Phuong phap danh gia ket qua day hoc sinh hoc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân Anh | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Phuong phap danh gia ket qua day hoc sinh hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra đánh giá kết quả dạy - học sinh học THCS
I. Cỏc m?c d? nh?n th?c
Nhớ
Nhớ là nhắc lại chính xác những kiến thức đã học .

Hiểu
Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích sự kiện hiện tượng bằng ngôn ngữ của chính mình.
Vận dụng
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).
Phân tích
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống, giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Tổng hợp
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật mới.
Đánh giá
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Sử dụng một bộ tiêu chí do người học tự đặt ra để đưa ra những nhận xét hợp lý. Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).
II. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm.
1. Câu điền khuyết (completions items)
2. Câu “đúng sai” (true- frue- false items)
3. Câu ghép nối (matching items)
4. Câu nhiều lựa chọn (multiple choices items)
III. Yêu cầu kỹ thuật ra câu hỏi trắc nghiệm
1. Câu điền khuyết
- Bảo đảm sao cho mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ hay một cụm từ thích hợp.
- Từ phải điền là danh từ và là từ hay cụm từ có ý nghĩa nhất trong câu.
- Mỗi câu chỉ nên có một hay hai chỗ trống, được bố trí ở giữa câu hoặc cuối câu và nên có độ dài bằng nhau.
Ví dụ 1 :
Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống
trong các câu sau:
Phần lớn các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào cây dưới dạng ...... qua hệ rễ.
Quá trình cố định ........... là nguồn cung cấp nitơ quan trọng cho thực vật.
2. Cõu dỳng sai
Cần đảm bảo tính Đ hay S của câu là chắc chắn.
Mỗi câu T chỉ nên diễn tả một ý độc nhất, tránh bao gồm nhiều chi tiết.
Tránh dùng những cụm từ như "tất cả", "không bao giờ", "không một ai"...vì có thể dễ dàng nhận ra là câu Đ hay S.
Trong một bài T không nên sắp đặt các câu Đ hay S theo một trật tự có tinh chu kì.
Ví dụ:
Nếu cho là đúng thì viết chữ Đ, còn cho là sai thì đề chữ S vào đầu dòng đầu tiên của mỗi câu.
Quang hợp là quá trình thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ (glucôzơ) từ các chất vô cơ (H2O và muối khoáng).
Hô hấp là quá trình ôxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
3.Câu ghép đôi
Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại có liên quan với nhau, HS có thể dễ nhầm lẫn.
Cột câu hỏi và cột trả lời không nên bằng nhau, nên có câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc của HS khi lựa chọn.
Thứ tự các câu trả lời nên không ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn của HS.
4. Câu nhiều lựa chọn
a. Phần dẫn của câu trắc nghiệm (CTN) cần phải diễn đạt rõ ràng chỉ có một vấn đề muốn nói đến.
b. Câu dẫn có thể là câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là đoạn bổ sung để câu dẫn trở nên đủ nghĩa.
c. Phần lựa chọn nên từ 3 đến 5 phương án trả lời tuỳ thuộc nội dung kiến thức và tư duy của học sinh.
d. Các câu lựa chọn kể cả câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu và hấp dẫn như nhau, đều dễ gây nhầm là câu (Đ) đối với học sinh chưa nắm vững kiến thức.
e.Tránh những câu lựa chọn sai hiển
nhiên dễ nhận biết.
f. Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang nhau.
g.Tránh tình trạng câu lựa chọn đúng được viết dưới những ý tưởng đầy đủ, chính xác; ngược lại các câu nhiễu được được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường.
h. Phải thận trọng và rất hạn chế dùng các cụm từ “Tất cả đều đúng” hay “Tất cả đều sai” làm câu lựa chọn.
i. Nếu câu lựa chọn đúng thì trong các phương án trả lời chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.
i. Nếu câu lựa chọn đúng nhất thì trong các phương án trả lời chỉ có một phương ná đúng nhất, các phương án còn lại nên đều đúng từng phần hay gần đúng.
k. Nếu phần dẫn của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng thì các lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung.
m. Tránh dùng dạng phủ định (không) và không dùng 2 lần phủ định liên tiếp trong một câu trắc nghiệm.

o.Tránh sắp xếp câu trả lời Đ hay Đ nhất nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở mọi câu hỏi.
Ví dụ: Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
1.Hạt được tạo thành do
A. hợp tử sau khi thụ tinh.
B. noãn sau khi được thụ tinh.
C. bầu của nhuỵ
D. Phần còn lại của noãn sau khi thụ tinh.
2. Lực nào đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân ?
A. Lực đẩy của rễ.
B. Lực hút của lá.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
IV. Đề kiểm tra
1. Đề nên bao gồm cả trắc nghiệm chủ quan (TCQ) và trắc nghiệm khách quan (TKQ) theo tỉ lệ thích hợp, ví dụ như:
2. Sự phân bố câu hỏi và điểm cho các nội dung kiểm tra phải căn cứ vào thời lượng của chương trình và của từng nội dung. Chương nào hay, phần nào có số tiết nhiều thì câu hỏi và điểm phải nhiều hơn.
3. Các câu hỏi kiểm tra nên đảm bảo ở ba mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
4. Để đảm bảo phân bố đều nội dung và thang điểm hoặc nhấn mạnh trọng tâm của đề kiểm tra cần lập ma trận cho đề kiểm tra.

5. Việc lập ma trận không chỉ đảm bảo các yêu cầu nêu trên mà còn giúp cho việc soạn đề nhanh hơn, chính xác hơn.
Ma trận cho 1 đề khiểm trá học kì
Trình độ trung bình
Trình độ khá
B. Thảo luận đề kiểm tra theo phiếu học tập số
Nhiệm vụ :
1. Anh (chị) hãy phân tích câu hỏi của đề kiểm tra học kì II lớp 11 của tổ.......Lớp: ................... theo bang sau:
Soạn giáo án kiểm tra đánh giá
Theo ma trận đề thi học kì I, mỗi tổ soạn 1 đề kiểm tra và đáp án.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)