :
+ Cần chuẩn bị sẵn bột (CuSO4) màu trắng bằng cách nghiền nhỏ các tinh thể CuSO4 .5H2O (màu xanh) bằng cối sứ rồi sấy khô.
+ Cần trộn thật kĩ hỗn hợp chất hữu cơ và CuO , cho vào tận đáy ống nghiệm.Muốn cho bông và bột CuO vào , dùng kẹp lấy hoá chất để kẹp 1 nhúm bông và nhúng sâu vào capsun sứ hặoc hõm sứ chứa bột CuSO4 rồi đưa vào ống nghiệm,nơi gần miệng ống
+ Hướng dẫn học sinh đặt ống nghiệm nằm ngang tren giá thí nghiệm Lưu ý đưa điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn tiếp xúc với phần đáy ống nghiệm.
4-Bài thực hành thứ 4 : Tính chất của một vài hiđrocacbon không no và hiđrocacbon thơm
*Củng cố 1 số tính chất vật lý và tính chất hoá học của etylen, axetilen , toluen
*Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất
*TN 1 : điều chế và thử tính chất cua axetilen
Có thể làm theo phương án 1 (giống sách giấo khoa).Giáo viên lưu ý :
+ Đế phòng xáy ra hiện tượng nổ mạnh nguy hiểm ,trước khi châm lửa đốt khí axetilen ở đầu ống dẫn ,cần cho khí thoát ra 1 phần để đuổi hết không khí ra khỏi ống nghiệm
+ Có thể dùng đế sứ giá thí nghiệm để để làm thí nghiệm thay cho mẩu sứ
Có thể làm theo phương án 2 sau đây ;
+ Thực hiện phản ứng trong ống nghiệm có nhánh .ở đây chỉ cần một ống dẫn khí đầu vuốt nhọn nối với nhánh của ống nghiệm để đốt khí và sụcvào dung dịch nước brom và dung dịch KMnO4.
*TN 2 : Tính chất của Toluen
Tiến hành thí nghiệm như sách giáo khoa hướng dẫn, giáo viên kưu ý :
+ Toluen là chất độc
+ Nhắc nhở học sinh không ngửi,khi làm thí nghiệm tránh để rớt ra tay
Yêu cầu học sinh quan sát và giải thích được hiện tượng:
+ Nhỏ dd toluen vào ống nghiệm chứa mẩu iốt ,lắc kĩ , để yên có dd màu tím nâu chứng tỏ iốt tan trong toluen.
+ Nhỏ dd toluen vào ống nghiệm chứa dd KMnO4 1% và lắc kĩ, lớp toluen không màu nổi lên trên,dd KMnO4 không bị mất màu nằm ở dưới. Điều đó chứng tỏ toluen không phản ứng với KMnO4 ở nhiệt độ phòng..Đun sôi dd mất màu do KMnO4 oxihoá toluen thành kalibenzoat và bản thân nó bị khử thành MnO2.
+ Nhỏ dd toluen vào nước brom,lắc kĩ rồi để yên.Toluen hoà tan trong brom và tạo thành lớp chất lỏng màu hung nhạt nổi lên trên.Nước hoá tan brom kém hơn toluennen dd nước brom ở phía dưới bị nhạt màu đi.Như vậy brom bị toluen chiết lên trên mà không xảy ra phản ứng hoá học.
5- Bài thực hành số 5 : Tính chất của một vài dẫn xuất halogen,ancol ,phenol
* Củng cố tính chất vật lý và tính chất hoá học của một số dẫn xuất halogen,ancol,phenol
*Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất ,với các chất cháy, nổ , độc
*TN 1 : Thuỷ phân dẫn xuất halogen
Tiến hành thí nghiệm như sách giáo khoa hướng dẫn.
