Phương pháp xác định giá trị đúng của số dư

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Phúc | Ngày 10/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: phương pháp xác định giá trị đúng của số dư thuộc Cùng học Tin học 5

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ THỦ THUẬT CƠ BẢN
GIÚP HỌC SINH LỚP 4-5 CÓ KỸ NĂNG
XÁC ĐỊNH ĐÚNG GIÁ TRỊ SỐ DƯ TRONG PHÉP CHIA CÓ DƯ
I- THỰC TRẠNG
Trong việc dạy và học về 4 phép tính : Cộng, trừ, nhân, chia thì khi dạy về dạng toán phép chia có dư nói chung (số dư là một só tự nhiên, số dư là một số thập phân) là một nội dung khó nhất. Nhất là ở dạng ; “Giá trị số dư là một số thập phân”. Qua thực tế có những vấn đề tồn tại như sau:
- Đối với giáo viên :
+ Còn nhiều lúng túng trong cách diễn giải sâu sát về bản chất để học sinh dễ nhìn, dễ phát hiện.
+ Giải thích chưa thuyết phục và đơn giản giúp cho học sinh dễ hiểu nhất.
- Đối với học sinh :
+ Còn nhiều nhầm lẫn ở giá trị số dư (nhất là đối tượng học sinh trung bình trở xuống).
Bản thân tôi cũng đã nhiều năm giảng dạy lớp 4-5, tôi cũng đã thử nhiều cách nhưng mỗi cách mà tôi đã vận dụng đều có những mặt tồn tại nhất định về cả giáo viên và học sinh. Sau đó tôi đã tìm tòi và ứng dụng một cách làm tương đối mới hơn và qua quá trình kiểm nghiệm tôi thấy có hiệu quả hơn nhiều so với các cách tôi đã vận dụng trước đó. Tuy rằng đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhưng hôm nay tôi mạnh dạn đưa ra báo cáo trước nhà trường để mong quí thầy cô chúng ta thảo luận, bổ sung nhằm trải nghiệm và vận dụng trong thực tế và tổng kết đánh giá ở cuối năm học 2010 – 2011. Nếu có tính khả thi cao thì sau này sẽ nhân ra ở diện rộng.
II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phân nhóm và liệt kê các dạng thức cơ bản về phép chia có dư trong chương trình bậc Tiểu học:
a. Phân nhóm :
- Lớp 3, 4 : Phép chia có số dư là một số tự nhiên; thương tìm được là một số tự nhiên.
- Lớp 5 : Phép chia có số dư là một số tự nhiên hoặc số thập phân; thương tìm được là một số thập phân (Phần trọng tâm mà tôi đề cập hôm nay là giá trị của thương là một số thập phân).
b. Liệt kê một số dạng thức cơ bản:
* Lớp 4: (Xét trường hợp phép chia có dư)
- Dạng 1: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có một, hai, ba, … chữ số, thương tìm được là một số tự nhiên và số dư là một số tự nhiên.
- Dạng 2 : Chia hai số tự nhiên có tận cùng là các chữ số 0, thương tìm được là một số tự nhiên, số dư là một số tự nhiên.
* Lớp 5 : (Xét trường hợp phép chia có dư)
- Dạng 1 : Chia một số thập phân cho một số tự nhiên (thương tìm được là một số thập phân ; số dư là một số thập phân).
- Dạng 2 : Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (thương tìm được là một số thập phân ; số dư là một số thập phân).
- Dạng 3 : Chia một số tự nhiên cho một số thập phân (thương tìm được là một số thập phân ; số dư là một số thập phân).
- Dạng 4 : Chia một số thập phân cho một số thập phân (thương tìm được là một số thập phân ; số dư là một số thập phân).
2. Cơ sở xác dịnh số dư đúng và cách thử lại của một phép chia có dư.
- Số dư phải luôn luôn bé hơn số chia.
- Cách thử : Số bị chia = thương x số chia + số dư.
3. Một số ví dụ minh chứng và cơ sở nhận xét.
a- Lớp 4 :
- Dạng 1 là dạng toán đơn giản, học sinh có thể dễ dàng nhận biết về giá trị của số dư nên tôi không đề cập đến vấn đề này.
- Dạng 2 đây cũng là một dạng đơn giản nhưng trong thực tế thì đa số học sinh hay bị nhầm lẫn về giá trị của số dư, chẳng hạn :
+ Khi cho học sinh thực hiện các phép tính sau:

Ví dụ
35 : 4 (1)
350 : 40 (2)
3500 : 400 (3)

Cách thực hiện
35 4
03 8
350 40
03 8
3500 400
03 8

Giá trị số dư
3
30
300

Thử lại
8 x 4 + 3 = 35
8 x 40 + 30 = 350
8 x 400 +
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Phúc
Dung lượng: 91,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)