Phuong phap bieu dien thi nghiem

Chia sẻ bởi Võ Văn Đạt | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Phuong phap bieu dien thi nghiem thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

I. VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Biểu diễn thí nghiệm (BDTN) là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức nghiên cứu các hiện tượng sinh học, vì:
Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của HS.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì nó là phương tiện duy nhất giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật.
Thí nghiệm giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng, các quá trình sinh học.
Thí nghiệm do GV biểu diễn là mẫu mực về thao tác, để HS học tập, bắt chước. Dần dần, khi HS tiến hành được thí nghiệm, họ sẽ rèn luyện được kĩ năng thực hành, thí nghiệm.


I. VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
I. VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
TN có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của HS với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau: thông báo, tái hiện, tìm tòi bộ phận, nghiên cứu.
Tóm lại, thí nghiệm được sử dụng để học bài mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức; kiểm tra, đánh giá kiến thức.
Thí nghiệm có thể do GV biểu diễn, hoặc HS tự tiến hành. TN có thể tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài vườn, ruộng hoặc tại nhà.
II. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP BIỄU DIỄN THÍ NGHIỆM-NGHIÊN CỨU
TN được biểu diễn theo logic nghiên cứu thì bản thân nó là nguồn tri thức mới cho HS. Trong trường hợp này TN là điểm xuất phát cho quá trình tìm tòi của HS để đi đến việc hình thành tri thức mới.
Giáo viên
Học Sinh
Hệ thống câu hỏi
Tìm tòi độc lập
Tri thức mới
II. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP BIỄU DIỄN THÍ NGHIỆM-NGHIÊN CỨU
Biểu diễn thí nghiệm
Giáo viên
Học Sinh
Kết luận khái quát, phản ánh bản chất của hiện tượng sinh học.
Quan sát
Phân tích
So sánh
Thiết lập mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả, trả lời câu hỏi.
Như vậy với phương pháp này, HS ở vào vị trí người nghiên cứu, chủ động giành tri thức lĩnh hội tài liệu sâu sắc, đầy đủ hơn.
II. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP BIỄU DIỄN THÍ NGHIỆM-NGHIÊN CỨU
Biểu diễn TN-NC gồm các bước sau:

5. Giúp HS thiết lập các mối quan hệ nhân-quả từ kết quả thí nghiệm
3. Giới thiệu các bước, các thao tác tiến hành TN
1. Giới thiệu đề tài thí nghiệm giúp HS nắm mục đích TN
2. Tổ chức để HS phân tích các điều kiện TN
4. Giới thiệu các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong qúa trình TN
Để HS nắm được mục đích, điều kiện TN, GV nên giới thiệu trước cho HS, nhưng tốt hơn là để HS tự hiểu qua mạn đàm mở đầu.
Quan sàt TN là hoạt động nhận thức tự lực của HS.
Thầy: theo dõi, uốn nắn HS tri giác hiện tượng một cách đúng đắn.
Việc rút ra các kết luận, các mối quan hệ nhân-quả là giai đoạn thu hoạch cuối cùng quan trọng nhất của phương pháp BDTN.

Chúng chính là những tri thức mới mà HS đã rút ra từ sự gia công các tài liệu qua sự quan sát các diển biến TN.
Hoạt động nhận thức của HS để rút ra tri thức mới chính là sự tìm tòi câu trả lời cho những câu hỏi mà giáo viên đặt ra trước, trong hoặc sau khi biểu diễn thí nghiệm.

Giai đoạn vạch ra bản chất của hiện tượng quan sát được, đòi hỏi phát triển ở HS khả năng trừu tượng hóa. Tính tích cực sáng tạo của HS càng lớn nếu HS thảo luận về mục đích thí nghiệm, nêu được các giả thiết khoa học và dự đoán được kết quả có thể xảy ra.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)