Yêu cầu học sinh quan sát và giải thích được hiện tượng có kếttủa trắng do :
+ 1,2-dicloetan là dẫn xuất loại ankylhalogenua bị thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch kiềm tạo thành ancol etylic và ion Cl-
+ Ion Cl- sinh ra được nhận biết bằng AgNO3 dưới dạng kết tủa trắng AgCl
( Lưu ý : cần axit hoá bằng HNO3 để tránh hiện tượng tạo kết tủa AgOH )
*TN 2 : Tác dụng của glixerol với đồng (II) hiđroxit
Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như sách giáo khoa. Yêu cầu học sinh quan sát và giải thích hiện tượng:
+ Nhỏ dd CuSO4 vào dd NaOH chứa trong 2 ống nghiệm, xuất hiện kết tủa màu xanh lam
+ Nhỏ tiếp glixerol vào ống thứ nhất chứa Cu(OH)2 mới tạo thành rồi lắc nhẹ, xuất hiện dd phức đồng (II)glixerat màu xanh da trời ,trong suốt
+ Nhỏ tiếp ancol vào ống nghiệm thứ 2 chứa Cu(OH)2 mới tạo thành thấy không có hiện tượng gì xảy ra.
+ Nhỏ tiếp từ từ dd HCl vào ống nghiệm thứ nhất chứa đòng (II)glixerat xuất hiện dd có màu xanh nhạt CuCl2
+ Nhỏ tiếp từ từ dd HCl vào ống thứ 2 chứa Cu(OH)2 và etanol ,xuất hiện dd màu xanh nhạt ,do dd HCl đã tác dụng với dd Cu(OH)2.Dung dịch HCl không tác dụng với etanol
*TN 3 : Tác dụng của phenol với brom
Giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh :
+ Dùng dung dịch bão hoà phenol ở nhiệt độ phòng
+ Phenol gây bỏng da nên phải thận trọng khi làm thí nghiệm
*TN 4 : Bài tập nhận biết
Nhận biét 3 dd : etanol , glyxerol , phenol
Giáo viên giúphọc sinh tìm ra hướng tiến hành thí nghiệm: Nhận biết 2 hoá chất bằng những phản ứng đặc trưng , từ đó suy ra hoá chất thứ 3
+ Phương án 1:Nhỏ lần lượt 3 giọt mỗi dd trên vào mỗi ống nghiệm . Nhỏ tiếp vào mỗi ống 1 giọt dd nước brom.Nhận biết được dd chứa phenol,do tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol
điều chế 1 lượng nhỏ Cu(OH)2 từ dd CuSO4 và dd NaOH. Nhỏ lần lượt 3 giọt mỗi dd cần nhận biết vào mỗi ống nghiệm . Cho tiếp vào mỗi ống nghiệm 1 ít Cu(OH)2 . Nhận biết được glixerol , do hiện tượng tạo thành phức tan đồng(II)glixerat màu xanh da trời ,trong suốt.Chất còn lại là etanol.
+ Phương án 2 : Trình tự làm ngược với phương án trên.
6- Bài thực hành thứ 6 : Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
*TN 1 : Phản ứng tráng gương
Giáo viên lưu ý :
+ Cần rửa thật sạch ống nghiệm bằng cách cho vào ống nghiệm 1-2 ml NaOH đặc, đun nóng nhẹ, rồi đổ đi,sau đó tráng nhiều lần bằng nước cất
+ Sau khi nhỏ dd fomandehit 40% vào thuốc thử Tollens,có thể đun nóng nhẹ hỗn hợp (không lắc) trên ngọn lửa đèn cồn
*TN 2 : Phản ứng đặc trưng của andehit và axit cacboxylic
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau :
Lấy hoá chất ở 3 lọ không nhãn trên vào 3 ống nghiệm
Cho CuO vào 3 ống nghiệm trên. Nhận được axit foocmic do tạo thành dung
dịch Cu(COOH)2 màu xanh lam.
Cho dung dịch NaOH vào dd Cu(OH)2 sẽ xuất hiện kết tủa Cu (OH)2.
Lọc sạch kết tủa Cu(OH)2 .Lấy hoá chất từ 2 lọ còn lại cho vào 2 ống nghiệm
khác.Cho Cu(OH)2 vào 2 ống nghiệm này.Nhận biết được dd glyxerol do
Tạo thành phức tan màu xanh da trời trong suốt của đồng (II) glyxerat.
Hoá chất còn lại lá fomalin.Để khẳng định ,ta đun nhẹ hoá chất trong ống nghiệm còn lại sẽ thấy kết tủa đỏ gạch của Cu2O.
*Để có thể tiến hành thí nghiệm nhận biết, giáo viên phải giúp học sinh tìm được hướng tiến hành thí nghiệm như sau : Dùng phản ứng đặc trưng để nhận biết 2 hoá chất , từ đó suy ra chất thứ 3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Caibapnt Caibapnt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)